Phát triển bền vững thành phố Cần Thơ
Hôm nay, tại Hội trường Thành ủy, diễn ra hội thảo quan trọng “ Phát triển bền vững TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Cần Thơ tổ chức, với sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học ở các viện, trường, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, các doanh nhân…
Một góc đô thị trung tâm TP Cần Thơ nhìn từ trên cao. Ảnh: ANH KHOA
Video đang HOT
Hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo thành phố, các doanh nhân… trao đổi, thảo luận về các quan điểm, cơ chế, chính sách và nguồn lực (tài chính, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực…) cho phát triển bền vững TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, nhằm cung cấp thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tổng kết Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 17-2-2005, của Bộ Chính trị khóa IX, về “xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và đề ra các phương hướng phát triển bền vững TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu xây dựng TP Cần Thơ trở thành “thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, trung tâm văn hóa và y tế, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng – an ninh của vùng ĐBSCL và của cả nước”.
Sau 15 năm nỗ lực thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự hỗ trợ giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, sự ủng hộ của các địa phương, kinh tế – xã hội thành phố đạt nhiều kết quả tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng tăng lên; TP Cần Thơ dần khẳng định được vai trò là trung trung tâm kinh tế, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học – công nghệ của vùng; đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL và cả nước.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2006-2019, tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt mức bình quân 7,27%/năm, cao hơn mức trung bình toàn quốc, cao nhất trong Vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, hằng năm đóng góp khoảng 1,8% GDP cả nước. Năm 2019, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) đạt hơn 100.000 tỉ đồng, gấp 5 lần so với năm 2005, đứng đầu Vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2019 đạt 88,3 triệu đồng, gấp 7 lần năm 2005. Những con số trên thể hiện TP Cần Thơ đã từng bước khẳng định là một trong những động lực tăng trưởng của vùng ĐBSCL.
Một điểm nhấn quan trọng trong thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị là TP Cần Thơ thực hiện tốt công tác quy hoạch và phát triển đô thị, năm 2009 được Chính phủ công nhận là đô thị loại I, hướng tới mục tiêu là đô thị hạt nhân của vùng. Kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông, không ngừng được cải thiện, kết nối mạng lưới đô thị vùng, thể hiện vai trò đầu mối về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, như: Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Cảng biển Cần Thơ, cầu Cần Thơ, cầu Vàm Cống, Quốc lộ 1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 80… Trong tương lai, đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ hoàn thành sẽ tạo thêm sức bật cho TP Cần Thơ phát triển, như trong Thư của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gởi chúc mừng TP Cần Thơ nhân kỷ niệm 15 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đã khẳng định: “Cần Thơ sẽ còn phát triển đột phá hơn nữa với dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ và một số dự án giao thông huyết mạch khác kết nối trung tâm vùng ĐBSCL với các địa phương khác”.
Chúng ta vui mừng với những kết quả đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhưng theo đánh giá của lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương, giới chuyên môn, thì sự phát triển của TP Cần Thơ còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng tin tưởng rằng, sau Hội thảo này, nhất là sau Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tạo bước đột phá mới, nhằm phát triển bền vững TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mỗi chúng ta tin tưởng và hy vọng!
Đề ra 12 chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ mới
Ngày 7-5, Đảng bộ xã Đông Thuận, huyện Thới Lai - tổ chức cơ sở đảng được Ban Thường vụ (BTV) Thành ủy Cần Thơ chọn tổ chức đại hội (ĐH) điểm cấp cơ sở đã tiến hành ĐH đại biểu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Các đồng chí: Đại diện Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Đào Anh Dũng, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; các Ủy viên BTV Thành ủy, lãnh đạo các ban xây dựng đảng Thành ủy; đại diện thường trực các huyện ủy trực thuộc Thành ủy... đến dự. 115 đại biểu đại diện 233 đảng viên trong Đảng bộ xã được triệu tập dự ĐH.
Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 ra mắt trước Đại hội.
ĐH thống nhất đánh giá, 5 năm qua, Đảng bộ xã Đông Thuận đã chỉ đạo thực hiện đạt và vượt tất cả 12 chỉ tiêu chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển đổi theo hướng cánh đồng lớn sản xuất nông sản sạch, an toàn và cải tạo vườn kém hiệu quả trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ có bước phát triển, tăng 23 cơ sở so với năm 2015. Xã đã huy động các nguồn lực được 12,5 tỉ đồng xây dựng, nâng cấp hơn 53.000m đường, 8 cây cầu, nạo vét 43.000m kênh thủy lợi tạo nguồn và nội đồng phục vụ tưới tiêu cho hơn 2.500 ha lúa. Xã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia, huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp hằng năm đạt 100%. Các ngành, đoàn thể xã đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 1,82%. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được cấp ủy đảng, các ngành, đoàn thể xã chú trọng. Đảng bộ xã đã kết nạp được 60 đảng viên, đạt 100% kế hoạch.
ĐH thống nhất đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ mới là: Phát huy nội lực, tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng "Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, sản xuất an toàn, tiến tới sản xuất xanh, sạch, kết hợp phát triển thương mại - dịch vụ - công nghiệp, xây dựng". Huy động mọi nguồn lực, xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. ĐH đã thống nhất đề ra 12 chỉ tiêu chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng đảng - xây dựng hệ thống chính trị.
ĐH đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa IX, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 15 ủy viên. Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa IX họp phiên thứ nhất bầu BTV Đảng ủy 5 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Hữu Đạt tái đắc cử Bí thư Đảng ủy xã nhiệm kỳ 2020-2025. Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã bầu Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã 5 ủy viên. ĐH đã bầu 10 đại biểu chính thức, 1 đại biểu dự khuyết dự ĐH đại biểu Đảng bộ huyện Thới Lai nhiệm kỳ 2020-2025.
Đông Nam Bộ hoàn thiện hạ tầng giao thông để phát triển 45 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, đóng góp khoảng 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 60% ngân sách cả nước. Một trong những yếu tố mang đến sự phát triển vượt bậc này chính là việc các địa phương trong...