Phát triển sản xuất quy mô hàng hóa lớn
Đồng Nai là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước khi thuộc tốp đầu về tổng đàn gia súc, gia cầm.
Về lĩnh vực trồng trọt, tỉnh có thế mạnh phát triển cây công nghiệp và cây ăn trái với những cây trồng có diện tích lớn nhất trong cả nước.
Dự án Cánh đồng lớn ca cao do Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức (H.Định Quán) đầu tư đã hình thành những vùng chuyên canh ca cao sạch, sản phẩm chế biến xuất khẩu tốt vào những thị trường khó tính. Ảnh: B.Nguyên
Tỉnh đang tập trung phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại, hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn hướng đến sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao để cạnh tranh tốt khi bước vào sân chơi quốc tế.
* Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa
Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, chăn nuôi công nghiệp chiếm 70% trên tổng đàn heo; chiếm khoảng 60% trên tổng đàn gà; cả nước xây dựng được ít nhất 20 vùng chăn nuôi an toàn cấp huyện…
Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển ngành chăn nuôi đạt và vượt những mục tiêu của chiến lược phát triển chăn nuôi trong giai đoạn mới đặt ra. Hiện tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh đạt trên 2,48 triệu con, tăng gần 4,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng đàn gia cầm đạt trên 26 triệu con, tăng 10,65% so cùng kỳ. Với sản phẩm heo, gà, chăn nuôi công nghiệp đều chiếm hơn 90% tổng đàn.
Video đang HOT
Tỉnh cũng đi đầu cả nước trong xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, 5 huyện được chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh trên gà đối với bệnh cúm và bệnh Newcastle. Chăn nuôi heo đã hình thành được 3 vùng GAHP (Quy trình thực hành chăn nuôi tốt) tại các huyện: Thống Nhất, Xuân Lộc và TP.Long Khánh. Toàn tỉnh đã triển khai xây dựng được 42 cơ sở giết mổ động vật theo quy hoạch giết mổ tập trung được đầu tư dây chuyền giết mổ hiện đại, an toàn. Tính đến hết năm 2019, Đồng Nai duy trì khoảng 18,6% sản lượng heo, 27% sản lượng gà đạt tiêu chuẩn VietGAHP có mặt trên thị trường. Ngành chăn nuôi của tỉnh đang tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, quy mô đàn heo của Đồng Nai chiếm tỉ trọng cao trong tổng đàn heo cả nước. Đồng Nai có rất nhiều lợi thế để tái đàn, tăng đàn như: có tổng đàn nái, trong đó có đàn giống cụ kỵ cao là nguồn tài nguyên rất lớn về nguồn giống cung cấp ra thị trường. Tỉnh có nhiều cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; là một trong những tỉnh đi đầu trong triển khai truy xuất nguồn gốc và xây dựng các chuỗi liên kết chăn nuôi an toàn… Đồng Nai cần tiếp tục cơ cấu lại hoạt động chăn nuôi, ưu tiên phát triển mô hình trang trại quy mô lớn, đảm bảo an toàn sinh học nhằm góp phần đảm bảo sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong cả nước.
* Vùng chuyên canh gắn với chế biến
Toàn tỉnh hiện có hơn 100 ngàn ha cây công nghiệp và gần 70 ngàn ha cây ăn trái. Trong đó, có nhiều đặc sản trái cây có diện tích thuộc tốp đầu cả nước và đã hình thành được những vùng chuyên canh như: chuối gần 11,9 ngàn ha, xoài trên 12,5 ngàn ha, sầu riêng gần 7 ngàn ha, chôm chôm gần 10,2 ngàn ha…
Theo Phó giám đốc Sở NN-PTNT Lê Văn Gọi, thời gian qua, tỉnh rất quan tâm triển khai chương trình hỗ trợ người dân sản xuất theo quy trình an toàn. Đến nay, toàn tỉnh có gần 1,2 ngàn ha cây trồng đạt chứng nhận GAP. Toàn tỉnh có 105 mã số vùng trồng với diện tích gần 22 ngàn ha đối với 6 loại cây trồng gồm: chuối, mít, thanh long, xoài, chôm chôm, chanh và 41 mã số cơ sở đóng gói.
Vùng chuyên canh chuối cấy mô tại xã Thanh Bình, H.Trảng Bom xuất khẩu tốt, mang lại lợi nhuận cao
Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh xây dựng được 151 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ với 93 chuỗi trồng trọt, 52 chuỗi chăn nuôi, 2 chuỗi thủy sản, 4 chuỗi lâm nghiệp. Trong đó, có 17 dự án cánh đồng lớn được UBND tỉnh phê duyệt; 45 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận với 308 điểm bán các sản phẩm và 89 chuỗi được hình thành do các doanh nghiệp, HTX và nông dân chủ động thực hiện.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đầu tư về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông; đầu tư mở rộng chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (H.Thống Nhất); các cụm công nghiệp chế biến nông sản như: Cụm công nghiệp chế biến nông sản Long Giao (H.Cẩm Mỹ), Cụm công nghiệp Phú Túc (H.Định Quán) để phát huy hiệu quả của chương trình liên kết vùng trong tiêu thụ, chế biến nông sản.
