Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng: Cần có sự lan tỏa mạnh mẽ
Sáng 16/12, tại Hà Nội, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030″ và trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ hai.
Theo báo cáo của Bộ VH-TT&DL, văn hóa đọc ở Việt Nam có sự khởi sắc sau khi Đề án được phê duyệt. Năm 2019, hệ thống thư viện công cộng Việt Nam có tổng số 24.080 thư viện, tăng 14% so với năm 2018. Tổng số bản sách trong hệ thống thư viện công cộng là gần 44 triệu bản sách; tổng lượt bạn đọc đến thư viện có sự bứt phá với hơn 47 triệu lượt tăng 31% so với năm 2018.
Đặc biệt, công tác phục vụ người khuyết tật và người khiếm thị trong việc đọc đã được tăng cường. Chỉ riêng trong 2 năm 2018 – 2019, TP Hồ Chí Minh đã phục vụ được hơn 15.000 lượt bạn đọc khiếm thị với 25.000 lượt tài liệu chuyên biệt. Bên cạnh đó, nhiều trại giam đã phối hợp với các thư viện cấp tỉnh thực hiện tốt việc phối hợp mang sách đến cho phạm nhân. Điều này đã góp phần giúp cho nhiều phạm nhân đã thay đổi nhận thức, quyết tâm cải tạo, tu dưỡng.
Cần lan tỏa mạnh mẽ văn hóa đọc trong cộng đồng- ảnh minh họa
Có thể nói, sau 2 năm thực hiện Đề án, văn hóa đọc và các hoạt động của thư viện đã có sự tăng trưởng đáng kể. Trung bình các chỉ số đều tăng từ 10% trở lên, trong đó chỉ số về lượt bạn đọc đến thư viện có sự gia tăng đáng kể. Công tác phục vụ bạn đọc được các thư viện chú trọng, xây dựng thói quen và trang bị kỹ năng đọc, phương pháp đọc, mở các lớp hướng dẫn phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đến sinh viên và học sinh. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, đổi mới nhằm thu hút người dân đến sử dụng nguồn tài liệu, sản phẩm và dịch vụ thư viện.
Khẳng định việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang có những chuyển biến tích cực trong, lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, nhất là quan tâm đến việc đọc cho cả những đối tượng đặc biệt người khiếm thị, phạm nhân… Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho rằng, để Đề án phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, cần sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ương đến địa phương để tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để phát triển văn hóa đọc. Trong đó chú trọng đến đối tượng học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó sử dụng hiệu quả những thành tựu của khoa học công nghệ để phát triển văn hóa đọc lành mạnh, hạn chế những tiêu cực, mặt trái của Internet và mạng xã hội đến công chúng.
Định hướng thực hiện phát triển văn hóa đọc đến năm 2030, tại Hội nghị đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về tầm quan trọng của văn hóa đọc; Hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh xã hội hóa công tác thư viện; Đẩy mạnh xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình phối hợp công tác giữa Bộ VH-TT&DL với các Bộ ở Trung ương, giữa ngành văn hóa với các ngành ở địa phương nhằm tận dụng thế mạnh của các cấp, ngành trong phát triển văn hóa đọc; Tăng cường vai trò của công tác quản lý nhà nước trong việc phát triển văn hóa đọc của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh…
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy khẳng định, Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được thực hiện đã góp phần nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, khơi dậy lòng yêu đọc sách, hình thành thói quen và kỹ năng đọc của người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên. Từ đó tôn vinh văn hóa đọc, tôn vinh tác giả, tác phẩm, góp phần xây dựng, hình thành thói quen đọc, tạo nền- tảng quan trọng cho việc học tập suốt đời của mọi người dân, hình thành xã hội học tập- một mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cũng tại Hội nghị, Bộ VH-TT&DL đã trao Giải thưởng nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho sự phát triển văn hóa đọc trong năm 2019. Theo đó, 17 tập thể, 7 cá nhân đã được Bộ trao Giải thưởng trong dịp này. Đặc biệt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã trao tặng quyển sách “Thời cuộc và Văn hóa” do ông làm tác giả cho 63 thư viện các tỉnh, thành phố và 37 thư viện các trường Đại học trên cả nước, nhằm cụ thể hóa việc lan tỏa văn hóa đọc lành mạnh trong cộng đồng.
DUY LINH
Theo baodansinh
Ngành Y tế triển khai nhiều giải pháp để "giảm tải"
Đã có 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước khám chữa bệnh BHYT đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của BHXH Việt Nam.
Nói về việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, năm 2019, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019- 2025.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp người dân thuận tiện hơn khi tới các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng tiếp tục triển khai Đề án thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) không in phim tại 15 bệnh viện.
Chưa kể, hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia được triển khai đến tất cả các điểm tiêm chủng trên toàn quốc. Hệ thống quản lý thông tin bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm tại 1.761 xã, phường, thị trấn của 33 tỉnh, thành phố.
Ngành Y tế cũng phát triển hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử và tích cực thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin tại trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018- 2020.
Ngày 12/11, Bộ trưởng Y tế cũng đã ban hành Quyết định 5349 phê duyệt Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử.
Ngoài ra, ngành Y tế cũng duy trì ổn định hoạt động của 51 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, 100% các dịch vụ hành chính công được cung cấp ở mức độ 2, triển khai cơ chế một cửa quốc gia.
Tính đến hết tháng 10, Bộ Y tế đã triển khai 10 trong số 24 thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo kế hoạch năm 2019.
Bộ Y tế đã ban hành bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT (Phiên bản số 6) sử dụng tại trên 12.000 cơ sở y tế.
Bộ cũng hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trích chuyển dữ liệu lên Cổng Tiếp nhận dữ liệu thuộc Hệ thống thông tin giám định BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, triển khai đào tạo cho nhân viên các cơ sở y tế. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT, quản lý cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Theo ông Tường, đến nay, 100% các bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong khám, chữa bệnh, đón tiếp người bệnh, bước đầu một số bệnh viện đã ứng dụng bệnh án điện tử, bệnh viện không giấy tờ, bệnh viện không phim.
Phần mềm quản lý khám chữa bệnh BHYT luôn cập nhật các văn bản hướng dẫn hiện hành, văn bản mới về chi phí khám chữa bệnh, danh mục kỹ thuật được áp dụng BHYT, giúp nhân viên y tế dễ dàng trong việc chỉ định y khoa, hạn chế rủi ro do bị xuất toán từ BHYT.
Đến thời điểm hiện tại, đã có 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước khám chữa bệnh BHYT đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của BHXH Việt Nam.
Việc liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT với BHXH cho phép đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ y tế trên toàn quốc và kiểm soát việc cung ứng dịch vụ y tế cho người bệnh, bảo đảm quỹ của người tham gia BHYT được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Qua quản lý trên hệ thống giám định, các giám định viên nắm được các loại thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật các cơ sở khám chữa bệnh đã sử dụng cho người bệnh BHYT.
Được biết, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, tỷ lệ tham gia BHYT đã tăng từ 88,5% năm 2018 lên 89,9% tháng 10/2019. Hiện nay có khoảng 151,308 triệu lượt người khám bệnh, chữa bệnh BHYT, ước chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT là 86.321 tỷ đồng.
Vì thế, ứng dụng công nghệ thông tin là một thành tựu để giúp cho ngành Y tế tiến tới quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, thực hiện liên thông giữa các bệnh viện, giúp người bệnh giảm đi những thủ tục hành chính, bác sỹ điều trị cũng nắm được rõ bệnh lý của bệnh nhân một cách hệ thống.
Hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn chỉnh phương thức thanh toán theo định suất, triển khai thí điểm phương thức thanh toán theo trường hợp bệnh cho một số tỉnh và một số bệnh.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng nghiên cứu đề xuất việc kết nối, hợp tác và phát triển BHYT, sức khỏe thương mại và các gói BHYT bổ sung.
D.Ngân
Theo HQ Online
Lớp đào tạo Y sỹ y học cổ truyền đầu tiên dành cho người khiếm thị 30 học viên khiếm thị đầu tiên trên toàn quốc được đào tạo để trở thành các y sỹ chuyên khám, chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp bằng phương pháp y học dân tộc kết hợp y học hiện đại. Giảng viên hướng dẫn các học viên về các nghiệm pháp thăm khám Hội chứng vai gáy, thoái...