Phát triển đồng bộ giao thông để chờ Sân bay Long Thành
Hiện tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đang có nhiều phương án, đề xuất xây dựng nhiều dự án giao thông để tương lai giúp việc lưu thông đến và đi sân bay, cảng biển thuận lợi hơn.
Một đoạn Quốc lộ 51.
Thời gian qua Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) là hai địa phương đang được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh nhà Đồng Nai bởi đây là địa phương đang có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Trong tương lai Nhơn Trạch cũng sẽ là địa phương phát triển ngày càng mạnh về công nghiệp, cụm cảng,… Còn Long Thành không lâu nữa sẽ là địa phương có Sân bay quốc tế Long Thành, một sân bay lớn, tầm cỡ.
Cụ thể theo kế hoạch khoảng 4 năm nữa Sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ đi vào khai thác nên việc kết nối hạ tầng giao thông đến và đi từ sân bay, đến và đi các cụm cảng gần sân bay là điều cần thiết, gấp rút.
Trong quy hoạch hệ thống giao thông, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được xem là trục chính thực hiện vai trò kết nối giữa sân bay Long Thành với cụm cảng Cái Mép – Thị Vải. Bởi đây là tuyến đường sẽ gánh giúp áp lực thực tế cho QL51 đang hiện hữu.
Ngoài cao tốc ra thì các tuyến đường nhánh,… cũng đang gấp rút được mở rộng, hoàn thiện để phục vụ nhu cầu cấp thiết trong tương lai.
Quốc lộ 51 giao là tuyến giao thông huyết mạch.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Cao Tiến Dũng cho rằng, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là dự án quan trọng tạo sự thông thoáng trong kết nối giữa 2 địa phương Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi có sự kết nối này, hiệu quả của sân bay và cảng biển mới được phát huy và chắc chắn sẽ tạo ra động lực để cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển.
Với dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, thời gian qua đã được nghiên cứu để triển khai thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT).
Theo phương án mà Bộ GT-VT trình Chính phủ, tổng vốn đầu dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khoảng 18 ngàn tỷ đồng, trong đó chi phí đầu tư xây dựng giai đoạn 1 là 12 ngàn tỷ đồng và 6 ngàn tỷ đồng dành cho công tác giải phóng mặt bằng.
Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ được đầu tư với quy mô 8 làn xe và thực hiện giải phóng mặt bằng toàn bộ với quy mô này. Tuy nhiên, trước mắt, một số đoạn sẽ được đầu tư với quy mô 4 làn xe. Riêng đối với các đoạn đi ngang sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ được đầu tư với quy mô 8 làn xe.
Ngoài dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Chính phủ cũng đã ủng hộ các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu dự án đoạn đường sắt Biên Hòa – Cái Mép như một phần nối dài của tuyến đường sắt Bắc – Nam để vận chuyển hàng hóa từ các vùng miền, trong đó có sân bay Long Thành đến Cái Mép – Thị Vải.
Song song đó hệ thống đường vành đai bao gồm đường vành đai 3, vành đai 4 cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải. Do đó, nhu cầu đầu tư để sớm khép kín các tuyến đường vành đai này rất cấp bách.
Với những tuyến giao thông thiết yếu trong tương lai việc kết nối sân bay với cảng biển cùng những địa phương khác sẽ thiện tiện hơn rất nhiều. Tạo điều kiện phát triển địa phương, khu vực và vùng.
Lo nguồn vốn cho dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Dự án Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được chuyển giao cho Bộ GT-VT để triển khai các bước thủ tục đầu tư và dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện dự án vẫn đang là "nút thắt" chưa được tháo gỡ.
Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khi hoàn thành xây dựng sẽ giúp giảm tải lưu lượng phương tiện giao thông trên quốc lộ 51. Ảnh: Phạm Tùng
* Phấn đấu khởi công vào quý IV-2021
Dự án Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ làm giảm áp lực giao thông đối với quốc lộ 51 và tạo tuyến kết nối mới cho vùng Đông Nam bộ. Đặc biệt, dự án này cũng sẽ giúp khai thác hết công suất cảng Cái Mép - Thị Vải vốn mới chỉ khai thác được 40% công suất do gặp khó khăn về giao thông.
