Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Cần tạo bước đột phá
Thay đổi chính sách về mức đóng, tình hình kinh tế còn khó khăn, địa phương chưa ban hành chính sách hỗ trợ thêm mức đóng cho người lao động (NLĐ) tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là những nguyên nhân chính khiến việc vận động, phát triển và duy trì người tham gia gặp khó khăn trong thời gian qua.
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện giảm
Thời gian qua, cơ quan BHXH và các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa chính sách BHXH tự nguyện để thu hút thêm nhiều NLĐ khu vực phi chính thức tham gia. Tuy người dân đã dần nhận thức được đây là chính sách ưu việt để giảm bớt những khó khăn khi về già, nhưng tỷ lệ người dân tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện có xu hướng giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023. Theo báo cáo của BHXH tỉnh, tính đến hết tháng 6, toàn tỉnh có 15.138 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 74,1% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, giảm 3,49% so với cùng kỳ năm trước (giảm 548 người); giảm 7,37% so với tháng 12 năm 2022 (giảm 1.205 người). Tỷ lệ bao phủ BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động trong độ tuổi là 2,65%, thấp hơn bình quân chung của cả nước.
Truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân TP. Nha Trang.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Điệp – Phó Trưởng phòng Truyền thông BHXH tỉnh cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện giảm. Năm 2023, khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn chậm, nhất là nhóm ngành dịch vụ du lịch, vì thế, lao động tham gia BHXH bắt buộc với thu nhập thấp nên không thể hỗ trợ người thân, người nhà tham gia BHXH tự nguyện. Trong khi đó, từ ngày 1-1-2022, mức đóng BHXH tự nguyện thay đổi trên cơ sở điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn giai đoạn 2022 – 2025 theo quy định tại Nghị định số 07 ngày 27-1-2021 của Chính phủ về việc quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 (từ 700.000 đồng lên 1,5 triệu đồng). Vì thế, số người tham gia BHXH tự nguyện giảm nhiều từ năm 2022 và tiếp tục giảm sâu trong 6 tháng đầu năm 2023. Ngoài ra, đến nay, địa phương cũng chưa có chính sách hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện nên chưa thu hút NLĐ tham gia.
Xây dựng nghị quyết hỗ trợ mức đóng cho người tham gia
Với những khó khăn, thách thức nêu trên, BHXH tỉnh đang nỗ lực thực hiện nhiều nhóm giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Trong đó, chú trọng công tác truyền thông, nhất là hình thức truyền thông trực tiếp; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ năng vận động, tuyên truyền phát triển người tham gia; linh hoạt áp dụng các hình thức thu, nộp tiền đóng trực tiếp hoặc trên Cổng Dịch vụ công quốc gia… Bên cạnh đó, BHXH tỉnh tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng dự thảo nghị quyết về hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 để trình HĐND tỉnh xem xét.
Vừa qua, tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về việc xây dựng chính sách hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện, đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, hiện nay, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện theo Nghị định số 134 ngày 29-12-2015 của Chính phủ. Tuy nhiên, mức hỗ trợ này còn thấp (đối với lao động thuộc hộ nghèo là 99.000 đồng/tháng, lao động thuộc hộ cận nghèo là 82.500 đồng/tháng và 33.000 đồng/người/tháng đối với NLĐ thuộc đối tượng khác). Trong khi đó, đa số NLĐ tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh đều tập trung ở khu vực nông thôn, lao động tự do ở khu vực thành thị, việc làm thiếu ổn định, thu nhập thấp. Vì vậy, mức hỗ trợ như hiện nay chưa thực sự thu hút đông đảo NLĐ tham gia đóng BHXH tự nguyện. Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có hơn 404,2 nghìn lao động trong độ tuổi, 335 nghìn nông dân và lao động phi chính thức chưa tham gia BHXH. Để tạo bước đột phá trong việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiến nghị UBND tỉnh xem xét xây dựng dự thảo nghị quyết về hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh để trình HĐND tỉnh thông qua. Từ đó, tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ thêm mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng cho NLĐ thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác…
Cũng tại buổi làm việc, ông Đinh Văn Thiệu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030. Trong quá trình hoàn thiện dự thảo nghị quyết cần xem xét mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ phải phù hợp với nguồn ngân sách của tỉnh; nêu rõ thời hạn được thụ hưởng hỗ trợ của các đối tượng… BHXH tỉnh và các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, nhất là các đối tượng có thu nhập ổn định, người hoạt động không chuyên trách ở các thôn, tổ dân phố.
Chính sách hỗ trợ thêm mức đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện khi được thông qua sẽ góp phần đảm bảo các mục tiêu về BHXH theo nội dung Nghị quyết số 03 ngày 14-10-2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong đó, phấn đấu mục tiêu đạt hơn 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH; hơn 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có hơn 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.
Người tham gia BHXH tự nguyện ở TP.HCM giảm hơn 6.000 người
Báo cáo của Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho thấy số người tham gia BHXH tự nguyện tăng từ 8.283 người năm 2017 lên 51.401 người năm 2021.
Tổng số người thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện trong 10 tháng chỉ còn 848 người, giảm hơn 6.000 người so với năm 2021.
Ngày 16.11, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM có báo cáo kết quả thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2021.
Báo cáo cho thấy số người tham gia BHXH tự nguyện tăng từ 8.283 người năm 2017 lên 51.401 người năm 2021. Tuy nhiên, trong 10 tháng năm 2022, số người tham gia BHXH tự nguyện chỉ còn 30.170 người, giảm tới 21.231 người so với năm 2021. Nếu so với 4,9 triệu lao động tại TP.HCM thì số người tham gia BHXH tự nguyện hiện chỉ chiếm 0,6% lực lượng lao động. Đáng lưu ý, tổng số người thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện trong 10 tháng chỉ còn 848 người, giảm hơn 6.000 người so với năm 2021.
Trong khi đó, theo chỉ tiêu Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành T.Ư và Kế hoạch 2558 của UBND TP.HCM, số người tham gia BHXH tự nguyện đến năm 2025 tại TP.HCM phải chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi, tương ứng 150.000 người, trong 3 năm 2023 - 2025 bình quân phải tăng 50.000 người/năm.
BHXH TP.HCM phân tích có tình trạng giảm sâu này là do người dân gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Đặc biệt, nhóm người lao động tự do không có nguồn thu nhập ổn định, bị mất việc làm; trong khi đó, giá cả tiêu dùng tăng nên họ hầu như không có khả năng tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện hoặc phải tạm dừng đóng.
Ngoài ra, theo quy định của Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, từ năm 2022, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/người/tháng, nên mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 có sự điều chỉnh theo hướng tăng lên (tăng 2,14 lần). Trong đó, mức đóng cho đối tượng thuộc hộ nghèo tăng từ mức 107.800 đồng/người/tháng lên 231.000 đồng/người/tháng; đối tượng thuộc hộ cận nghèo tăng từ mức 115.500 đồng/người/tháng lên 247.500 đồng/người/tháng; đối tượng khác tăng từ mức 138.600 đồng/người/tháng lên mức 297.000 đồng/người/tháng.
BHXH TP.HCM cũng đề cập việc mức đóng tăng nhưng chế độ không thay đổi, khiến chính sách về BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn. Hiện, người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất (trái với BHXH bắt buộc có các chế độ khác như trợ cấp thất nghiệp, thai sản, ốm đau...); thời gian để hưởng chế độ hưu trí khá dài (20 năm tham gia BHXH).
BHXH TP.HCM đề ra hàng loạt giải pháp để hoàn thành mục tiêu chung song song với kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi luật BHXH năm 2014, xem xét giảm thời gian tham gia BHXH để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện ngắn hơn so với người tham gia BHXH bắt buộc; mở rộng thêm chế độ ngắn hạn cho người tham gia BHXH tự nguyện. Đồng thời, đề nghị Thành ủy, HĐND, UBND TP.HCM xem xét hỗ trợ thêm kinh phí tham gia bảo hiểm tự nguyện so với mức hỗ trợ theo quy định của Chính phủ cho người tham gia BHXH tự nguyện từ ngân sách TP.
TP Hồ Chí Minh: Hơn 96% người lao động đã nhận tiền hỗ trợ thuê nhà Ngày 8/9, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, đến nay các quận, huyện và thành phố Thủ Đức cơ bản đã hoàn thành chi hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê...