Phát triển Công viên địa chất: Hướng đi mới của du lịch xứ Lạng
Công viên địa chất Lạng Sơn với tổng diện tích gần 3.900km2 thuộc phạm vi hành chính của các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng và Hữu Lũng.
Đây là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, thuận lợi cho phát triển du lịch dịch vụ.
Công viên địa chất Lạng Sơn có địa hình chủ yếu là núi đá vôi và hang động karst chứa những giá trị to lớn về khảo cổ học và văn hóa, đa dạng sinh học và khoáng sản. Tại khu vực này, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều dấu tích sơ kỳ đá mới “Văn hóa Bắc Sơn”. Huyện Bắc Sơn còn là “địa chỉ đỏ” với nhiều di tích lịch sử cách mạng vẫn được lưu giữ bảo tồn như Di tích Khuổi Nọi, Đình Nông Lục, Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn; hội tụ đa dạng các nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Mông.
Công viên địa chất Lạng Sơn với tổng diện tích là gần 3.900km2, thuộc phạm vi hành chính của 5 huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng và Hữu Lũng
Ngày 13/12/2021 của UBND tỉnh Lạng Sơn có quyết định thành lập Công viên địa chất Lạng Sơn gồm phạm vi hành chính của 5 huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng với tổng diện tích 3.845,8 km2. Đây thực sự là “cú hích” giúp huyện Bắc Sơn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể và phi vật thể, góp phần nâng tầm du lịch Bắc Sơn. Bà Đỗ Thanh Loan, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Bắc Sơn cho biết: “Là 1 trong 5 huyện nằm trong vùng Công viên địa chất là cơ hội rất tốt để địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án phát triển du lịch trong thời gian tới, là cơ hội để huyện tiếp tục khai thác những tiềm năng thế mạnh vốn có để phát triển du lịch, để từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Bắc Sơn, góp phần nâng cao thu nhập đời sống cho bà con nhân dân, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn”.
Quá trình karst hóa đã tạo cho vùng Công viên địa chất Lạng Sơn một hệ thống hang động đá vôi đẹp, nhiều thạch nhũ và hầu hết đều được bảo tồn nguyên vẹn…
Đến với Công viên địa chất Lạng Sơn, ngoài việc khám phá những nét độc đáo của giá trị di sản (văn hóa, đa dạng sinh học, địa chất – địa mạo, địa văn hóa, khảo cổ học), du khách có thể tham gia trò chơi leo núi mạo hiểm. Môn thể thao đòi hỏi thể lực, sự khéo léo và lòng can đảm này được biết đến từ khoảng 10 năm trước tại huyện Hữu Lũng. Khi chinh phục được những ngọn núi cao nơi đây, du khách có thể phóng tầm mắt tận hưởng khung cảnh đồng lúa, nương ngô xanh mướt phía dưới. Nếu không yêu thích leo núi, du khách có thể thả mình trong làn nước xanh mát tại các hồ tắm trong núi như Mỏ Cả, Mỏ Mây… Anh Roy Ron, du khách Pháp hào hứng: “Tôi đã đến đây 3 lần rồi, môi trường ở đây thật sự thoáng đãng, khung cảnh bình yên, trong xanh cùng với sự yên bình của làng quê của người dân bản địa. Chất lượng đá ở đây rất tốt nên trải nghiệm leo núi ở đây thực sự hấp dẫn. Tôi sẽ quay lại đây bất cứ lúc nào rảnh rỗi để có thể trải nghiệm nơi này nhiều lần hơn nữa”.