Giám đốc Sở GT-VT Từ Nam Thành cho hay, hiện nay do lượng phương tiện lưu thông lớn nên tình trạng kẹt xe, ách tắc thường xuyên xảy ra trên tuyến quốc lộ 51. Do đó, việc sớm triển khai xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, trước hết sẽ giúp giảm áp lực giao thông cho tuyến quốc lộ này, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.
Trong tương lai, khi cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối, khai thác cảng hàng không lớn nhất cả nước này.
Để thực hiện dự án, Chính phủ đã giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất hình thức đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án này.
Cuối tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn I) qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu theo hình thức PPP (hợp đồng BOT).
Theo đó, dự án có chiều dài tuyến qua địa bàn tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2 km; qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 19,5km. Điểm đầu nối với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn tránh TP.Biên Hòa, điểm cuối giao với đường vành đai TP.Bà Rịa (quốc lộ 56).
Hiện nay, các bước thực hiện thủ tục đầu tư cho dự án Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được chuyển giao cho Bộ GT-VT thực hiện.
Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Anh Tuấn cho biết, hiện nay Văn phòng Chính phủ đang xin ý kiến góp ý các bộ, ngành để trình Thủ tướng phê duyệt dự án. "Chúng tôi cũng rất mong các cơ quan ủng hộ để phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và chúng ta có thể khởi công được vào cuối quý IV-2021" - Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết.
* Vẫn lo nguồn vốn
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trình Chính phủ, dự án Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT. Tổng mức đầu tư dự án hơn 19 ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và vốn huy động (khoảng hơn 12 ngàn tỷ đồng).
Dự án xây dựng 7 nút giao liên thông, 13 cầu vượt dòng chảy, 4 cầu vượt đường ngang và 19 cầu đường ngang vượt đường cao tốc.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nêu rõ về phương án tài chính thanh toán vốn cho nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư thanh toán toàn bộ chi phí đầu tư, thực hiện đầu tư, duy tu bảo dưỡng công trình, chi phí hoạt động trong suốt thời gian khai thác dự án.
Nhà đầu tư thu hồi vốn thông qua thu phí, mức thu phí theo biểu giá quy định của Nhà nước. Trạm thu phí đặt trên tuyến đường mở mới phải đảm bảo lợi ích cho người dân khi tham gia giao thông.
Doanh thu thu phí để tính toán hoàn vốn cho dự án được xác định trên cơ sở dự báo lưu lượng xe; thời gian dự kiến thu phí từ năm 2025. Thời gian khai thác (thu phí) của nhà đầu tư dự kiến 24 năm 6 tháng (sẽ được xác định cụ thể trong bước đàm phán; ký kết hợp đồng dự án). Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Nói về nguồn vốn thực hiện dự án, Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Anh Tuấn cho biết, hiện vẫn rất lo ngại về nguồn vốn thực hiện. Theo ông Lê Anh Tuấn, phải có nguồn ngân sách nhà nước (phần vốn công) để đảm bảo tính khả thi thì mới triển khai được theo hình thức đối tác công tư. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn vốn đầu tư công trung hạn của nhiệm kỳ 2021-2025 chưa được Quốc hội thông qua. "Phải đến năm 2021, Quốc hội mới xem xét phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn. Do đó, Bộ GT-VT cũng rất lo lắng với thực trạng con gà, quả trứng lại đợi nhau" - Thứ trưởng Bộ GT-VT Lê Anh Tuấn cho hay.
Cẩu thi công cầu Phước Khánh bị tàu container đâm gãy Cẩu thi công cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành bị tàu container đâm gãy, sáng 21/2. Tàu container tải trọng 8.000 tấn, bị cho chết máy khi chạy trên sông Sài Gòn rồi trôi đến khu vực thi công cầu Phước Khánh ở sông Lòng Tàu (nối huyện...