Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ là một trong 5 lĩnh vực quan trọng được thực hiện trong các trường mầm non.
Bằng nhiều hoạt động khác nhau, giáo viên giúp cho trẻ có ý thức hơn về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp với chuẩn mực; phát triển các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội…
Học sinh lớp mầm Trường mầm non Hóa An (TP. Biên Hòa) đang thực hành bóc vỏ trứng. Ảnh: Hải Yến
Để trẻ có thể phát triển tốt, cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” – giáo viên rèn kỹ năng cho trẻ nhưng về nhà cha mẹ lại “bao” hết mọi việc cho con.
* Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ
Trẻ 3-4 tuổi có thể làm được việc gì để tự phục vụ mình? Có lẽ rất nhiều phụ huynh đều mặc nhiên cho rằng trẻ ở độ tuổi này chưa thể tự làm được gì để phục vụ mình. Mọi sinh hoạt của trẻ từ vệ sinh cá nhân, ăn uống, ngủ nghỉ… đều phụ thuộc vào cha mẹ, do cha mẹ phụ trách.
Ngược lại với thực tế ở nhà, tại trường mầm non, các cô giáo có nhiệm vụ hướng dẫn, khuyến khích trẻ các kỹ năng phù hợp với độ tuổi để có thể tự phục vụ mình.
Một buổi học của lớp mầm Trường mầm non Hóa An (P.Hóa An, TP.Biên Hòa), cô Trần Thị Hà mang theo rất nhiều trứng gà đã luộc sẵn. Trong buổi học này, cô hướng dẫn cho trẻ kỹ năng tự bóc vỏ trứng gà. Thời gian một tiết học chỉ khoảng 15 phút, ngoài phần “nhập đề”, cô giáo phải nhắc nhở để trẻ ghi nhớ việc rửa sạch tay trước khi bóc trứng, làm mẫu và hướng dẫn trẻ cách bóc trứng, sau đó đến phần thực hành của trẻ. Bé nào cũng vui vẻ, hào hứng với “công việc” này.
Tiết học nêu trên là một nội dung trong hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội. Theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25-7-2009 của Bộ GD-ĐT ban hành chương trình giáo dục mầm non có 5 lĩnh vực giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện gồm: thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm – kỹ năng xã hội, ngôn ngữ. Trong đó, lĩnh vực phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội hiện đang được các trường mầm non đẩy mạnh thực hiện. Lĩnh vực này cũng phù hợp với chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm mà bậc giáo dục mầm non đã thực hiện suốt 5 năm qua.
Video đang HOT
Có 2 nội dung chính thuộc lĩnh vực này gồm: phát triển tình cảm (giúp trẻ ý thức về bản thân; nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh); phát triển kỹ năng xã hội (giúp trẻ xây dựng hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi; trẻ có kỹ năng tự phục vụ…). Với việc phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, trẻ có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết tình huống của đời sống hằng ngày.
Bà Trương Thị Thủy Ngân, Trưởng phòng Nghiệp vụ 2 (Sở GD-ĐT) cho biết: “Nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội được lồng ghép trong tất cả các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hằng ngày. Trong đó, hoạt động giờ chơi ngoài trời hỗ trợ rất tốt cho trẻ phát triển những kỹ năng, tình cảm này. Ngoài ra, hoạt động chơi ngoài trời còn giúp trẻ tăng cường thêm các kỹ năng như: phối hợp, giao tiếp… Đối với những nội dung, kỹ năng trẻ không được trải nghiệm, tiếp xúc hằng ngày (như: kỹ năng nhận biết hỏa hoạn và thoát hiểm; kỹ năng xử lý tình huống khi trẻ bị lạc…) thì nhà trường sẽ tổ chức thành hoạt động học”.
Hiện nay, Sở GD-ĐT có quy định mỗi tháng, các trường mầm non phải tổ chức 2 hoạt động học có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống. Đây là một hoạt động có thể hỗ trợ tốt cho phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ.
