Phát triển công nghiệp ô tô được hưởng nhiều ưu đãi
Dự án đầu tư phát triển công nghiệp ô tô được vay vốn, hỗ trợ xúc tiến thương mại cũng như được ưu đãi nhiều loại thuế.
Chính phủ vừa ban hành Quyết định quy định cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, các dự án đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị để sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô và xe chuyên dùng của các doanh nghiệp trong nước được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Các doanh nghiệp sản xuất các dòng xe ưu tiên được hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia.
Riêng đối với doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng và xe nguyên chiếc, được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu theo quy định hiện hành.
Các dự án sản xuất, lắp ráp các dòng xe ưu tiên phát triển được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính phủ. (Ảnh minh họa: KT)
Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô; dự án sản xuất, lắp ráp ô tô tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Đối với các loại phụ tùng, linh kiện động cơ, hộp số, cụm truyền động, các loại phụ tùng, linh kiện sản xuất trong nước đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng, áp dụng thuế nhập khẩu ở mức trần các cam kết thuế quan mà Việt Nam đã tham gia theo quy định.
Áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN ở mức trần cam kết đối với các dòng xe ưu tiên và các dòng xe trong nước đã sản xuất được, phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đối với các FTA khác thực hiện theo đúng cam kết.
Dự án đầu tư sản xuất các dòng xe ưu tiên có quy mô công suất trên 50.000 xe/năm và dự án sản xuất các bộ phận động cơ, hộp số, cụm truyền động, mức ưu đãi đối với từng dự án cụ thể do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Video đang HOT
Quyết định cũng quy định cụ thể các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai. Các dự án đầu tư sản xuất linh kiện và phụ tùng ô tô được hưởng các ưu đãi về đất đai theo quy định pháp luật về công nghiệp hỗ trợ. Các dự án đầu tư có quy mô lớn sản xuất các dòng xe ưu tiên và các bộ phận động cơ, hộp số và cụm truyền động, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức ưu đãi hơn vê tiền thuê đất (miễn, giảm) cụ thể đối với từng dự án.
Các dự án sản xuất, lắp ráp các dòng xe ưu tiên phát triển có quy mô lớn, ngoài việc được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi như trên sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ, ưu đãi đối với từng dự án cụ thể theo quy định./.
Theo_VOV
Mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi
Người cao tuổi khi không còn khả năng lao động cũng như sức khỏe đảm bảo cho cuộc sống. Vậy pháp luật có những quy định như thế nào đối với nhóm người này?
Hỏi: Mẹ tôi năm nay 82 tuổi, đã được hưởng trợ cấp tuất thân nhân người có công thì có được hưởng trợ cấp người cao tuổi nữa không?
Trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo quy định Luật Người cao tuổi và khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 10 năm 2003 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối tượng bảo trợ xã hội có nêu: Đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng là người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
Chế độ, chính sách đối với người cao tuổi và chế độ ưu đãi thân nhân của người có công từ trần là hai chế độ hoàn toàn tách biệt. Điều kiện hưởng chính sách người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi. Như vậy, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên là người đang hưởng chính sách ưu đãi người có công vẫn được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Mức trợ cấp:
-Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định thì mức hưởng trợ cấp của người cao tuổi hàng tháng là 270.000 đồng.
-Căn cứ Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định:
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
....
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
2. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo hệ số khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con đồng thời là đối tượng quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định này thì ngoài chế độ đối với người đơn thân nghèo đang nuôi con còn được hưởng chế độ đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 5 hoặc Khoản 6 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
3. Hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp
- Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).
- Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành ở Thủ đô Sáng nay, 16-2, tại cuộc họp giao ban của UBND TP Hà Nội về kết quả công tác phục vụ Tết Nguyên đán Bính thân 2016, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải chấm dứt ngay dư âm Tết, đồng thời chỉ rõ những nhiệm vụ trọng yếu trước mắt mà thành phố sẽ triển...