Phát triển ô tô ‘nội’, Thổ Nhĩ Kỳ mạnh tay đánh thuế xe nhập khẩu
Giá bán ô tô nhập khẩu tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng cao sau khi chính phủ nước này công bố sắc lệnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt xe nhập khẩu lên mức 80 – 220% tùy theo dung tích động cơ.
Thổ Nhĩ Kỳ mạnh tay đánh thuế ô tô nhập khẩu
Theo Bloomberg, để tạo điều kiện cho ngành sản xuất ô tô trong nước có cơ hội cạnh tranh, phát triển Thổ Nhĩ Kỳ vừa quyết định tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe nhập khẩu.
Cụ thể, ô tô nhập khẩu có dung tích động cơ 1.6 lít phân phối tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 80% thay vì chỉ 60% như trước đây. Mức thuế này đối với ô tô dùng động cơ 2.0 lít sẽ tăng từ 100% lên 130%, trong khi các xe có dung tích động cơ lớn hơn sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 220% (trước đây chỉ 160%).
Ô tô nhập khẩu có dung tích động cơ 1.6 lít tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 80% thay vì chỉ 60% như trước đây
Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ áp dụng đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc, trong khi xe sản xuất, lắp ráp trong nước vẫn giữ nguyên mức thuế như trước đây. Động thái này của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mục đích hạn chế sự bành trướng của xe nhập khẩu, qua đó tạo điều kiện cho ô tô “nội” có cơ hội cạnh tranh, phát triển và giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.
Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đẩy giá bán ô tô nhập khẩu tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng cao. Erol Sahin, Tổng giám đốc Công ty tư vấn ô tô EBS, cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ lại một lần nữa đánh thuế ô tô cao nhất trên thế giới”. Thực tế chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch tăng thuế các mặt hàng nhập khẩu trong đó có ô tô từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp sản xuất trong nước phát triển.
Video đang HOT
Doanh số bán ô tô du lịch tại Thổ Nhĩ Kỳ trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt 273.022 tăng 58,9% so với cùng kỳ năm ngoái
Theo một báo cáo gần đây của Daily Sabah, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất gần 19% giá trị từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, lãi suất cho vay mua ô tô giảm giúp doanh số bán ô tô tại Thổ Nhĩ Kỳ tính từ tháng 1 – 7.2020 tăng 387,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh số bán ô tô du lịch đạt 273.022 tăng 58,9%.
Cùng với việc tăng thuế, giá ô tô nhập khẩu cũng như lắp ráp tại Thổ Nhĩ Kỳ đang có xu hướng gia tăng sau khi hoạt động sản xuất của các nhà máy bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nguồn cung phần nào hạn chế.
Ô tô nhập khẩu sụt giảm, xe lắp ráp trong nước 'thừa thắng, xông lên'
Lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi những ưu đãi về chính sách giảm thuế, phí... đang tạo động lực giúp xe lắp ráp trong nước "thừa thắng xông lên" chiếm lĩnh thị trường.
Tháng 7.2020, các DN kinh doanh ô tô tại Việt Nam nhập khẩu hơn 4.700 ô tô các loại ẢNH: ĐÌNH TUYÊN
Bất chấp nỗ lực "gượng dậy" trong tháng 7.2020, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam với phần lớn các mẫu mã sản xuất từ Thái Lan, Indonesia... đang có xu hướng chậm lại và hoàn toàn bị xe lắp ráp trong nước áp đảo trên thị trường
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7.2020 các doanh nghiệp (DN) kinh doanh ô tô tại Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 4.760 xe ô tô nguyên chiếc các loại, với tổng kim ngạch đạt 107,7 triệu USD. So với tháng 6.2020, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng 34% tương đương 1.208 xe, trong kinh ngạch nhập khẩu tăng 10%.
So với cùng kỳ năm ngoái, ô tô nhập khẩu trong tháng 7.2020 giảm tới 47,5% về lượng và giảm 47,4% về giá trị
Như vậy, sau 2 tháng liên tiếp sụt giảm, ô tô nhập khẩu đang cho thấy sự gượng dậy. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, ô tô nhập khẩu giảm tới 47,5% về lượng và giảm 47,4% về giá trị.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến tình hình sản xuất ô tô từ các nhà máy nước ngoài cung cấp cho thị trường Việt Nam bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam từ nửa cuối tháng 7.2020 cũng khiến hoạt động nhập khẩu ô tô của các DN bị chậm lại. Ngoài ra, từ tháng 7.2020, một số mẫu mã vốn bán chạy như Honda CR-V, Mitsubishi Xpander cũng chuyển dần sang lắp ráp trong nước.
Cộng dồn 7 tháng đầu năm 2020, cả nước nhập khẩu tổng cộng 44.973 ô tô nguyên chiếc các loại
Xét về nguồn gốc xuất xứ, nguồn cung ô tô nhập khẩu chủ yếu cho Việt Nam trong tháng 7.2020 vẫn đến từ Thái Lan và Indonesia. Cụ thể, các DN ô tô đã nhập khẩu 2.324 xe từ Thái Lan và 1.302 xe từ Indonesia. Xe nhập từ Thái Lan chủ yếu thuộc các dòng bán tải như Ford Ranger, Toyota Hilux, Mazda BT-50..., dòng SUV thiết kế kiểu body on frame như Ford Everest, Nissan Terra... và một số dòng sedan. Trong khi, xe nhập từ Indonesia phần lớn là các mẫu mã MPV 5 2 chỗ như Suzuki Ertiga, Toyota Avanza...
Cộng dồn 7 tháng đầu năm 2020, cả nước nhập khẩu tổng cộng 44.973 ô tô nguyên chiếc các loại với tổng kim ngạch hơn 1 tỉ USD, giảm 47,5% về số lượng và 47,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Hưởng lợi từ chính sách, xe lắp ráp trong nước "lấn sân" xe nhập
Hoạt động nhập khẩu gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong khi ô tô lắp ráp trong nước hưởng ưu đãi kép về chính sách miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng lắp ráp và giảm 50% lệ phí trước bạ đang "thu nạp" thêm quân số và "thừa thắng xông lên".
Một số mẫu mã bán chạy như Mitsubishi Xpander đã được lắp ráp tại Việt Nam
Sau Toyota Fortuner, lần lượt các dòng xe nhập khẩu như Honda CR-V, Mitsubishi Xpander... đã đầu tư dây chuyền để chuyển sang lắp ráp tại Việt Nam. Một số mẫu mã mới như KIA Seltos vừa ra mắt thị trường cũng được Trường Hải (THACO) lắp ráp trong nước nhằm tận dụng ưu đãi về chính sách thuế, phí đang được áp dụng với "ô tô nội".
Hiện tại, với sự góp mặt của Mitsubishi Xpander, Honda CR-V "nội" hay KIA Seltos... "đội quân" ô tô lắp ráp trong nước đang ngày càng hùng hậu. Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 40 mẫu ô tô đang được lắp ráp trong nước, trong đó phần lớn là các mẫu mã thuộc các thương hiệu KIA, Hyundai, Mazda hay Toyota... Trong khi đó, nếu không tính các mẫu mã ô tô hạng sang, xe nhập khẩu thuộc phân khúc phổ thông hiện có khoảng 35 mẫu xe đang phân phối tại thị trường Việt Nam.
Hiện có khoảng hơn 40 mẫu ô tô đang được lắp ráp trong nước, trong đó phần lớn là các mẫu mã thuộc các thương hiệu KIA, Hyundai, Mazda hay Toyota
Trong khi đó, về tình hình kinh doanh ô tô trên thị trường cho thấy, số lượng ô tô lắp ráp bán ra trên thị trường trong tháng 7.2020 vẫn áp đảo so với xe nhập khẩu. Cụ thể, theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 7.2020, dù cùng tăng trưởng 2% so với tháng trước đó nhưng ô tô lắp ráp trong nước chiếm tới 16.088 xe trong tổng số 24.065 xe ô tô các thành viên VAMA bán ra. Trong khi xe nhập khẩu chỉ chiếm 7.977 xe.
Danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 7.2020 vẫn chủ yếu là xe lắp ráp với các mẫu mã như Toyota Vios, Hyundai Accent, Grand i10 hay KIA Cerato, Mazda CX-5, VinFast Fadil... Trong khi ô tô nhập khẩu gần như thống trị Top ô tô bán ít nhất với những cái tên quen thuộc như Toyota Avanza, Honda Accord, bộ đôi Isuzu mu-X, D-max...
Ô tô lắp ráp trong nước đang "thừa thắng xông lên" chiếm lĩnh thị trường
Tính đến hết tháng 7.2020, sức mua ô tô trên thị trường giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 22%, xe nhập khẩu giảm 36% so với cùng kì năm ngoái.
Vốn đã lấn át về số lượng tiêu thụ, nay lại được hưởng ưu đái kép từ chính sách và thu nạp thêm quân số... ô tô lắp ráp trong nước đang từng bước lập lại trật tự để cạnh tranh với ô tô nhập khẩu từng một thời "làm mưa, làm gió" tại Việt Nam.
Xe nhập tung ưu đãi, giảm giá bán 'đấu' ô tô 'nội' Nhiều mẫu xe nhập khẩu đang được nhà sản xuất, đại lý phân phối áp dụng ưu đãi, giảm giá bán... nhằm tăng tính cạnh tranh, hút khách trong bối cảnh hàng loạt mẫu xe lắp ráp trong nước đang hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ. Khách mua phiên bản Tiguan Allspace Luxury được hỗ trợ 50% lệ phí trước...