Phát triển game mobile, lối đi nào cho các studio-startup nhỏ?
Phát triển game mobile là một trong những ngành mới thịnh hành ở Việt Nam trong những năm trở lại đây.
Không thể phụ nhận, đây là một trong những công việc hái ra tiền nếu bạn và những người đồng nghiệp của mình gặp “thời vận”, nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều studio nhỏ, nhóm phát triển game cá nhân hàng ngày “lao” vào đam mê của mình mà vẫn chưa biết tương lai họ sẽ đi về đâu.
Thời cực thịnh của game mobile đã đến!
Nếu cách đây vài năm, để có trong tay một chiếc di động cảm ứng chơi game là vấn đề xa xỉ thì bây giờ việc các bạn trẻ, thậm chí học sinh cấp 2-3 sở hữu cho mình chiếc Smartphone có thể chơi được hầu hết các tựa game mobile trên thị trường là điều trở nên bình thường. Rõ ràng, sự cạnh tranh khốc liệt của các ông lớn trong ngành di động trong cuộc đua công nghệ nhằm khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường đã vô tình đẩy mạnh sự phát triển ngành game di động tại Việt Nam lên đến thời đỉnh điểm của nó.
Vào thời điểm 4 năm trước, tìm kiếm một tựa game mobile online Việt để chơi là điều khó khăn, thì bây giờ chỉ trong vòng một tuần chúng ta đã có đến hàng chục tựa game khác nhau chen chân ra mắt. Nhà nhà làm game, người người chơi game!
Tình trạng “chịu đấm ăn xôi”…
Nói như vậy không có nghĩa rằng muốn “ăn được chiếc bánh béo bỡ” này là chuyện dễ dàng như chúng ta vẫn nghĩ. Ngoài một số doanh nghiệp, công ty lớn đã thành công với các sản phẩm game mobile của mình như JOY, Divmob,… thì bên cạnh đó có rất rất nhiều studio, startup nhỏ, nhóm phát triển tư nhân vẫn còn đang hì hục theo đuổi đam mê và chưa tìm ra lối đi nào mang đến thành công.
Hiện tại, ở Việt Nam có rất nhiều startup nhỏ tự thành lập, đa phần những nhóm này xuất thân từ các bạn trẻ mới ra trường, đam mê công nghệ và có hoài bão rất lớn. Họ cùng nhau thành lập, chia sẻ kinh nghiệm, tự góp vốn duy trì mong một ngày các sản phẩm game mobile của mình được cộng đồng trong nước và quốc tế công nhận.
Nguyễn Hà Đông, sau sự thành công vang dội của anh với chú chim Flappy đã tạo thêm động lực và cảm hứng cho hàng ngàn bạn trẻ khác tiếp tục “lao” vào công việc của họ với những hi vọng về tương lại. Song, đó chỉ là một trong những trường hợp hi hữu giữa hàng triệu con người, liệu có ai dám chắc rằng một “Nguyễn Hà Đông” thứ 2 sẽ ra đời trong những năm kế tiếp? Thật tế, chúng ta phải hiểu rằng có hoài bão, ước mơ và có quyết tâm cũng chưa đủ để tạo nên sự thành công, nhất là tại một thị trường game phức tạp như ở Việt Nam.
Video đang HOT
Theo những thống kê, chỉ để phát triển một game mobile dạng “mini game” đã đòi hỏi rất nhiều tiền bạc và nhân sự của các startup này. Trung bình một tháng họ có thể chi trả hàng chục triệu đồng để duy trì tiến độ công việc và cần đến 3-5 tháng cho một tựa game đơn giản, 8-10 tháng cho những sản phẩm game tốt hơn. Chưa kể đến, nếu sản phẩm game muốn vươn xa hơn, trở thành một dạng game online, có tầm cỡ còn phải dựa vào những yếu tố khác như các nhà đầu tư, nhà phát hành, hỗ trợ truyền thông, báo chí…
Lối đi nào…
Anh Bình đại diện M.D Studio có nói: “Với thị trường khoảng 150 triệu đô la cho game mobile là một cơ hội rất lớn cho Studio Việt Nam khi mà phần lớn game gMO đều được nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên để các nhà phát hành chọn studio VN thì chỉ còn 1 cách duy nhất là nâng cao, học hỏi trình độ phát triển game của các nước để nâng tầm lên. Thay vì cứ mãi mê làm các game mini.”
