Phát triển ‘chóng mặt’ xe đạp điện sẽ gây mất ATGT
“Nếu không đề ra những giải pháp mạnh thì chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ dẫn đến tình trạng loạn xe đạp điện như xe máy. Và xe đạp điện sẽ là phương tiện gây mất trật tự ATGT cao, kể cả gây ùn tắc giao thông”.
TS đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia về việc xe đạp điện đang phát triển quá nhanh, gây mất trật tự ATGT.
Nhìn từ góc độ ATGT, ông đánh giá như thế nào về tình trạng học sinh đi xe đạp điện với tốc độ cao, lạng lách gây mất trật tự ATGT và không đội MBH đang diễn ra hiện nay?
Đối với các gia đình có con em đi học bằng phương tiện cá nhân, do tuổi các em chưa được đi xe máy thì xe đạp điện sẽ giúp các em tự tới trường…
Khó xử lý học sinh điều khiển xe đạp điện vi phạm trật tự ATGT (Ảnh: VOV giao thông)
Tuy nhiên, với điều kiện giao thông hỗn hợp của Việt Nam hiện nay, không có đường dành riêng cho các phương tiện như xe đạp điện, xe thô sơ thì xe đạp điện cũng là một trong những loại phương tiện có nguy cơ gây TNGT rất cao.
Sở dĩ nói như vậy là bởi, tốc độ xe đạp điện đi trong nội đô không khác gì xe máy và cũng chiếm lòng đường bằng xe máy.
Đặc biệt, những người điều khiển xe đạp điện chủ yếu là học sinh, kỹ năng chưa nhiều lại dễ bị a dua, kích động nên rất dễ có tình trạng thách đố lạng lách, đánh võng…
Ngoài ra, quy định người đi xe đạp điện, xe mô tô phải đội MBH, nhưng thực tế hiện nay người điều khiển xe đạp điện đội MBH là rất ít và gần như không có. Nếu đi xe đạp điện không đội MBH khi chẳng may tai nạn xảy ra thì mức độ nguy hiểm không khách gì xe máy.
Video đang HOT
Vậy ông có thể cho biết, thời gian vừa qua đã có bao nhiêu vụ TNGT có liên quan đến xe đạp điện?
Chưa có thống kê chi tiết cụ thể về các vụ TNGT do xe đạp điện. Nhưng theo các báo cáo địa phương về phân tích TNGT thì một số vụ tai nạn giữa xe đạp điện với xe máy, giữa xe đạp điện với các phương tiện khác thì xe đạp điện không phải là nguyên nhân mà thường là nạn nhân của các vụ TNGT.
Tuy nhiên, thực chất nếu phân tích sâu xa ra thì tai nạn từ xe đạp điện cho thấy chủ yếu là do người điều khiển chuyển hướng không quan sát, không có dấu hiệu xin chuyển hướng và đi không đúng làn đường, phần đường. Như vậy, xét một cách tổng thể xe đạp điện cũng là nguyên nhân gây nên TNGT.
Được biết tại một số địa phương đã ra quân xử lý xe đạp điện vi phạm trật tự ATGT. Vậy ông có thể cho biết kết quả báo cáo về Uỷ ban ATGT Quốc gia như thế nào?
Chủ trương chung thì tất cả các địa phương trên cả nước vẫn phải xử lý tình hình xe đạp điện gây mất trật tự ATGT, nhưng theo chiến dịch tập trung thì Hà Nội và Quảng Ninh là hai địa phương làm mạnh nhất.
Trong đó, Hà Nội tập trung vào hành vi không đội MBH khi đi xe đạp điện, xe máy điện và đi không đúng phần đường, làn đường.
Tháng 5 vừa qua, sau một tháng Hà Nội ra quân xử lý vi phạm thì tình trạng học sinh đi xe đạp điện không đội MBH đã có cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cứ sau các đợt cao điểm thì cơ bản tình hình vi phạm lại tái diễn.
Thực tế trong tuần tra kiểm soát xe đạp điện hiện nay cho thấy, nếu không đề ra những giải pháp mạnh ngay thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa sẽ dẫn đến tình trạng loạn xe đạp điện như xe máy. Và xe đạp điện sẽ là phương tiện gây mất trật tự ATGT cao, kể cả gây ùn tắc giao thông.
Đối tượng đi xe đạp điện hiện nay chủ yếu là học sinh, Vậy Ủy ban ATGT đã có chỉ đạo gì đối với các địa phương trong việc kết hợp với nhà trường và gia đình để giáo dục các em nâng cao ý thức khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện?
Vào dịp khi giảng năm học 2013 – 2014, Bộ GD-ĐT đã có công văn riêng về vấn đề này gửi cho tất cả các trường phổ thông trên cả nước. Trong đó có vấn đề yêu cầu ký cam kết giữa nhà trường vời các em học sinh đó là nếu đi xe đạp điện thì phải đội MBH và chấp hành luật.
