Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa ở huyện Lang Chánh
Nếu như nông nghiệp tạo đà để thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới là nền tảng để thực hiện sự nghiệp CNH.
HĐH nông thôn, thì việc khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa đang góp phần tạo nên những ‘gam màu sáng’ cho bức tranh kinh tế huyện Lang Chánh.
Thác Ma Hao, xã Trí Nang – điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương.
Là vùng đất có nhiều địa danh nổi tiếng gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, như: Núi Chí Linh nơi nghĩa quân Lam Sơn năm xưa đã “nằm gai nếm mật”, suối Huối (suối rượu) nơi tướng, quân “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”; Di tích lịch sử văn hóa chùa Mèo hay còn gọi là đỉnh Miêu Tự, được xây dựng từ thế kỷ XIII.
Đặc biệt, Lang Chánh còn có làng Năng Cát – thác Ma Hao thuộc xã Trí Nang với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ có thể phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm như leo thác, cắm trại, khám phá rừng nguyên sinh, khám phá di tích lịch sử… Tất cả đang tạo nên lợi thế “vàng” để ngành “công nghiệp không khói” của huyện phát triển.
Làng Năng Cát, ngoài sức hút của một vùng đất còn nguyên sơ với rừng nguyên sinh, thực vật phong phú là những giá trị văn hóa đặc trưng riêng của đồng bào Thái đen như, nếp nhà sàn truyền thống, lễ hội Chá Mùn và các trò chơi dân gian, như: Tung còn, nhảy sạp, chọi cù, múa xòe quạt, khua luống, cồng chiêng…, nơi đây còn được thiên nhiên ưu đãi khí hậu ôn hòa và thắng cảnh độc đáo thác Ma Hao.
Từ đỉnh núi Pù Rinh với độ cao hơn 1.200m từng dòng nước hung tợn thả mình tung bọt trắng xóa, rồi bất ngờ hiền hòa ôm trọn những khối đá dưới chân núi, khéo léo tạo nên những hình thù thú vị. Không chỉ mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ mà còn gắn với lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm, là nơi người Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn củng cố lực lượng để đánh đuổi giặc Minh xâm lược.
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc của đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn xã Trí Nang, đồng thời, phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, năm 2014, UBND tỉnh đã có chủ trương quy hoạch và triển khai thực hiện Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tại xã Trí Nang, huyện Lang Chánh”, trong đó tập trung khai thác thế mạnh của bản Năng Cát. Sau 2 năm thực hiện, tuyến du lịch cộng đồng bản Năng Cát – thác Ma Hao chính thức được công bố. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển du lịch cộng đồng ở Lang Chánh nói riêng và trong cả tỉnh nói chung.
Từ khi được công bố tuyến du lịch cộng đồng, hàng năm, bản Năng Cát – thác Ma Hao thu hút khoảng 10.000 lượt người đến tham quan, nghỉ dưỡng. Hoạt động du lịch phát triển đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, nhiều giá trị văn hóa, tinh thần cũng từng bước được khai thác phục vụ khách du lịch, như: Dệt thổ cẩm, sản phẩm đan lát, lễ hội truyền thống, sản phẩm nông nghiệp, rượu cần, hàng lưu niệm…
Theo bà Lê Thị Tâm, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lang Chánh, trên địa bàn huyện Lang Chánh có hàng chục di tích, danh thắng và nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian mang dấu ấn đặc trưng của địa phương như, Di tích lịch sử văn hóa chùa Mèo, danh lam thắng cảnh thác Ma Hao, thác Hón Lối, Di tích lịch sử văn hóa chùa Trô, lễ hội Chá Mùn, lễ hội chùa Mèo…
Video đang HOT
Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua, huyện Lang Chánh đã chú trọng công tác trùng tu tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử gắn với lễ hội; tập trung xây dựng, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc.
Đến nay, nhiều di tích, di sản văn hóa phi vật thể đã được bảo tồn, phục dựng, như: Di tích lịch sử cách mạng nhà thờ Lê Lợi, bản Năng Cát, xã Trí Nang, đền thờ ông Lê Phúc Hoạch, làng Chiềng Khạt, xã Đồng Lương; các trò chơi, trò diễn dân gian như, kéo co, đẩy gậy, mo Mường, cồng chiêng, khua luống, khèn bè, múa hát Chá Mùn, hát Khặp thái, hát Xường, nhảy sạp, múa Pồn Pôông, múa xòe…
Đặc biệt, năm 2005, Di tích lịch sử văn hóa chùa Mèo được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và huyện Lang Chánh cũng đã lấy ngày 6, 7 tháng giêng hằng năm làm ngày lễ hội truyền thống. Hiện, chùa Mèo đang được trùng tu, tôn tạo trở thành điểm tham quan du lịch, tín ngưỡng thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần vào công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống bản địa, giữ gìn cảnh quan tự nhiên của vùng. Vì vậy, trong thời gian tới, ngoài huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch để thu hút du khách, huyện Lang Chánh sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện về định hướng phát triển du lịch, về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện.
Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện, tạo nền tảng vững chắc cho du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Linh thiêng bảo tháp cao nhất Đông Nam Á thờ xá lợi Phật từ Ấn Độ
Trong số những kỷ lục mà chùa Bái Đính (huyện Gia Viễn, Ninh Bình) - ngôi chùa chiếm giữ hàng loạt kỷ lục Phật giáo Việt Nam đang sở hữu, có tòa bảo tháp cao nhất Đông Nam Á.