* Cần sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường
Cô Tăng Thị Lan, Hiệu trưởng Trường mầm non Hóa An cho biết, ngay đầu năm học, nhà trường đã tổ chức chuyên đề phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. Trong đó, tùy theo lứa tuổi, giáo viên của trường đã hướng dẫn trẻ làm các công việc hằng ngày như: nhặt rau, bóc trứng, tự gấp quần áo, giúp cô bày bàn ăn, giúp cô dọn dẹp góc hoạt động… Chuyên đề này giúp trẻ thể hiện được khả năng của mình trong tương tác xã hội với cô giáo, bạn bè, gia đình…
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hoặc có giáo dục thì cũng không thường xuyên, bài bản. Cụ thể, cha mẹ chủ yếu vẫn làm hộ cho con thay vì hướng dẫn, giải thích cho trẻ hiểu và làm theo. “Tâm lý cha mẹ lúc nào cũng cảm thấy con mình còn bé bỏng, không thể tự làm được mọi việc. Vì thế mà tạo cho trẻ thói quen ỷ lại, không cần làm và cũng không biết làm. Do đó, nhà trường phải có vai trò tuyên truyền đến phụ huynh về việc hình thành kỹ năng sống cho con. Có như vậy mới tránh được tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong giáo dục trẻ” – cô Lan bày tỏ.
Bên cạnh việc tăng cường phối hợp với gia đình, nhà trường cần phải chủ động tạo môi trường để trẻ được trải nghiệm, qua đó phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, trong đó môi trường ở nhà trường phải theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, tạo cho trẻ biết cách giải quyết vấn đề. Đồng thời, môi trường đó cũng phải thân thiện với trẻ, giúp trẻ thấy tự tin, thoải mái.
Hiện nay, khó khăn mà các trường mầm non đều đang gặp phải trong hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ là: số lượng trẻ trong các lớp đông nên khó tổ chức các hoạt động nhóm. Cùng với đó, cộng đồng, gia đình ít tham gia vào các hoạt động của nhà trường; nhận thức của cộng đồng và địa phương còn hạn chế; công tác phối hợp chưa được tiến hành thường xuyên, đồng bộ.
Bước chuẩn bị cần thiết cho trẻ để bước vào lớp 1
Nếu đến 6 tuổi, trẻ không đạt được mức độ phát triển kỹ năng xã hội cần thiết, tối thiểu, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học tập ở tiểu học, bởi đây là quá trình mà trẻ chuyển giai đoạn từ hoạt động chủ đạo là chơi sang hoạt động chủ đạo là học.
Khó khăn lớn nhất mà trẻ gặp phải trong giai đoạn này chính là học cách hòa nhập với môi trường mới, hoạt động mới, quá trình tuân thủ các nền nếp học tập… Do vậy, việc chuẩn bị tốt các kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là tiền đề quan trọng để trẻ tự tin và thành công khi bước vào lớp 1.
Các kỹ năng xã hội cần thiết để trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1 gồm: tự tin, mạnh dạn; tự phục vụ bản thân; thích ứng, chấp nhận sự khác biệt; tự bảo vệ; hợp tác; giao tiếp; nhận thức xã hội; tuân thủ các quy định trường lớp, biết làm theo cô giáo.
Giáo dục mầm non Nam Định: Chú trọng giáo dục toàn diện
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học quan trọng giúp trẻ sớm phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ.
Cô và trò Trường Mầm non Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định).
Đặc biệt với trẻ 5 tuổi, đây là giai đoạn tiền học đường, đặt nền tảng lâu dài cho việc học của trẻ sau này. Để đạt hiệu quả cao, nhiều trường nỗ lực thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học.
Phát triển toàn diện
Nhà giáo Lại Trọng Hiếu, Trưởng phòng GD&ĐT Nghĩa Hưng (Nam Định) cho biết: Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho trẻ 5 tuổi trước ngưỡng cửa lớp 1 Chương trình SGK mới, phòng GD&ĐT đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, GV. Đến nay tất cả cơ sở GDMN trên địa bàn huyện đều có điều kiện vật chất trường lớp, bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ. 26 trường MN trong huyện đều quán triệt thực hiện đổi mới tích cực trên tinh thần tham khảo nội dung SGK lớp 1 mới để HS sớm làm quen, không bị bỡ ngỡ khi vào học.
Để triển khai hiệu quả công tác nuôi dạy trẻ, các trường GD trẻ theo quan điểm toàn diện, tích hợp. Trong đó chú trọng tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá đúng theo tinh thần đổi mới của SGK. Các trường đã đẩy mạnh sự tương tác giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với gia đình và giáo viên; chú trọng GD hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi. Đến nay, 100% trường MN trong huyện Nghĩa Hưng thực hiện các chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường MN" và "Xây dựng môi trường GDMN lấy trẻ làm trung tâm".