Nhìn vào thực tế, làm game mini đã cần quá nhiều tiền bạc và công sức, thì chắc hẳn phát triển được một gMO lại càng là bài toán hóc búa hơn. Ở Việt Nam, các nhóm trẻ đam mê và nhiệt huyết không hề thiếu, nếu không phải nói là có rất nhiều. Nhưng nuôi dưỡng được ước mơ đó và có điều kiên phát triển nó lại là vấn đề nan giải.
Một mặt khác, hiện tại ở trong nước, để thành công với các sản phẩm game, các nhóm phát triển vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào những nhà phát hành và những doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ. Điều này vô tình dẫn đến việc bóp méo các sản phẩm game theo những yêu cầu nhất định nhằm giúp đối tác hưởng được các lợi nhuận cao và nhanh nhất. Nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” cũng có những khó khăn của nó, rõ ràng các nhà phát triển game vẫn còn phải chịu rất nhiều thiệt thòi khi dựa vào các nhà đầu tư với mong muốn đưa được các sản phảm tâm huyết của mình đến tay người tiêu dùng.
Game thủ – nhà sản xuất – nhà phát hành, vòng quay luẩn quẩn này sẽ cứ như vậy tiếp diễn. Game thủ cần những sản phẩm hay, đẹp và chất lượng. Nhà phát hành cần những sản phẩm hay, đẹp, chất lượng và “hút máu” đưa đến game thủ. Tất nhiên, nhà sản xuất sẽ là người “phải” đáp ứng được các vấn đề đó. Rồi họ còn gòng gánh đến khi nào, bao nhiêu studio và startup nhỏ sẽ thành danh với các sản phẩm game? Và cần bao lâu để các nhà đầu tư, nhà phát hành nhận thấy tiềm năng của họ?
Theo VNE
Mạn đàm về những con người làm game Việt
Những người làm game Việt vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa để thực sự bước qua được thời kỳ gian khó.Câu chuyện làm game Việt Nam rốt cuộc không phải là một chủ đề mới. Trái lại, trên những trang tin về game, cũng như những diễn đàn về giải trí tương tác tại nước ta, chắc chắn những bài viết, những topic chia sẻ về việc tự làm game tại Việt Nam đều đã từng xuất hiện và thu hút sự chú ý của một bộ phận game thủ Việt.
Bộ phận game thủ này tuy rằng không quá đông đảo, nhưng sự hiện diện của họ cùng những đóng góp, không ít thì nhiều, luôn là những sự động viên không hề nhỏ đối với cộng đồng làm game Việt.
Nhiều người nói rằng, với đam mê, con người sẽ có thể làm nên tất cả. Thế nhưng có lẽ, cụm từ "tất cả" ở đây nên loại trừ game ra. Bởi lẽ, tôi đã từng thấy không ít những dự án làm game của những sinh viên hay những game thủ đầy tâm huyết rốt cuộc đều đã bị dẹp vào một góc, mỗi người một nơi với nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng hàng ngày.
Từ đó, câu chuyện làm game Việt Nam, đam mê và khát vọng làm giàu từ game lại được lật lại, đi kèm với đó là những lời khuyên từ những game thủ, những nhà làm game Việt, những người đã trải qua những thành công và thất bại trên con đường họ đã chọn.
"Đã làm game thì đam mê là không đủ"
Nếu không có đam mê, thì những thứ bạn làm sẽ giống như việc bạn bị bắt ép hoàn thành một công việc mình không thích một chút nào. Điều này cố nhiên là chính xác. Thế nhưng với game, đam mê của bạn không thể nào được xếp vào vị trí thứ nhất trong số những điều kiện cần có để tạo ra một tựa game hay.