Với chiều cao 100m, 13 tầng, có thang máy và 72 bậc leo, bảo tháp chùa Bái Đính không chỉ là điểm nhấn về kiến trúc mà còn là địa chỉ linh thiêng, nơi trưng bày xá lợi Phật từ Ấn Độ. Hàng đêm, tòa bảo tháp cao nhất Đông Nam Á luôn phát ra ánh sáng rực rỡ, huyền bí, linh thiêng...
Đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần
Quần thể di tích chùa Bái Đính nằm trong Khu danh thắng Tràng An là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và có lịch sử hình thành khá lâu đời. Nơi đây nằm ở vùng đất cố đô, hội tụ đầy đủ yếu tố địa linh, nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là "Đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần".
Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, khuôn viên rộng 539 ha, chùa Bái Đính gắn liền với vùng đất hiển linh của các triều đại phong kiến như Đinh, Tiền Lê, Lý.
Quần thể di tích chùa Bái Đính
Quần thể di tích chùa Bái Đính hiện nay cách chùa Bái Đính cổ không xa. Chùa cổ tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m, đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ. Ông đã phát hiện ra nơi tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như chầu về đất Phật, rừng núi mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý.
Sau đó, ông đã dừng lại để tu hành và biến nơi đây thành "vườn sinh dược" (vườn thuốc quý) để cứu sinh độ thế. Ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho chúng sinh và chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông bằng những loại thuốc quý có sẵn ở đây và một số loại được ông đưa từ nơi khác về trồng.
Tầng cao nhất của Bảo tháp, nơi thờ xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ về năm 2008
Sau khi chữa khỏi bệnh cho vua, ông được phong chức cao nhưng đã từ chối rồi xin vua về ngọn núi đã tìm ra cây thuốc để xây chùa thờ Phật nhằm tạ ơn trời Phật.
Và ngôi chùa Bái Đính cổ được xây dựng từ đó theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình. Toàn bộ các ban thờ Phật, thờ Mẫu của chùa được đặt giữa lòng những ngôi chùa là các hang đá, đầy huyền bí, linh thiêng.
Ngôi chùa chiếm giữ hàng loạt kỷ lục Phật giáo
Quần thể chùa Bái Đính như viên ngọc khổng lồ sáng lấp lánh, đa màu sắc, hội tụ linh khí ngàn năm huyền thoại. Kiến trúc khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam và sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương như đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm...
Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí
Các chi tiết trang trí kiến trúc cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam với sự đóng góp công sức của 500 nghệ nhân và rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng trong cả nước như mộc Phúc Lộc, trạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng, trạm bạc Đồng Xâm...
Với những đặc điểm kiến trúc vô cùng độc đáo như vậy, chùa Bái Đính cổ đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa, cách mạng cấp quốc gia (năm 1997); Chùa Bái Đính mới đã được sách Kỷ lục Việt Nam và sách Kỷ lục Châu Á công nhận 9 kỷ lục: Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á; tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; chuông đồng lớn nhất Việt Nam; Bảo Tháp cao nhất châu Á; khu chùa rộng nhất Việt Nam; khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á; khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam; khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam; khu chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam.
Chùa Bái Đính không chỉ là một điểm du lịch tâm linh mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Nơi đây không những là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, chính trị quan trọng của đất nước mà từ lâu đã trở thành một điểm đến nổi tiếng thu hút hàng ngàn khách du lịch tới thăm, chiêm ngưỡng.
Linh thiêng bảo tháp cao nhất Đông Nam Á thờ xá lợi Phật
Một địa điểm luôn thu hút khá đông khách du lịch khi đến thăm chùa Bái Đính là Bảo Tháp. Tòa Tháp có 13 tầng, đây được coi là ngôi Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á. Khi đứng tại tầng cao nhất của Bảo Tháp, phóng tầm mắt nhìn ra xa, du khách có thể quan sát được toàn cảnh chùa Bái Đính đẹp tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Điều đặc biệt, Bảo Tháp này chính là nơi bảo tồn xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ và Myama. Bảo tháp chùa Bái Đính cao 13 tầng đã hoàn thiện xong. Đây được coi là ngôi Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á, nơi bảo tồn xá lợi Phật, cung nghinh từ Ấn Độ và Myama.
Hàng nghìn bức tượng nhỏ được đặt trang trí quanh bảo tháp
Hiện nay chùa Bái Đính đang tôn thờ tổng cộng 10 viên xá lợi Phật trong đó chùa đã vinh dự nhận được 7 viên xá lợi Phật của các chư tăng ở Thái Lan gửi tặng và lần thứ hai là do nhân duyên của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đi thăm chùa ở trung tâm Phật giáo của Ấn Độ và đã được tặng 3 viên xá lợi Phật nữa.
Với sự kế thừa, phát huy tinh hoa nghệ thuật Phật giáo từ ngàn xưa, Bảo tháp Xá lợi chùa Bái Đính được xây dựng có thể coi là một biểu tượng vững bền của dân tộc, thể hiện công sức, trí lực của đời nay vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tâm linh, tín ngưỡng thờ Phật cao quý đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay.
Thiện Tâm
Theo baophapluat.vn
Khai mạc Lễ hội hoa tam giác mạch, du khách nườm nượp đến Hà Giang Tối 16/11, Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ V - 2019 với chủ đề "Sắc hồng cao nguyên đá" dã được khai mạc tại sân vận động trị trấn Đồng Văn. Lễ hội sẽ không đơn thuần chỉ giới thiệu hoa tam giác mạch mà còn mang đến trải nghiệm về chợ tình Khâu Vai, ngủ lều trại trên cao nguyên...