* Tạo môi trường phát triển sản xuất lớn
Góp ý vào định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô hàng hóa lớn, bền vững, GS-TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) chỉ ra, tình trạng “giải cứu” nông sản là do sản lượng nông sản tăng rất nhanh, nhất là các loại rau củ, trái cây có tính thời vụ cao. Trong khi đó, quan hệ sản xuất lại chậm thay đổi, đặc biệt là trong tổ chức liên kết, sản xuất vẫn trên nền tảng manh mún, nhỏ lẻ. Sản xuất chưa căn cứ trên nhu cầu thị trường hiện đang là điểm rất yếu của nông dân. Mỗi vùng, mỗi địa phương cần định hướng quy hoạch và nông dân cần tôn trọng quy hoạch đó vì nó được tính toán trên cơ sở khoa học.
Theo GS-TS Nguyễn Hồng Sơn: “Đồng Nai có nhiều lợi thế về đất đai, giao thông và gần các cảng biển để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Tỉnh cần tạo môi trường thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản gắn với việc hình thành các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho chế biến gắn với đầu tư khu bảo quản, kho trữ nguyên liệu cho chế biến để khắc phục tính chất thời vụ của nông sản”.
Khát vọng đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, ông Đào Duy Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ giáo dục 3A (TP.HCM) đã hợp tác với Đồng Nai triển khai đề án phát triển bền vững nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Israel. Mục tiêu của đề án nhằm đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng công nghệ của Israel vào sản xuất những nông sản thế mạnh của Đồng Nai với quy mô hàng hóa lớn theo chuỗi giá trị khép kín, có thương hiệu.
Ông Đào Duy Bình chia sẻ: “Tôi muốn nông dân Việt Nam là đội ngũ nông dân trí thức, làm giàu. Một điểm rất quan trọng là phải sản xuất theo nhu cầu không chỉ của thị trường nội địa mà phải đi theo nhu cầu tiêu dùng của thế giới, nghĩa là thế giới cần gì thì mình sẽ đáp ứng đúng nhu cầu, đúng thời điểm thì mới tạo nên giá trị cao”.
Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm chế biến thủy sản hàng đầu thế giới
Theo đề án Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Báo Tiền Phong thông tin cho biết quan điểm và định hướng là phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản quy mô hàng hóa lớn, hiện đại, an toàn, hiệu quả và bền vững; là trung tâm và động lực cho phát triển chuỗi giá trị thủy sản; gắn với kế hoạch thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chiến lược phát triển ngành thủy sản; nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế để sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm CBTS toàn cầu.
Mục tiêu là phát triển CBTS hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm CBTS và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Vào năm 2030, Việt Nam đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới về chế biến thủy sản. Ảnh minh họa
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản chế biến đạt trên 6%/năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến giá trị gia tăng đạt trung bình trên 40%, trong đó: tôm đạt 60%, cá tra 10%, cá ngừ 70%, mực và bạch tuộc 30% và thủy sản khác đạt 30%.
Trên 70% số lượng cơ sở CBTS xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên. Hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp CBTS hiện đại, có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới.
Giá trị CBTS tiêu thụ nội địa đạt 40.000-45.000 tỷ đồng; góp phần vào giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 14-16 tỷ USD. Đề án có 6 dự án, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện với tổng kinh phí 420 tỷ đồng.
Theo báo Dân Trí để đạt được những mục tiêu trên, đề án đề ra các nhiệm vụ cần thiết như tổ chức thực hiện việc kiểm soát và phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; tuân thủ các điều kiện, quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế; đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ, gian lận thương mại.
Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, hình thành các tập đoàn, công ty chế biến thủy sản lớn có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới; nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; nâng cao năng lực chế biến, trình độ công nghệ đối với các cơ sở chế biến tiêu thụ thủy sản trong nước, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chế biến thủy sản.
Đề án cũng nêu việc đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cá ngừ, rong tảo biển và phụ phẩm; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao phục vụ ngành thực phẩm, hóa dược.
"Phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản, tổ chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến...", một nội dung trong đề án được phê duyệt cho hay.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ngọc Lặc bảo đảm hoạt động an toàn, thông suốt Không để dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến việc phục vụ khách hàng, bảo đảm hoạt động ngân hàng được an toàn, thông suốt; khơi thông và gia tăng các nguồn vốn của địa phương cũng như các nguồn vốn khác; hỗ trợ giải ngân giúp người nghèo, đối tượng chính sách khác đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh để tạo việc...