Nhà giáo Lại Trọng Hiếu cho biết thêm: Đến nay, các nhà trường đều đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng đủ phòng học, tăng diện tích sân chơi, sân cỏ. Nhiều trường đã cải tạo làm mới vườn trường, bổ sung đồ chơi tự tạo ngoài trời, trồng thêm cây xanh bóng râm, bổ sung đủ đồ dùng, dụng cụ, phương tiện chăm sóc, nuôi dưỡng GD trẻ và thiết bị phòng học. 100% trường học đã xây dựng môi trường giao tiếp thân mật giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ; xây dựng các mối quan hệ thân thiện trong nhà trường, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Tất cả cùng cố gắng
Buổi học ngoài trời của HS Trường MN Nam Lợi, huyện Nam Trực (Nam Định). - Ảnh: TG
Nhà giáo Vũ Thế Hưng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu chia sẻ: "Chúng tôi yêu cầu mỗi GV phối hợp với cha mẹ của trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức, hình thức tổ chức trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ ở lớp cũng như trong gia đình. GV cũng phải thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về cách nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ tới các bậc cha mẹ và cộng đồng xã hội. Qua đó, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử. Đặc biệt, các cô phải hiểu, nắm rõ những nội dung đổi mới của SGK lớp 1 để từng bước lồng ghép giúp HS làm quen", ông Hưng trao đổi.
Xác định GDMN giúp trẻ em phát triển hài hòa cả về tinh thần và vật chất, từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu chỉ đạo các trường MN trên địa bàn triển khai những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ 5 tuổi. Trong đó, tập trung nâng cao trình độ chuyên môn của GV, tích cực huy động xã hội hóa GD; nghiêm túc thực hiện nuôi dạy trẻ theo Bộ chuẩn MN do Bộ GD&ĐT quy định. Bên cạnh công tác GD, chăm sóc trẻ, các trường học còn tạo mọi điều kiện cho GV, đặc biệt GV dạy lớp 5 tuổi được tham gia các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Giờ chơi của cô trò Trường MN xã Hải Anh, huyện Hải Hậu (Nam Định).
Cô Kim Anh, Hiệu trưởng Trường MN xã Hải Lý, huyện Hải Hậu tâm sự: Nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dạy trẻ, đặc biệt để các em làm quen với Chương trình SGK mới, ban giám hiệu nhà trường quán triệt tới GV phấn đấu làm sao để các con được tiếp cận tốt nhất khi vào lớp 1. Những nỗ lực của các cô đã được đền đáp.
Theo phản hồi của trường tiểu học, các em đều làm quen nhanh với nội dung SGK mới. Điều này phản ánh thực tế trường MN đã và đang thực hiện có hiệu quả mối quan hệ với trường tiểu học. Mối quan hệ này được xây dựng trên cơ sở chia sẻ, giúp đỡ cùng hướng đến mục đích chung là nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để các em vào học lớp 1 với tâm thế tốt nhất.
"Trong năm học này, chúng tôi chú trọng vào việc dạy học đáp ứng yêu cầu Chương trình GD phổ thông mới. Bộ GD&ĐT đã xây dựng tài liệu hướng dẫn, triển khai tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và GV cốt cán.
Trong đó ban hành 2 cuốn cẩm nang hướng dẫn cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ MN. Nhiều địa phương đã triển khai tập huấn những nội dung này cho đội ngũ cán bộ quản lý và GV trong các cơ sở GDMN (Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thái Bình, Kon Tum, Gia Lai...)". PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT)
Trẻ thích thú vào bếp trong Ngày hội dinh dưỡng 'Con được làm đầu bếp, được bán rau. Chiều nay về nhà, con sẽ được ăn món rau sạch tại trường con làm. Con rất thích', bé Ái Nhi thích thú. Học sinh lớp lá 1 Trường mầm non Bé Ngoan (Q.1, TP.HCM) thích thú vào bếp trong Ngày hội dinh dưỡng - Ảnh: THẢO THƯƠNG Ngày 16-10, Trường mầm non Bé Ngoan...