Phát triển nhà ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu – Bài 2: ‘Vật lộn’ với xây dựng trái phép
Xây dựng nhà trái phép là vấn nạn chung ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước và diễn ra nghiêm trọng hơn ở những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh như thành phố Vũng Tàu.
Một góc khu nhà ở xã hội trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (phường Thắng Nhất, thành phố Vũng Tàu).
Giữa năm 2021, thành phố Vũng Tàu đã ban hành một nghị quyết chuyên đề rất mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng trên nhưng để giải quyết tận cùng của vấn đề thì riêng thành phố Vũng Tàu khó có thể thực hiện.
Xử lý quyết liệt…
Điểm sáng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được đề cập tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh diễn ra vào ngày 18/12/2021 là địa phương có tốc độ đô thị hóa rất cao, đạt tới 60% so với bình quân cả nước là 40%.
Tuy nhiên, tại thành phố Vũng Tàu, tình trạng đô thị hóa diễn ra chưa thực sự như mong muốn của chính quyền địa phương. Xây dựng nhà trái phép, không phép xảy ra nhiều năm qua dù chính quyền luôn quyết liệt ngăn chặn nhưng vẫn không xuể đã phá vỡ các quy hoạch.
Hệ lụy nhãn tiền là ngập lụt, ô nhiễm môi trường, đường ngõ chật chội khó ứng cứu khi cháy nổ xảy ra, không đảm bảo đủ trường lớp cho con trẻ học…tại nhiều khu dân cư kiểu “xóm liều”, tạm bợ ở khắp các phường 10, 11, 12. Kiến trúc đô thị của thành phố Vũng Tàu đã bị méo mó đi rất nhiều và thành phố này sẽ rất khó hoặc mất nhiều tiền của, công sức để khắc phục. Giải pháp cuối cùng thường được áp dụng những năm qua là chấp nhận hiện trạng, điều chỉnh lại quy hoạch rồi tiến hành chỉnh trang.
Theo số liệu thống kê của thành phố Vũng Tàu, mặc dù mất mấy tháng dịch bệnh COVID-19, tính từ ngày 1/1 đến ngày 30/12/2021, toàn thành phố đã xử lý 476 trường hợp vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai (xây nhà trên đất nông nghiệp, đất không phù hợp quy hoạch sử dụng đất) xảy ra chủ yếu tại các địa bàn phường 10, 11, 12, trong đó, ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính 428 trường hợp với tổng số tiền hơn 3,9 tỷ đồng và ban hành 80 quyết định cưỡng chế.
Từ đầu năm 2022 đến nay, số vụ vi phạm liên quan đến lĩnh vực đất đai đã giảm hơn nhưng cũng có tới 191 hồ sơ vi phạm, trong đó UBND thành phố Vũng Tàu đã xử phạt 148 trường hợp với số tiền phạt hơn 1,1 tỷ đồng, đồng thời ban hành 118 quyết định cưỡng chế. Ngoài ra còn xử lý tại hiện trường, ngăn chặn kịp thời hơn 100 trường hợp khác.
Video đang HOT
Trước thực trạng số vụ việc vi phạm ngày càng gia tăng với số lượng rất lớn, ngày 4/5/2021, Thành ủy Vũng Tàu đã ban hành Nghị quyết 03 về “tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng trong việc xử lý tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất và trật tự xây dựng”.
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Vũng Tàu Trần Ngọc Hà cho biết, tinh thần của Nghị quyết 03 là xử lý bất cứ đối tượng nào vi phạm và khẳng định “không có vùng cấm”. Đây là Nghị quyết thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của thành phố Vũng Tàu trong lập lại trật tự xây dựng, quản lý đất đai trên địa bàn với việc quy định rõ trách nhiệm của tổ chức đảng và mỗi đảng viên.
Ngay sau khi Nghị quyết 03 ban hành, UBND thành phố Vũng Tàu đã cụ thể hóa bằng những giải pháp, hành động quyết liệt. Đó là việc xử lý những cán bộ để xảy ra sai phạm trên địa bàn. Cụ thể, trong năm 2021, UBND thành phố Vũng Tàu đã cách chức 2 chủ tịch phường, điều chuyển 1 chủ tịch phường và 2 phó chủ tịch phường liên quan đến việc buông lỏng quản lý trên địa bàn để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự đô thị. Công an thành phố Vũng Tàu cũng khởi tố 5 đối tượng là cán bộ, công chức có hành vi vi phạm, nhận tiền để làm lơ cho tình trạng xây dựng trái phép.