Lý do cho nhận định này bắt nguồn từ việc: Ngoại trừ việc bạn là một thiên tài theo đúng nghĩa đen, với khả năng tự hoàn thành một tựa game từ đầu đến cuối, ví dụ như Jasper Byrne với game kinh dị tâm lý Lone Survivor, hay Terry Cavanagh với Super Hexagon, thì hãy xác định sẵn tư tưởng, đừng mong chờ những đồng nghiệp khác trong dự án game cùng có được niềm đam mê như của mình.
Hãy lấy ví dụ một dự án game của những sinh viên sắp ra trường. Họ đam mê một thể loại game, và cùng ngồi với nhau bàn tính kế hoạch tạo ra một tựa game để một mặt thỏa mãn đam mê, mặt khác giới thiệu đến cộng đồng game thủ, và nếu thành công thì họ còn có thể kiếm tiền từ việc đó. Tuy nhiên những trở ngại sẽ xuất hiện, chẳng chóng thì chầy.
Cuộc đua chạy theo xu hướng
Rõ ràng, sự bùng nổ của game mobile mà đỉnh cao chính là cú hích mạnh mẽ của Flappy Bird đánh cho một thời kỳ mới, một phong cách làm game hoàn toàn mới: game không có nội dung hay có thể tạm gọi là game "chết não".
Sự thành công bất ngờ của Nguyễn Hà Đông nhanh chóng khiến cho các Studio game mobile trước đây nhận ra rằng, nhu cầu giải trí trên điện thoại khác khá xa máy tính, và phần lớn game thủ điện thoại cần thứ gì đó giải trí nhanh gọn, có tính thử thách và đặc biệt là không cần động não quá nhiều. Flappy Bird đặc biệt thành công cũng 1 phần vì lỗi chơi hoàn toàn không cần động não tư duy và đặc biệt là hoàn toàn không có cốt truyện.
Và như thế là, hàng loạt những game mobile với lối chơi tương tự như Flappy Bird lần lượt được các nhà làm game trong nước sản xuất với tốc độ ào ạt chẳng thua kém gì những chiếc xe đua cả.
Lý do là, việc làm game không cốt truyện cắt giảm đi rất nhiều thời gian và công sức của Studio, bớt được công đoạn viết kịch bản là công đoạn đòi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. Nhờ đó các nhà phát triển tập trung được thời gian để đầu tư làm ra game nhanh hơn.
Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào những tựa game như vậy, thì ngành phát triển game Việt Nam chúng ta sẽ rất khó vươn lên, vì bên cạnh những game casual dễ chơi, dễ nghiện, thì những tựa game với lối chơi có chiều sâu và đồ họa ấn tượng vẫn cứ chiếm thị phần lớn trong ngành công nghiệp game thế giới hiện tại. Bỏ quên mảng này, có nghĩa là chúng ta đang tự dẫn mình vào lối mòn và mù quáng đi theo thành công của một sản phẩm đi đầu.
Vẫn còn nhiều gian khó
Thời gian qua, nếu nhận xét thẳng thắn, quả thật là quãng thời gian tuy có những đổi mới nhưng chưa thể hài lòng đối với các nhà phát triển game Việt.
Không thể nhìn vào thành công của một số game mobile casual Việt Nam mà khẳng định rằng làng game của chúng ta đang khởi sắc. Chính vì thế, bên cạnh việc khai thác thị trường đang lớn mạnh trên nền tảng di động, chính bản thân những người làm game Việt cũng không được phép bỏ quên một thị trường lớn hơn rất nhiều, đó chính là game PC, và game chất lượng cao trên mobile, thứ mà thời gian qua đã ghi nhận không ít những phép thử chưa thực sự thành công tại thị trường trong nước.
Theo VNE
Game Việt Jumpy Jumpy Đơn giản mà thách thức Một Studio nhỏ của Việt Nam đã phát triển tựa game Jumpy Jumpy, trò chơi một lần nữa khẳng định thành công của sự "đơn giản". Jumpy Jumpy là một game mobile nhỏ được phát triển bởi Zeus Studio. Trò chơi lấy ý tưởng ngắn gọn về một nhân vật nhỏ muốn vượt qua các chướng ngại vật trên đường đi, và như...