Video đang HOT
Vùng Công viên địa chất Lạng Sơn có các giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử rất đa dạng, phong phú với sự bảo tồn khá nguyên vẹn 7 nhóm di sản văn hóa phi vật thể gồm: Tiếng nói và chữ viết, tập quán xã hội, các điệu dân ca dân vũ cùng nghệ thuật trình diễn độc đáo; các lễ hội và nghề thủ công truyền thống
Cũng như nhiều địa phương khác, vùng Công viên địa chất Lạng Sơn có các giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử rất đa dạng, phong phú với sự bảo tồn khá nguyên vẹn 7 nhóm di sản văn hóa phi vật thể gồm: Tiếng nói và chữ viết, tập quán xã hội, các điệu dân ca dân vũ cùng nghệ thuật trình diễn độc đáo; các lễ hội và nghề thủ công truyền thống. Công viên địa chất Lạng Sơn cũng bao gồm nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị như ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng, nền văn hóa Bắc Sơn…, chứng minh nơi đây là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ trong một hệ sinh thái núi đá vôi với gần 800 loài thực vật, trong đó có hàng chục loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam…
Với sự hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương, Lạng Sơn đang xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu.
Tiềm năng di sản địa chất ở các huyện thuộc vùng Công viên địa chất Lạng Sơn cũng khá phong phú. Quá trình karst hóa cùng với các điều kiện về địa hình, khí hậu, thủy văn và một số điều kiện khác đã tạo cho vùng Công viên địa chất Lạng Sơn một hệ thống hang động đá vôi đẹp, nhiều thạch nhũ và hầu hết đều được bảo tồn nguyên vẹn…
Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng và thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong Công viên địa chất Lạng Sơn; xây dựng và triển khai nhiều chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản và Công viên địa chất Lạng Sơn. Ông Hoàng Thế Vinh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Quản lý Công viên địa chất tỉnh Lạng Sơn cho biết: Đây là điều kiện để phát huy các tiềm năng, thế mạnh của vùng Công viên địa chất Lạng Sơn gắn với phát triển kinh tế – xã hội. “Muốn phát triển xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì Lạng Sơn xác định rõ phải phát triển bền vững, lâu dài, gắn với giá trị riêng biệt. Những giá trị tài nguyên, địa chất địa mạo, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể thì Lạng Sơn đều hội tụ đầy đủ để trở thành Công viên địa chất toàn cầu. Và nếu hòa vào được mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu thì việc quảng bá hình ảnh về du lịch Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ tới được đông đảo du khách trong và ngoài nước”, ông Hoàng Thế Vinh cho biết.
Hiện tỉnh Lạng Sơn đang xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận dãy núi đá vôi và thung lũng Bắc Sơn là công viên địa chất toàn cầu và có những chiến lược về giáo dục cộng đồng; bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển du lịch… nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể của di sản địa chất và các loại hình di sản khác, góp phần phát triển bền vững kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng của khu vực Công viên địa chất nói riêng, Lạng Sơn và các tỉnh Đông Bắc Việt Nam nói chung./.
Huyện Mèo Vạc: Từ bản sắc văn hóa đến sự đặc sắc của du lịch
Nằm trong Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc là một trong những tuyến điểm du lịch quan trọng của Hà Giang.
Nhắc đến huyện Mèo Vạc là tới cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ với dòng sông Nho Quế, vách đá thần Mã Pì Lèng, con đường Hạnh Phúc... Cùng với đó là Lễ hội Chợ tình Khâu Vai và các Làng văn hóa du lịch cộng đồng giàu bản sắc dân tộc Mông như: thôn Pả Vi Hạ (xã Pả Vi); Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà (xã Tát Ngà)...
Lễ hội Chợ tình Khâu Vai - điểm đến du lịch riêng có của huyện Mèo Vạc
Những năm qua, nhờ chú trọng bảo tồn văn hóa gắn với phát triến du lịch và triển khai các đề án phát triển thương mại - dịch vụ, kinh tế - xã hội của huyện Mèo Vạc đã có những bước phát triển rõ rệt.
Tính đến năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa của huyện Mèo Vạc đạt 647,27 tỷ đồng, tăng 1,93 lần so với năm 2015; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 144 tỷ đồng, tăng 82,41 tỷ đồng so với năm 2015; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20 triệu USD.
Đến nay, kết cấu hạ tầng du lịch của huyện Mèo Vạc cơ bản đã được đầu tư, nâng cấp, tôn tạo; các điểm thăm quan, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí phát triển mạnh...
Với chủ trương phát triển du lịch, gắn với khai thác, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và lợi thế của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc đang tiếp tục đầu tư, thu hút đầu tư nâng cấp và khai thác hiệu quả các công trình, dự án là điểm nhấn du lịch của huyện.
Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc) - một trong "tứ đại đỉnh đèo" ở Việt Nam
Trong đó phải kể đến các điểm đến đang được rất nhiều du khách quan tâm như: Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ; Chợ tình Khâu Vai; Khu du lịch đa trải nghiệm Mê cung đá; Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Tả Lủng; Nhà máy chế biến thịt bò Vàng; Dự án khu đô thị mới Cao nguyên đá; Dự án khu du lịch sông Nho Quế; Dự án xây dựng khu du lịch khám phá, trải nghiệm Parastone; Dự án đầu tư khai thác hang động tại thôn Sán Tớ và hố sụt tại thôn Tìa Chí Dùa (thị trấn Mèo Vạc)...
Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư khai thác hiệu quả Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán phục vụ phát triển du lịch; đầu tư dự án trồng rừng bảo tồn cảnh quan Mã Pì Lèng. Triển khai thực hiện tốt các quy hoạch vùng trồng hoa tam giác mạch tại thị trấn Mèo Vạc, Tả Lủng, Pả Vi, Pải Lủng; vùng trồng cây đào cảnh quan các trục đường (từ thị trấn Mèo Vạc đi xã Khâu Vai, Pải Lủng..), tạo điểm nhấn du lịch của huyện.
Đặc biệt, để du khách có thêm những trải nghiệm ý nghĩa khi đến với huyện Mèo Vạc, Phòng Văn hóa của huyện Mèo Vạc đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương khôi phục, duy trì, phát triển các lễ hội truyền thống của các dân tộc, theo Đề án: Tổ chức ngày hội văn hóa của dân tộc Nùng - Giáy gắn với Chợ phong lưu Khâu Vai, Chợ phong lưu xã Sơn Vĩ; Ngày hội văn hóa dân tộc Mông, gắn với Festival khèn Mông; Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô gắn với Lễ mừng ngô mới; Ngày hội văn hóa dân tộc Dao gắn với Lễ hội Bàn Vương...
Huyện Mèo Vạc nổi tiếng với hẻm Tu Sản hùng vỹ
Theo ông Nguyễn Huy Sắc - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc: Xác định du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mèo Vạc, bên cạnh việc khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên sẵn có; huyện Mèo Vạc rất chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng phục vụ du lịch như: Mật ong bạc hà, lợn đen Lũng Pù, thịt bò vàng Mèo Vạc, gạo khẩu mang, trang phục dân dân tộc Mông, Dao, Nùng, Lô Lô... Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch, dịch vụ.
Với các hộ dân có mong muốn và có đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ cộng đồng phục vụ du lịch, huyện Mèo Vạc luôn khuyến khích và tạo cơ chế để thu hút đầu tư bảo tồn, phát triển nhà ở dịch vụ theo kiến trúc nhà truyền thống dân tộc Mông, Tày, Nùng, Giấy để thu hút du khách và phát triển du lịch bền vững.
Giờ đây, lên với huyện Mèo Vạc, du khách đã thoải mái và an tâm hơn rất nhiều bởi dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông... ở huyện vùng cao biên giới này đã có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng văn minh, hiện đại.
Sự thay đổi này không chỉ mang lại thuận lợi cho đồng bào các dân tộc ở huyện Mèo Vạc, mà hơn thế còn tạo cú hích để hoạt động thương mại - dịch vụ của huyện Mèo Vạc phát triển; từ đó thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với huyện Mèo Vạc và ở lại lưu trú, thưởng thức các đặc sản độc đáo của địa phương.
Vẻ đẹp kỳ ảo của hang Gió Từng được biết đến là một trong những thắng cảnh thu hút du khách hàng đầu Xứ Lạng, hang Gió (nằm trên địa bàn thôn Sao Thượng B, xã Sao Mai, huyện Chi Lăng) gây ấn tượng bằng vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú với những nhũ đá tự nhiên có hình thù độc đáo như: các con vật, dòng nước, hoa sen,...