Phát triển tuyến du lịch mới giữa Lào Cai Lai Châu Hà Giang
Ngành du lịch Lào Cai đã phối hợp với ngành văn hóa và du lịch các tỉnh Lai Châu, Hà Giang khảo sát thực địa, đánh giá tiềm năng, hướng đến phát triển sản phẩm du lịch mới ‘Con đường di sản’, kết nối từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie – Bát Xát – Bắc Hà (Lào Cai) đến Xín Mần (Hà Giang).
Điểm nhấn trong hành trình khảo sát du lịch Lào Cai – Lai Châu – Hà Giang là tuyến đường đá cổ Pavie được người Pháp xây dựng từ những năm 20 của thế kỷ trước, có chiều dài hiện tại khoảng gần 20 km, nối từ bản Sang Mà Pho của huyện Phong Thổ, Lai Châu qua đèo gió cao hơn 2.000 m so với mực nước biển sang thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo thuộc huyện Bát Xát của Lào Cai. Hiện tuyến đường này còn khá nguyên vẹn, đi qua những cánh rừng nguyên sinh với vẻ hoang sơ, được các đơn vị lữ hành quan tâm để xây dựng sản phẩm.
Điểm đến Suối Thầu nằm trên cung đường từ huyện Bát Xát (Lào Cai) sang huyện Xín Mần (Hà Giang).
Ông Trần Sơn Bình – Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết: “Chúng tôi đánh giá đây là một trong những chương trình hay cung đường du lịch có nhiều tài nguyên du lịch gắn với ý nghĩa lịch sử, cảnh quan, bản sắc, văn hóa và mang tính kết nối rất tốt. Hy vọng kết quả từ các chuyến khảo sát sẽ là một trong những điều kiện, tiền đề để các địa phương kết nối với đơn vị lữ hành cũng như các khu, điểm du lịch”.
Hợp tác phát triển du lịch Lào Cai – Lai Châu – Hà Giang sẽ mở ra sự liên kết các địa điểm có giá trị thiên nhiên, di sản, văn hóa, lịch sử: Khu chạm khắc đá cổ, nhà trưng bày đá cổ, đường đá cổ Pavie, dinh thự Hoàng A Tưởng, chợ Bắc Hà, di tích danh thắng ruộng bậc thang Sa Pa, Thể Pả, vườn di sản ASEAN… tạo sự liên kết của sản phẩm du lịch, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm du lịch khác trên thị trường.
Khám phá con đường đá cổ Pavi nối hai tỉnh Lai Châu - Lào Cai
Con đường đá cổ Pavi làm từ những hòn đá cuội và những tảng đá lớn. Việc xây dựng con đường được làm hoàn toàn bằng thủ công bởi bàn tay của người dân các bản làng dưới chân núi Nhìu Cồ San.
Video đang HOT
Khám phá con đường đá cổ Pavi nối hai tỉnh Lai Châu - Lào Cai.
Năm 1920, con đường đá Pavi (nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát), bắt đầu được xây dựng. Sau 7 năm, con đường được hoàn thành với tổng chiều dài khoảng 100 km, vượt đèo Gió thuộc dãy Nhìu Cồ San, kéo dài từ huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) tới thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu) ngày nay.
Tuy nhiên, con đường đá cổ hiện nay chỉ còn chiều dài 17 km kéo từ bản Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sang bản Sàng Mà Pho, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Phải từ năm 2017 trở đi, con đường đá cổ này mới được nhiều người biết đến nhờ một số công ty du lịch tại địa phương.
Tuyến đường đá cổ Pavi từng phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản, vũ khí... từ Lào Cai sang Lai Châu thời kỳ Pháp thuộc. Sau hơn 100 năm gần như bị lãng quên, con đường đá cổ được khám phá trở lại với bao trầm tích lịch sử, cảnh đẹp như bước ra từ cổ tích.
Đường đá cổ đi xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh, rừng thảo quả và các dãy núi Nhìu Cồ San kỳ vĩ.
Dọc đường đi, du khách sẽ bắt gặp nhiều con suối, nước rất trong, mát lạnh, có thể là nơi dừng chân để nghỉ ngơi.
Trên đường đi còn có nhiều hoa rừng rất đẹp, vào tháng 4 có hoa đỗ quyên, tháng 9, tháng 10 có hoa sim, hoa mua. Đặc biệt vào cuối tháng 10 sẽ có những dải hoa dã quỳ nở từng vạt dài màu vàng.
Dọc đường đá cổ Pavi Lai Châu là cánh rừng già với hệ thống sinh thái phong phú.
Điểm check-in lý tưởng của du khách.
Tuyến đường đá cổ Pavi phù hợp với mọi lứa tuổi ưa thích khám phá thiên nhiên. Đường đi không quá dốc và đi qua nhiều diện tích rừng có những cây cổ thụ được nhân dân và cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát gìn giữ, bảo vệ.
Nhìu Cồ San mùa cây thay lá như chốn thần tiên Những cánh rừng già nguyên sơ đẹp như cổ tích hiện ra trước mắt blogger Hoàng Thùy Dương trong chuyến trekking Nhìu Cồ San mùa cây thay lá. Nhìu Cồ San là ngọn núi cao thứ 9 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Núi nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng...