Phát triển mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch
Nông nghiệp gắn kết du lịch đang là mô hình mang lại hiệu quả tích cực, vừa quảng bá, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện môi trường.
Từ thực tế, nhiều địa phương đề ra chương trình, kế hoạch cụ thể để gắn kết liên ngành, tạo ra hướng đi mới nhiều triển vọng…
Vườn cây ăn trái của nông dân xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận thu hút khách du lịch đến tham quan. Ảnh: NGUYỄN TRUNG
Bài 1: Triển vọng từ cách làm mới
Tại một số địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và các tỉnh lân cận xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Hòa mình với môi trường nông thôn thanh bình, được chia sẻ về quy trình sản xuất, du khách trân quý hơn quả ngọt, trái lành thắm đẫm tình đất, tình người.
Nhiều điểm đến hấp dẫn
Những ngày giữa tháng 7 này, vườn thanh long hơn 1.700 trụ của ông Nguyễn Văn Chín ở thôn Phú Mỹ, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, rất nhộn nhịp. Gia đình ông Chín vừa thu hoạch lứa thanh long chong đèn trái vụ đang được giá, vừa chỉnh trang những tiểu cảnh trang trí, lắp đặt thêm trong vườn nhiều vật dụng gắn bó với làng quê Việt Nam để đón khách du lịch đến tham quan. Ông Chín cho hay: “Dù thanh long đang được giá, nhưng tôi không thu hoạch hết mà vẫn giữ trên cây để chuẩn bị đón một đoàn khách du lịch ở TP Hồ Chí Minh đã đặt chỗ tham quan. Tôi muốn để khách tự tay thu hoạch trái và trải nghiệm một phần công việc của người trồng thanh long. ó cũng là cách góp phần quảng bá cho trái thanh long và du lịch Bình Thuận”.
Tại xã Bình Lộc, TP Long Khánh, nơi triển khai nhiều mô hình điểm về sự liên kết giữa sản xuất nông nghiệp và du lịch của tỉnh ồng Nai, chúng tôi đến tham quan vườn cây ăn trái của gia đình bà Lê Thị Mỹ Lệ. Với vườn cây rộng 2 ha được đầu tư nhiều tiểu cảnh, chỗ nghỉ chân cho du khách, vườn cây ăn trái của gia đình bà Lệ luôn thu hút đông đảo du khách, có ngày hơn 400 khách đến tham quan. “Gia đình tôi bắt đầu tham gia kinh doanh du lịch nhà vườn được hai năm nay. Lúc đầu, chỉ làm đơn lẻ, sau đó liên kết với hai vườn trái cây liền kề để tạo sự phong phú, giúp du khách thưởng thức nhiều loại trái cây như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt”, bà Lệ chia sẻ.
Video đang HOT
Theo UBND xã Bình Lộc, trước đây, khi vào vụ trái cây từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, toàn xã chỉ có khoảng vài hộ tổ chức đón khách du lịch tham quan tự phát, đến nay đã có gần 100 nhà vườn tham gia. Xã đã hình thành chuỗi liên kết du lịch vườn với tổng diện tích khoảng 200 ha; có tổ hợp tác dịch vụ tham quan vườn cây để cùng phát triển.
Cùng các khu du lịch biển, thời gian gần đây, các vườn bưởi da xanh, nhãn xuồng cơm vàng, bơ sáp hay thanh long ruột đỏ, ca-cao của các nông trại trên địa bàn đã góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại ấp Liên Hiệp, xã Xà Bang, huyện Châu ức, nơi trồng và chế biến các sản phẩm từ ca-cao của Công ty cổ phần Binon ca-cao, đã trở thành điểm dừng chân tham quan hấp dẫn của nhiều đoàn khách du lịch.
Giám đốc Công ty TNHH Thành ạt, Chủ tịch HQT Công ty cổ phần Binon ca-cao, chủ sở hữu Binon Ca-cao Park Trịnh Văn Thành, cho biết: Binon Ca-cao Park đón nhiều đoàn học sinh, du khách đến tham quan, ngoài trải nghiệm quy trình áp dụng công nghệ hiện đại chế biến sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm được khách hàng trong nước và quốc tế yêu thích, công ty còn giới thiệu với du khách nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Chơ Ro. ể mở rộng mô hình này, doanh nghiệp dự kiến tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tăng cường quảng bá sản phẩm, phối hợp địa phương, các công ty lữ hành, liên kết với các nông trại khác trong huyện mở tua, tuyến du lịch trải nghiệm.
Tại Bình Phước, nói đến du lịch gắn với nông nghiệp thì du khách, các công ty du lịch lữ hành nghĩ ngay đến khu sinh thái Mỹ Lệ, ở xã Long Hưng, huyện Phú Riềng. Trên khu đất rộng hơn 70 ha, Công ty Mỹ Lệ TNHH đã đầu tư khá hoàn chỉnh, đầy đủ tiện ích nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc của một làng thuần nông. ến đây, du khách được trải nghiệm hái đọt chè và tham gia quy trình chế bến chè Ô Long theo phương thức của công ty. ối diện đồi chè là bạt ngàn vườn sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bưởi, quýt… iểm nhấn của khu sinh thái Mỹ Lệ là những vườn điều rộng hàng chục héc-ta, vào mùa điều chín, du khách được tham gia các khâu tách nhân hạt điều và chế biến các sản phẩm từ nhân hạt điều…
Giữa tháng 7 vừa qua, chúng tôi tình cờ gặp đoàn khách hơn 100 cựu chiến binh các tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua ông Nam Bộ đến tham quan trang trại tổng hợp của ại tá oàn Minh Chiến (Ba Chiến), một cựu chiến binh ở xã Tân ịnh, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Dẫn chúng tôi tham quan trang trại bưởi 20 ha đang cho trái, ông Ba Chiến cho biết: “Tất cả đều trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất đạt từ 40 đến 60 tấn/ha/năm và đầu ra luôn có địa chỉ theo đơn đặt hàng. Mỗi năm trang trại đón hơn 10 đoàn khách du lịch với hàng trăm người đến tham quan. Tại đây, chúng tôi chia sẻ, hướng dẫn cho khách những kỹ thuật trồng, chăm sóc theo phương pháp hữu cơ giúp trái bưởi bóng láng, để được lâu và bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ vậy, khách hàng mới tin tưởng và chọn lựa đặt hàng, giúp đầu ra rất ổn định”.
Nhờ hệ thống sông Sài Gòn bao bọc, vùng đất thuộc xã Trung An, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh rất thuận lợi để phát triển du lịch vườn kết hợp sông nước. Với khoảng 60 hộ nông dân trồng 150 ha bưởi da xanh, măng cụt, chôm chôm, ổi xá lỵ, vú sữa…, nhiều năm qua, Trung An trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái quen thuộc của du khách TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trong các tua, tuyến liên kết.
Từ thực tế kết hợp với nông dân đưa du khách đến địa phương, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Nhật Minh (Công ty Nhật Minh) đã đầu tư khu sinh thái giáo dục Về quê ngay tại xã Trung An. Phó Giám đốc Công ty Nhật Minh Dương Phan Thiện cho biết, với diện tích 3 ha trồng lúa bậc thang, các loại rau, cây ăn trái kết hợp ao, hồ…, mỗi tuần, khu sinh thái này đón hàng chục đoàn khách tham quan, vui chơi, tham gia làm gốm, tô tượng, trồng rau, ươm mầm, tát ao bắt cá… Hai năm gần đây, nơi đây được nhiều trường học ở TP Hồ Chí Minh chọn làm điểm trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh…
Nhân rộng cách làm hay, hiệu quả
Nức tiếng cả nước với những vườn nho trĩu quả, gần đây, tỉnh Ninh Thuận đã kết hợp khá hiệu quả giữa phát triển loại trái cây đặc sản này với du lịch. Tại xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, trang trại nho khoảng hai sào (2.000 m2) của ông Nguyễn Văn Mọi là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách mỗi lần đến Ninh Thuận. ến đây, du khách được thưởng thức nho tươi, si-rô, rượu nho; được chia sẻ về cách nhận biết nho Ninh Thuận với các loại nho nhập khẩu khác; cách chế biến các sản phẩm từ nho…
Khi tuyến đường ven biển dài hơn 105 km nối liền giữa Ninh Thuận và Khánh Hòa hoàn thành, thu hút nhiều du khách đến với vùng đất đầy nắng gió này, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) khuyến khích nông dân địa phương phát triển vườn nho, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch. ến nay, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải đã có 190 ha trồng nho. Nhờ có thêm sản phẩm du lịch vườn, mỗi năm xã Vĩnh Hải đón hàng nghìn du khách; thu nhập bình quân của mỗi hộ hơn 100 triệu đồng/năm từ dịch vụ du lịch. Gia đình anh Hoàng Văn Giang trồng hai sào nho xanh kết hợp du lịch, mỗi năm thu lãi hơn 150 triệu đồng.
Hiện, hầu hết các xã, phường ở TP Long Khánh (ồng Nai) đều có hộ tham gia mô hình du lịch sinh thái vườn. Ngoài phục vụ trái cây tại vườn, các điểm du lịch sinh thái vườn còn phục vụ thêm các dịch vụ vui chơi, ăn uống. Phó Chủ tịch UBND thành phố Long Khánh Lê Văn Thắng cho biết, địa phương đã chủ động tổ chức hội thảo, mời các chuyên gia uy tín truyền đạt kiến thức về làm du lịch gắn với nông nghiệp, giúp người dân nhận biết rõ hơn nhiều mặt tích cực trong sự gắn kết này. Trong hai năm qua, có hơn 200 hộ đăng ký làm du lịch vườn. Chính quyền địa phương còn tổ chức các cuộc thi nhà vườn kiểu mẫu, lễ hội trái cây để khuyến khích phát triển sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.
Chỉ tính từ năm 2018 đến nay, các khu du lịch sinh thái vườn ở Long Khánh đã đón gần 100 nghìn lượt khách đến tham quan, thưởng thức các loại trái cây ngon. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái vườn ước đạt hơn 60 tỷ đồng. Nếu như sản xuất nông nghiệp thuần túy từ các vườn trái cây mỗi héc-ta chỉ được khoảng từ 58 triệu đồng/năm thì việc kết hợp du lịch vườn đã giúp tăng thu nhập cho nông dân lên khoảng 130 triệu đồng/ha/năm. Không chỉ TP Long Khánh, gần đây, một số huyện ở ồng Nai, như Tân Phú, ịnh Quán, Cẩm Mỹ, nông dân cũng chủ động gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch.
Với hơn 80.000 ha vườn cây ăn trái đặc sản, loại hình du lịch nông nghiệp đã phát triển lâu nay ở Tiền Giang. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT-DL) tỉnh Tiền Giang Võ Phạm Tân cho biết, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch đã phát triển, nhân rộng tại cù lao Thới Sơn (TP Mỹ Tho), xã ông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè), cù lao Tân Phong (huyện Cai Lậy) và một số địa phương khác. Nhờ đó, sản phẩm du lịch của tỉnh Tiền Giang thêm phong phú, hấp dẫn du khách. Năm 2019, tỉnh Tiền Giang đón hơn 2,1 triệu lượt khách, trong đó có hơn 850 nghìn lượt khách quốc tế; doanh thu trực tiếp từ các doanh nghiệp du lịch đạt hơn 1.130 tỷ đồng. Hoạt động du lịch còn góp phần quảng bá, tạo đầu ra hiệu quả cho các loại trái cây đặc sản của địa phương.
Từ thành công bước đầu trong phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch của khu sinh thái Mỹ Lệ (huyện Phú Riềng), tỉnh Bình Phước đang xây dựng nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp tại khu bảo tồn văn hóa S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù ăng); du lịch làng bè trên lòng hồ thủy điện Cần ơn (xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập)… Phó Giám đốc Sở VH,TT-DL tỉnh Bình Phước ỗ Minh Trung cho rằng, việc phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, trước hết sẽ tạo nguồn thu “kép” cho nông dân, tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn. Bình Phước đang xây dựng chiến lược phát triển du lịch gắn với nông nghiệp chuyên nghiệp hơn để hai lĩnh vực này cùng tương trợ phát triển.
Có vườn cây ăn trái đặc sản Lái Thiêu nằm ven sông Sài Gòn nổi tiếng từ lâu, TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) đã sớm có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái ven sông. Mỗi năm, Thuận An thu hút hàng nghìn du khách đến với địa phương qua du lịch đường thủy, vừa giúp người dân giữ gìn vườn cây ăn trái, tạo lá phổi xanh cho thành phố trước sức ép của phát triển công nghiệp và đô thị; vừa tạo ra sản phẩm du lịch xanh, thân thiện môi trường.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, việc tham quan các mô hình nông nghiệp đã có “vị thế” nhất định trong các tua, tuyến. Trang trại nấm linh chi của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao U.S Farm (nấm linh chi Ông Tiên) ở thôn Sông Xoài 4, xã Láng Lớn, huyện Châu ức mỗi tuần đón hơn 150 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm mô hình trồng nấm linh chi.
Giám đốc Công ty Hoàng Văn Lâm cho biết: “Từ thực tế này, chúng tôi muốn biến nơi đây thành một điểm du lịch cộng đồng với nhiều hoạt động trải nghiệm. Công ty đang trồng cây ăn trái dọc hai bên suối để khách có thể vừa chèo thuyền vừa hái trái… Hy vọng, sau khi cơ sở vật chất của trang trại hoàn thiện sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước”.
Bà Bùi Ngọc Tú Thanh, phụ trách Nông trại Green Farm của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ 3T Plus tại thôn Sông Xoài 1, xã Láng Lớn, huyện Châu ức cho biết, nông trại có diện tích 7 ha, được đầu tư xây dựng năm 2016 với các phân khu: Nhà hàng, khu cắm trại teambuilding, hệ thống nhà sàn, nhà gỗ nằm xen kẽ giữa các tán cây, con suối uốn lượn.
Khu vườn bưởi da xanh; khu sản xuất dưa lưới theo công nghệ I-xra-en. Green Farm không chỉ đầu tư quy trình sản xuất nông nghiệp sạch để cung cấp các sản phẩm bảo đảm chất lượng mà còn liên kết với các nông trại khác như U.S Farm, Binon ca-cao, bơ Thái Dương để tạo thành tua du lịch trải nghiệm khép kín; tổ chức các hoạt động văn hóa như biểu diễn cồng chiêng (của dân tộc Chơ Ro), hướng dẫn các kỹ năng sống, kỹ năng làm nông nghiệp… Trung bình mỗi tuần, nông trại đón và phục vụ khoảng 400 lượt khách, doanh thu trung bình đạt 270 triệu đồng/tháng…
(Còn nữa)
Đến Tháp Mười, tham quan mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch trải nghiệm
Dù chỉ mới chính thức khai trương sau khi cả nước được trở về trạng thái bình thường mới, song điểm du lịch nông trại Ông Bà Tư ở xã Phú Điền, huyện Tháp Mười trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn được nhiều bạn trẻ trong và ngoài tỉnh lựa chọn check - in. Ngoài việc được thỏa sức thả dáng chụp ảnh lưu niệm bên ruộng sen rộng hơn 1ha, du khách còn được trực tiếp trải nghiệm trồng và thu hoạch măng tây xanh.
Khách du lịch tham gia trải nghiệm hái măng tây xanh tại nông trại Ông Bà Tư
Nông trại Ông Bà Tư rộng 2,6ha tọa lạc ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười do chị Nguyễn Ngọc Tài (SN 1989) đầu tư vào khoảng tháng 3/2019. Các loại cây trồng được canh tác chủ yếu là sen, măng tây xanh, mận, nhãn... Điểm đặc biệt của nông trại này là phần lớn các loại cây trồng được canh tác ở đây chủ yếu theo hướng hữu cơ.
Ngoài canh tác nông nghiệp, đầu tháng 4/2020, chị Ngọc Tài bắt đầu chuyển hướng sang phát triển mô hình du lịch trải nghiệm. Chị Tài chia sẻ: "Khoảng thời gian đầu khi gia đình đem cây măng tây xanh về Phú Điền trồng, nhiều nông dân quanh vùng tỏ ra hiếu kỳ với giống cây trồng mới lạ này. Thời gian đó, hầu như tuần nào cũng có khách đến tham quan mô hình rồi nhờ chia sẻ kinh nghiệm trồng măng tây. Sau thời gian nhận thấy nhu cầu tham quan trải nghiệm đối với mô hình này ngày một nhiều và nhận được sự động viên của các thành viên trong gia đình, tôi đã mạnh dạn bắt tay chuyển sang đầu tư du lịch nông nghiệp. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm làm du lịch nên tôi chỉ đầu tư một số ít hạng mục như: tiểu cảnh để chụp hình, nhà chờ, xuồng bơi... Đầu tư làm du lịch, tôi không nghĩ mình sẽ thành công ngay mà tôi chỉ hi vọng sẽ có được kinh nghiệm và đo được phản ứng của khách du lịch với mô hình của mình. Sau đó sẽ có những đầu tư hợp lý hơn cho những giai đoạn tiếp theo".
Sau gần 1 tháng đi vào hoạt động, điểm du lịch nông trại Ông Bà Tư đã đón trên 1.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm. Chị Nguyễn Ngọc Tài phấn khởi: "Tới thời điểm này, điều mà tôi tâm đắc nhất là sự thay đổi về tư duy làm kinh tế của các thành viên trong gia đình. Mọi người bắt đầu tin rằng du lịch là mô hình kinh tế có thể đem lại thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với chỉ làm nông nghiệp thuần túy. Điều quan trọng từ ngày làm du lịch đến giờ, người nhà của tôi ai nấy cũng có tâm lý vui vẻ, cởi mở hơn trước rất nhiều, đây là "quả ngọt" nhất mà mô hình dịch vụ du lịch mang lại cho gia đình. Mặc dù vẫn chưa thật sự lớn mạnh nhưng với mô hình làm kinh tế mới này đã mang đến một làn gió mới cho gia đình tôi".
Ngoài phát triển dịch vụ du lịch, nông trại của chị Ngọc Tài còn là địa chỉ cung cấp sản phẩm măng tây sản xuất theo hướng hữu cho khu vực huyện Tháp Mười và các địa bàn lân cận. Hiện sản phẩm măng tây xanh của chị Tài được bán chủ yếu với hình thức online, mỗi ký măng tây xanh có giá khoảng 80 ngàn đồng. Trung bình mỗi tháng, vườn măng tây của chị cho doanh thu khoảng 8 triệu đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với canh tác lúa trước đây.
Chị Ngọc Tài ứng dụng tối đa mạng xã hội để quảng bá sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ của mình. Với việc thường xuyên tương tác và nhiệt tình trả lời cho du khách, nông dân khi có những thắc mắc về cách trồng măng tây xanh, cũng như tìm hiểu của du khách về nông trại... Trang Fanpage Măng Tây Tháp Mười của chị Ngọc tài được sự đánh giá cao của cộng đồng mạng... Vì vậy, nhiều hoạt đồng của trang được rất nhiều lượt thích cũng như chia sẻ của đông đảo người dùng mạng xã hội... Đây là một trong những điểm mấu chốt giúp hình ảnh nông trại Ông Bà Tư không ngừng được quảng bá.
Ninh Thuận đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp, cộng đồng Ninh Thuận cần phải có hướng đi khác, nên tạo ra các điểm đến mới với các sản phẩm mang tính tự nhiên, khác biệt. Cùng với việc khai thác các giá trị văn hóa bản địa, lợi thế về biển, hiện ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng để đáp...