Phát triển Sâm Việt Nam mang thương hiệu sản phẩm quốc gia
Chiều 15/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo xây dựng chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng năm 2045.
Sâm Ngọc Linh được xem như “Quốc bảo” của Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết: Xây dựng và phát triển Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tăng thu nhập cho người làm rừng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc phát triển thương hiệu Sâm Việt Nam phải bám sát yêu cầu là thương hiệu quốc gia, có giá trị vượt trội, ưu việt; tiếp tục thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp có tiềm lực, công nghệ, kinh nghiệm tham gia trồng, chế biến Sâm; khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết, trong đó có liên kết, hợp tác với nông dân, bảo đảm sinh kế cho người dân.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sâm Việt Nam là loại dược liệu quý, hiếm, với những công dụng đặc biệt mà ít loài cây dược liệu có được. Hiện nay, một số địa phương đã nuôi trồng, phát triển Sâm, trong đó chủ yếu là sâm Ngọc Linh được trồng ở tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, với hơn 6.000 ha. Một số địa phương đã tập trung chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường tiêu thụ trong nước. Hoạt động gây trồng, phát triển sâm bước đầu đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa; đồng thời cải thiện hạ tầng, góp phần xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc tiêu thụ, chế biến Sâm còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh như: Thiếu quy hoạch phát triển nguồn nhiên liệu, thiếu nguồn giống đảm bảo chất lượng; thiếu cơ sở chế biến sâu, công tác quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu còn hạn chế… Hội thảo được tổ chức nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, loài cây đặc hữu có giá trị kinh tế cao.
Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Liên, Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Sâm Ngọc Linh cho rằng: Từ khi được gọi là Quốc bảo, cây Sâm Ngọc Linh không chỉ là đối tượng cây trồng đơn thuần trong danh mục trồng trọt của nông nghiệp Việt Nam, mà đã trở thành đối tượng đặc biệt, được bảo vệ đặc biệt. Tuy nhiên, hiện cây Sâm Ngọc Linh mới chỉ được khai thác như một đối tượng kinh tế chứ chưa được nhìn nhận như một Quốc bảo.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Thu Liên kiến nghị, nguồn gen giống gốc Sâm Ngọc Linh bản địa cần phải được bảo tồn để không bị lai tạp; nhanh chóng xây dựng một chiến lược thương hiệu quốc gia cho Sâm Ngọc Linh, khuyến khích và đầu tư nguồn lực Nhà nước cho việc ra đời những siêu phẩm chiết xuất, chế biến từ Sâm Ngọc Linh có giá trị và công dụng vượt trội; có chính sách khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng… Đồng thời, trước khi mở rộng vùng trồng cây sâm Ngọc Linh cần phải xây dựng hồ sơ lý lịch tư pháp và sinh học đặc biệt được số hóa và mã hóa cho loại cây này.
Tại Quảng Nam, sau khi Đề án bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh được Chính phủ thông qua, tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương và cơ chế chính sách để bảo tồn, phát triển cây Sâm Ngọc Linh. Nhờ vậy, bước đầu đã góp phần bảo tồn nguồn giống gốc, tạo ra nguồn giống đáng kể cung ứng cho nhân dân và doanh nghiệp sản xuất. Diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh được xác định là 15.567 ha. Đến nay, 20 doanh nghiệp và người dân đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng trồng Sâm Ngọc Linh với trên 1.600 ha. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh và sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh chưa có chương trình, định hướng cụ thể, chưa tạo ra sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các nguồn lực. Do vậy, việc đề xuất xây dựng “Chương trình phát triển sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) tại Quảng Nam giai đoạn 2022 – 2030 và định hướng đến 2045″ là rất cần thiết.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: Cần phát triển cây Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) thành ngành công nghiệp sản xuất đạt thương hiệu sản phẩm quốc gia và đưa ngành sản xuất, chế biến sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh) trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Quảng Nam phấn đấu đến năm 2045 trở thành trung tâm cung ứng Sâm Ngọc Linh trên toàn quốc; sản xuất, cung ứng cây giống Sâm Ngọc Linh, sâm nguyên liệu và các sản phẩm chế biến từ Sâm, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất Sâm có thể cạnh tranh ngang với Hàn Quốc.
Tỉnh Quảng Nam đề xuất các bộ, ngành tham mưu Chính phủ sớm ban hành Chương trình phát triển Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam); đồng thời có những cơ chế hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp trồng, sản xuất, chế biến các sản phẩm từ Sâm núi Ngọc Linh; hỗ trợ xây dựng Bộ tiêu chuẩn sản xuất giống, trồng, thu hoạch… phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo điều kiện cho Sâm Ngọc Linh tiếp cận với thị trường thế giới.
Đồng thời, có cơ chế chính sách riêng đủ mạnh về tín dụng đối với việc đầu tư phát triển Sâm Ngọc Linh nói riêng và các loại dược liệu khác nói chung. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, cơ sở pháp lý để xác nhận cây Sâm Ngọc Linh hiện trồng ở Quảng Nam là Sâm nuôi trồng nhân tạo (không phải là sâm tự nhiên trong phụ lục của CITES); định hướng về chủ trương trồng Sâm Ngọc Linh và dược liệu dưới tán rừng.
Khởi động Dự án quản lý cảnh quan rừng bền vững tại Lâm Đồng và Đắk Nông
Ngày 3/6 tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo khởi động Dự án "Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông".
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh tuyên bố Khởi động Dự án.
Đây là Dự án do Liên minh châu Âu tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), có trị giá 5 triệu euro, triển khai trong giai đoạn 2022-2026.
Tại hội thảo, đại diện của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã báo cáo tổng quan về Dự án gồm: Mục tiêu chính của Dự án nhằm tăng cường tính bền vững về môi trường, an sinh xã hội, khả năng chống chịu và thích ứng của hệ thống sản xuất nông nghiệp và các chuỗi cung ứng của vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường hệ sinh thái, bao gồm giảm mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái ưu tiên, giảm phát thải khí nhà kính; cải thiện sinh kế cho nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm cả người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các chuỗi giá trị nông lâm nghiệp và du lịch sinh thái; nâng cao tính bền vững trong sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp thông qua cải thiện các khâu như thực hành canh tác, tổ chức sản xuất và phát triển các chuỗi cung ứng minh bạch và giảm thiểu trung gian.
Dự án sẽ thí điểm cách tiếp cận cảnh quan không gian mất rừng tại 4 huyện Đắk Klong, Đắk R'lấp của tỉnh Đắk Nông cùng Di Linh và Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng với tổng vốn tài trợ không hoàn lại là 5 triệu euro, còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ.
Ông Jesus Lavina, Tham tán thứ Nhất, Phó trưởng ban hợp tác của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, ông Jesus Lavina, Tham tán thứ Nhất, Phó trưởng ban Hợp tác của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam mong muốn tiếp tục được thảo luận chuyên sâu với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp cũng như các đối tác có mặt tại đây, nhằm góp phần quản lý, phát triển bền vững diện tích rừng hiện có, bảo vệ phục hồi rừng, tạo ra việc làm bền vững cho người dân, tạo ra các giá trị gia tăng cho các sản phẩm; tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội bao trùm; tăng diện tích che phủ rừng; giải quyết tình trạng mất rừng và độ che phủ rừng...
Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng Đại diện Thường trú văn phòng UNDP tại Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo.
Ông Patrick Haverman - Phó trưởng Đại diện Thường trú văn phòng UNDP tại Việt Nam đánh giá, dự án này là cách tiếp cận bao trùm về cách thức để phát triển rừng bền vững và không gây mất rừng tại khu vực Tây Nguyên. Hội thảo là cơ hội để mọi người kết nối, tìm hiểu thêm về các dự án tương tự mà các nước châu Âu đang hỗ trợ...
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S, trong nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chung khôi phục rừng Tây Nguyên ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và phát triển rừng trong thực hiện kế hoạch tăng trưởng xanh, kế hoạch hành động của REDD của tỉnh; Việc hợp tác của các tổ chức quốc tế và sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện để triển khai Dự án tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông là rất cần thiết .
Kết thúc cuộc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, Bộ cùng các địa phương, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên cần xác định là còn rất nhiều việc phải làm đối với lĩnh vực lâm nghiệp. Phải có hành động rất cụ thể cho từng năm, cho từng giai đoạn. Từng hành động rất căn cơ, bài bản và thường xuyên có đánh giá, có điều chỉnh giải pháp để thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá rất cao cách tiếp cận của dự án, rất mới và toàn diện do UNDP và EU tài trợ. Mục tiêu là giữ được rừng, không để mất rừng nhưng tạo được sinh kế cho người dân, cho người sống với rừng, giữ rừng bằng những hoạt động sản xuất bền vững, tiên tiến và thông minh...
Công bố kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh Sáng 11/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức họp báo công bố kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ chỉ số năm 2021. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN Cuộc họp được tổ chức theo hình thức...