Ngoài ra, nhà trường cũng phải tăng cường giáo dục, đặc biệt là phải giáo dục kỹ năng điều khiển phương tiện xe đạp điện khi tham gia giao thông cho học sinh.
Đây là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT trong văn bản gửi tới các nhà trường đã phải nhắc đến phương tiện xe đạp điện, điều này cho thấy các cơ quan nhà nước đã thấy được vấn đề.
Dù Nghị định 34 có quy định xử phạt đối với người điều khiển xe đạp điện vi phạm trật tự ATGT. Nhưng thực tế đối tượng điều khiển phương tiện chủ yếu là học sinh, sinh viên không có tiền nộp phạt, điều này dễ dẫn đến việc “nhờn” luật?
Đối tượng đi xe đạp điện chủ yếu là học sinh đang sống phụ thuộc gia đình và phạt ở đây chỉ mang tính nhắc nhở là chính, nhưng nếu không xử lý thì cứ vi phạm tràn lan.
Do đó, vẫn phải làm vừa xử lý nhắc nhở, vừa tuyên truyền để các học sinh nâng cao ý thức khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện.
Xin cám ơn ông!
Vũ Điệp(thực hiện)
Theo VNN
82 người chết tai nạn giao thông dịp lễ 2/9
Gần 200 vụ tai nạn giao thông xảy ra trong 3 ngày vừa qua. Số nhập viện tại TP HCM lên đến hàng nghìn.
Theo Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, so với cùng kỳ năm trước thì số tử vong giảm nhưng bị thương tăng. Trong tổng số 198 vụ tai nạn giao thông đã xảy ra trong 3 ngày nghỉ lễ, đường bộ chiếm tới 197 vụ (tăng 67 vụ so với năm ngoái), làm chết 81 người (giảm 34 người) và bị thương 117 người (tăng 23 người).
Tai nạn giao thông vẫn tăng cao trong dịp nghỉ lễ. Ảnh: PV
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, nhận định thời tiết dịp Quốc khánh thuận lợi cho người dân đi chơi nên tai nạn có chiều hướng tăng, song không xảy ra nhiều vụ nghiêm trọng như các năm trước, số người chết giảm. Vụ tai nạn ở Đoan Hùng, Phú Thọ nặng nhất, làm 10 người chết và bị thương.
Ông Hiệp cho hay, qua theo dõi tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), có khoảng 40% ca chấn thương do tai nạn giao thông phải cấp cứu có liên quan đến bia rượu, chứng tỏ vào ngày lễ, tình trạng người dân uống rượu bia khi tham gia giao thông vẫn phổ biến.
Theo khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, ngày 1/9, bệnh viện này tiếp nhập tổng cộng 265 bệnh nhân trong đó đa phần là bị tai nạn giao thông. Ngoài ra, nơi đây cũng tiếp nhận 12 trường hợp bị thương do đâm chém, 3 trường hợp ngộ độc. Còn lại là những bệnh nhân mắc các loại bệnh lý khác. Trong số bệnh nhân đến bệnh viện, một trường hợp tử vong.
Ngày 2/9, theo các số liệu thống kê ban đầu, con số nhập viện cấp cứu và tai nạn giao thông cũng tương đương hôm trước. Nhiều trường hợp tai nạn khi nhập viện đã trong tình trạng mê man do chấn thương đa cơ quan và chấn thương sọ não.
Tại Bệnh viện Nhân dân 115, chỉ trong ngày 1/9, số ca nhập viện do tai nạn giao thông đã là 58 trường hợp, trong đó có một tử vong. Cùng lý do này, Bệnh viện Nhân dân Gia Định có 37 bệnh nhân với một ca tử vong. Nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố, riêng ngày nghỉ lễ đầu tiên, Bệnh viện đa khoa Củ Chi cũng tiếp nhận 31 trường hợp...
Thống kê của Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP HCM cho biết, trong ngày 1/9, các bệnh viện trên địa bàn thành phố cũng đã tiếp nhận hơn 1.800 ca nhập viện điều trị. Bao gồm, 940 người bị tai nạn với 170 ca tai nạn giao thông, 58 ca bị nạn sinh hoạt, 32 ca đả thương. Ngày 2/9, tình trạng nhập viện của các bệnh viện trên địa bàn thành phố xấp xỉ ngày 1/9. Số ca tai nạn giao thông nhập viện chiếm khoảng 40% tổng số ca cấp cứu và đến khám bệnh.
Thiên Chương - Đoàn Loan
Theo VNE
Bộ GTVT họp khẩn vụ lật tàu hỏa Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nghiêm khắc phê bình các đơn vị liên quan vì đã để xảy ra sự cố, đặc biệt là công tác khắc phục chậm. Sáng nay (11/7), Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGTQG Đinh La Thăng đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan đơn vị chức năng liên quan...