Ông Vũ Hồng Thuấn, Phó Chủ tịch UBND Tp.Vũng Tàu cho biết, trước đây, khi lực lượng chức năng phát hiện việc xây dựng trái phép thì chỉ dừng lại việc lập biên bản, ra quyết định xử phạt hộ gia đình, cá nhân vi phạm, yêu cầu phục hồi lại nguyên trạng thì hiện nay sẽ phạt cả chủ thầu, công nhân xây dựng, các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, hộ dân liền kề tiếp tay cho hành vi vi phạm (như: cho sử dụng điện, nước để phục vụ thi công). Còn riêng đối với các trường hợp có hành vi hủy hoại đất, sử dụng đất sai mục đích, tái phạm, bất hợp tác, UBND thành phố sẽ kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhưng nguy cơ còn nguyên
Tuy thành phố Vũng Tàu đã xử lý tình trạng xây dựng trái phép rất quyết liệt, số vụ vi phạm từ đầu năm 2022 đến nay đã giảm xuống nhưng nhu cầu nhà ở của người dân nghèo tại địa bàn hiện vẫn đang rất lớn. Người dân không đủ tiền mua nhà dự án thương mại đã mua đất nông nghiệp, sổ chung, hoặc giấy tay với giá rẻ để xây nhà ở rất nhiều và chỉ chờ là cơ hội là bùng phát.
Theo UBND thành phố Vũng Tàu, hiện toàn thành phố đang có hơn 47.000 dân đang ở thuê mướn trong các phòng trọ. Thực tế, trong đợt thực hiện Chỉ thị 16 phòng chống COVID-19 của Thủ tướng từ tháng 7 – 9 năm 2021, thành phố Vũng Tàu đã có hàng chục nghìn công nhân, người lao động đang ở nhà trọ, thuê mướn có đơn xin hỗ trợ.
Những con số khổng lồ, những gánh nặng xã hội trên đang đặt ra bài toán rất nan giải cho thành phố Vũng Tàu bởi nếu không tháo gỡ được thì người dân nghèo không có nhà ở ổn định và còn thiệt hại hơn khi bị cưỡng chế do xây dựng trái phép. Còn thành phố sẽ tốn nhiều công, của, thời gian và thậm chí mất cán bộ trong ngăn chặn người dân lén lút xây dựng trái phép. Về lâu dài, nhiều hệ lụy khác sẽ phát sinh như xung đột giữa người dân với chính quyền tăng; đào bới, đập phá làm lại đường, xây dựng công trình công cộng để chỉnh trang đô thị; quỹ đất cạn kiệt dần…
Đây đang là nút thắt quan trọng nhất nếu không tháo gỡ được thì thành phố Vũng Tàu nói riêng cũng như cả tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung sẽ khó thực hiện được mô hình kinh tế tuần hoàn mà địa phương này đang khởi xướng.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu Vũ Hồng Thuấn cho rằng, ngoài quỹ đất dành cho tái định cư, cũng cần phải xây dựng quỹ nhà ở xã hội mới ngăn chặn được tận gốc tình trạng xây dựng trái phép trên địa bàn, ổn định cuộc sống người dân, từ đó, sẽ tạo ra một nguồn lực rất lớn về sức người, sức của và không gian cho phát triển bền vững kinh tế-xã hội tại địa phương.
Hỗ trợ thị trường bất động sản thế nào cho phù hợp?
Ngoài khan hiếm nguồn cung, dòng vốn bị kiểm soát, vấn đề hiện nay của thị trường bất động sản (BĐS) chủ yếu là giá sản phẩm các phân khúc BĐS trên thị trường đều bị đẩy lên cao, vượt quá khả năng chi trả của nhà đầu tư, cho thấy diễn biến bất bình thường.
Giá cao, doanh nghiệp khó huy động dòng vốn
Trong bối cảnh các kênh huy động vốn từ chứng khoán, trái phiếu đến tín dụng ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp BĐS cần phải chủ động chuẩn bị vốn triển khai các dự án từ nguồn lực có sẵn.
Hỗ trợ hay 'giải cứu' thị trường bất động sản?. Ảnh: TTXVN.
Theo ông Lê Minh Đức, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành, hiện nay, các doanh nghiệp BĐS có 2 kênh vốn quan trọng là huy động vốn thi công dự án và vốn cho khách vay mua dự án. Kênh vốn cho quá trình thi công xây dựng và phát triển dự án thường được doanh nghiệp chủ động từ các nguồn lực có sẵn trong trường hợp vay vốn ngân hàng khó khăn hoặc lãi suất cao. Kênh thứ 2 là nguồn vốn cho vay với khách mua thế chấp bằng BĐS hình thành trong tương lai. Song, hạn mức tín dụng ngân hàng bị siết chặt, đang là thách thức lớn với các nhà đầu tư.
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho hay, diễn biến không bình thường của thị trường BĐS thời gian qua được nhận diện chủ yếu ở vấn đề giá cả, nhất là từ nửa cuối năm 2021, với diễn biến tăng liên tục và ghi nhận ở hầu hết các sản phẩm đất nền, nhà mặt đất, chung cư, biệt thự... và tại hầu hết các địa phương trong cả nước.
Giá BĐS tăng do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tín dụng. Dư nợ từ tín dụng ngân hàng cho BĐS lên đến 2,36 triệu tỷ đồng, chiếm 20,74% tổng dư nợ là tỷ lệ khá cao so với các ngành nghề kinh tế khác. Chưa kể, thị trường BĐS còn bị tác động do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, giá vật liệu xây dựng tăng cao, nguồn cung khan hiếm, trong khi nguồn cầu gia tăng...
Còn TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia nhận định, hiện có khoảng 30 - 40% các doanh nghiệp BĐS, xây dựng, xây lắp đang nợ đọng lẫn nhau, với số tiền khoảng 60.000 tỷ đồng. Trước đây họ gia hạn cho nhau 45 ngày, nhưng hiện nay đã lên tới 90 ngày. Do đó, vòng quay tiền chậm đi và đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp BĐS. Nếu dòng vốn vào BĐS khó xoay vòng, sẽ làm giảm nhiệt thị trường và thực tế thị trường đang trầm lắng. Bên cạnh đó, làm tăng sự mất cân đối cung - cầu BĐS, nguồn cung không thể tăng, nguồn cầu không giảm và dự án có thể bị dở dang, thanh khoản thị trường BĐS giảm theo.
Dự báo về triển vọng thị trường BĐS, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường sẽ phục hồi ở một số phân khúc như nhà ở, khu công nghiệp... và phục hồi rõ nét hơn bắt đầu từ quý IV/2022. Bên cạnh đó, thị trường vẫn còn tâm lý chờ đợi, dòng tiền sẽ phải dịch chuyển kênh đầu tư.
Hỗ trợ hay giải cứu
Đứng trước diễn biến của giá BĐS tăng cao, một số chuyên gia BĐS đề xuất cần giải cứu thị trường này bằng nhiều phương thức, trong đó chủ yếu từ giải pháp tín dụng - tiền tệ. Không chỉ giãn, hoãn nợ, còn cần phải tăng trưởng tín dụng vào thị trường này, mặc dù tốc độ tăng tín dụng sau 6 tháng đã tăng hơn 9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung.
Tuy nhiên, cũng không ít chuyên gia cho rằng, không nên giải cứu thị trường BĐS. Bởi giá BĐS đã tăng liên tục với tốc độ cao trong nhiều năm - vượt quá số năm trong các chu kỳ trước (1993, 2001, 2007, 2013), thuộc loại cao trong các kênh đầu tư như: Tiết kiệm, USD, chứng khoán, vàng...
Thực tế, giá BĐS đang vượt quá so với thu nhập của người có nhu cầu mua BĐS để sử dụng thật. Hệ số này ở Việt Nam cao hơn nhiều so với nhiều nước. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư, đầu cơ hay "đại gia" BĐS đầu tiên đã thu được lợi nhuận không nhỏ. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay có thể tháo gỡ bằng cách hạ giá bán sản phẩm BĐS ở các phân khúc, vừa để thu hồi vốn, vừa tạo dòng vốn cho thị trường.
Do đó, có thể hỗ trợ, không phải là giải cứu thị trường như với các lĩnh vực khác như: Y tế, giáo dục, nông sản thực phẩm, các ngành sản xuất khác... thông qua tác động để giảm chi phí đầu vào, hạn chế tốc độ tăng hoặc giảm giá vật liệu xây dựng.
Đặc biệt, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, tập trung vào những nội dung: Quyền sở hữu, sử dụng đất, khung giá đất... để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay của thị trường, tạo hành lang pháp lý cho thị trường BĐS phát triển lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu thật của đa số nhà đầu tư.
Bàn về giải pháp hỗ trợ thị trường BĐS, theo ông Cấn Văn Lực, dòng vốn trung và dài hạn chảy vào hệ thống các ngân hàng đang mạnh hơn, nhất là từ tháng 6 - 8/2022. Tỷ trọng vốn ngắn hạn và trung dài hạn hiện nay không còn ở tỷ lệ 20 - 80% như trước đây. Do đó, các ngân hàng có thể "nới room" tín dụng ngay từ tháng 9/2022, nếu để đến quý IV thì hơi muộn và có thể sẽ mất cơ hội. Việc tăng nợ đọng lẫn nhau cực kỳ nguy hiểm và nợ xấu ngân hàng tăng lên, ảnh hưởng đến phát triển thị trường BĐS.
Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, các doanh nghiệp BĐS đang gặp vướng mắc về vốn đối với kênh trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, cần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, dài hạn cho thị trường BĐS thông qua việc sớm xây dựng đạo luật về trái phiếu doanh nghiệp.
Chờ giá nhà đất giảm, dòng tiền đang tạm trú ẩn vào đâu? Giá nhà được dự đoán sẽ giảm vào cuối năm 2022, vì vậy nhiều nhà đầu tư đã tìm chỗ trú ẩn cho dòng tiền để chờ đợi cơ hội. Thị trường chứng khoán, vàng, tiền số đều đang trầm lắng khiến nhiều nhà đầu tư không biết lựa chọn kênh đầu tư nào trong lúc chờ giá bất động sản giảm để...