Phát triển 1 xét nghiệm xác định khi nào bệnh tình dục hóa ung thư
Viện Pasteur ở Paris (Pháp) vừa phát triển một xét nghiệm giúp biết được dạng HPV quý cô mắc phải có thể gây ung thư hay chỉ là nhiễm trùng đường tình dục đơn thuần.
Nhiễm papillomavirus ở người (HPV) là một dạng nhiễm trùng qua đường tình dục phổ biến, có thể lây lan qua bất kỳ kiểu hoạt động tình dục nào. Theo các nhà khoa học từ Viện Pasteur ở Paris (Pháp), HPV có đến 200 chủng với nhiều mức rủi ro khác nhau, có loại chỉ là một nhiễm trùng đường tình dục đơn thuần, không mấy nguy hại nhưng cũng có chủng dẫn đến ung thư cổ tử cung.
HPV là loại bệnh tình dục phổ biến, có nguy cơ dẫn đến nhiều dạng ung thư – Ảnh minh họa từ internet
Công cụ mới mà nhóm nghiên cứu này phát triển, mang tên HPV RNA-Seq có thể giải quyết mối lo ngại đó. Không chỉ giúp phát hiện ra một người có nhiễm HPV hay không, xét nghiệm này còn chỉ ra các dấu hiệu tiền ung thư nếu có.
Trong thử nghiệm trên 55 bệnh nhân, công cụ xét nghiệm này đã phát hiện và xác định được các loại nhiễm trùng HPV thuộc 16 chủng có nguy cơ cao gây ung thư, đồng thời cải thiện được độ nhạy so với các xét nghiệm cũ, bao gồm xét nghiệm DNA
Theo giáo sư Marc Eloit, thành viên nhóm nghiên cứu, công cụ này sẽ giúp loại bỏ nhiều thủ tục kiểm tra sức khỏe không cần thiết và tốn kém khác đối với người nghi nhiễm HPV, giúp sàng lọc người có nguy cơ phát triển ung thư. Ông tiết lộ rằng công cụ xét nghiệm này cũng có thể được áp dụng cho các bệnh ung thư liên quan đến HPV khác như ung thư hậu môn và ung thư miệng-họng.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Journal of Molecular Diagnostic.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), HPV là bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất nhưng phần lớn người phơi nhiễm HPV có thể tự khỏi mà không gặp vấn đề gì về sức khỏe. Đáng lo ngại là dù không có triệu chứng, người nhiễm HPV cũng có thể lây bệnh cho người khác.
Trong một số trường hợp, HPV gây ra một số vấn đề sức khỏe như những mụn rộp trông như cục u nhỏ, nhô hoặc dẹt, hoặc hình bông cải ở vùng sinh dục. Nguy hiểm hơn, nó có thể gây ung thư. Ước tính hầu hết các ca ung thư cổ tử cung liên quan đến HPV, ngoài ra nó còn có thể gây ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng- họng. Bệnh này có thể phòng ngừa bằng vắc-xin, tốt nhất là tiêm ở tuổi 11-12 (cả nam và nữ), nếu tiêm trễ thì không nên quá 26 tuổi bởi tác dụng của vắc-xin sẽ giảm.
Video đang HOT
Theo nguoilaodong
Đừng bỏ qua dấu hiệu da dễ bị bầm tím, có thể là do ung thư máu
Một loạt những căn bệnh nguy hiểm như bệnh gan, ung thư... có dấu hiệu báo trước thông qua những vết bầm tím xuất hiện bất thường trên da.
Thông thường, vết bầm tím trên da là do bị té ngã, bị đánh hoặc va đập ở mức độ nhẹ. Những va chạm sẽ tác động làm vỡ các mạch máu dưới da và gây bầm tím. Tình trạng này dễ xảy ra với người già vì da họ mỏng hơn người trẻ.
Da hay bị bầm tím là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm - Ảnh minh họa.
Nhưng nếu vết bầm tím xuất hiện nhiều lần, thậm chí khi không có sự tác động vật lý thì có thể là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường
Những người bị bệnh tiểu đường da có thể biến đổi màu thành ngăm đen, thường ở những vùng mà tại đó da thường xuyên tiếp xúc vùng da khác. Những biến đổi màu này có thể bị nhầm lẫn với vết bầm tím, nhưng nguyên nhân ẩn giấu thực ra là do đề kháng insulin.
Bệnh gan
Gan có chức năng sản xuất các yếu tố đông máu. Nếu bộ phận này bị tổn thương dẫn đến thiếu hụt protein cần thiết cho đông máu, bạn sẽ dễ bị chảy máu và bầm tím. Kèm theo đó là hiện tượng da chuyển sang màu vàng, ngứa, trong khi nước tiểu có màu sẫm và chân có thể bị sưng
Những người nghiện rượu là đối tượng dễ mắc các bệnh về gan nhất.
Bệnh máu không đông
Bệnh máu không đông có tính di truyền. Khi mắc bệnh, máu sẽ đông chậm hơn khi bị thương, thậm chí là không đông. Nguyên nhân gây bệnh là do thiếu một số loại protein cần thiết cho quá trình đông máu.
Những người khi mắc bệnh này thường hay xuất hiện những vết bầm dưới da. Vết thương chảy máu cũng khó cầm lại.
Thiếu vitamin
Thiếu hụt vitamin C và vitamin K có thể gây bầm tím không rõ nguyên nhân. Vitamin C rất quan trọng để chữa lành vết thương và sản xuất collagen, một thành phần cấu trúc quan trọng của da. Nếu không có đủ của vitamin C, các mạch máu sẽ mở và dễ bị vỡ. Dấu hiệu bạn cần bổ sung vitamin C bao gồm: Mệt mỏi, trầm cảm, chảy máu nướu răng, khớp sưng, chảy máu cam, tóc và da khô.
Ung thư
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bầm tím là dấu hiệu ung thư máu, ung thư tủy xương hoặc ung thư hạch bạch huyết. Lúc này, bệnh nhân thường dễ bị chảy máu nướu răng, da dễ bị bầm tím, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm và đau nhức xương đi kèm.
Do một số loại thuốc
Một số loại thuốc chống trầm cảm như Celexa và Prozac sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu vì làm cản trở lưu thông máu và gây viêm. Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu warfarin và thuốc giảm đau aspirin cũng có thể gây tác dụng phụ tương tự, theo MSN.
Người già dễ bị bầm tím nhiều hơn người trẻ. Ảnh minh họa
Bệnh xuất huyết dưới da
Xuất huyết dưới da là tình trạng về mạch máu (vốn phổ biến hơn ở người già) gây ra rất nhiều vết bầm nhỏ li ti. Các vết bầm tím là do máu bị rò rỉ ra ngoài các mao mạch nhỏ.
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ khiến làn da của bạn bị tổn thương và dễ bầm tím, thậm chí da bị mỏng đi nhanh hơn vì ánh nắng gây tổn hại cho da rất lớn, nhất là khi bị cháy nắng. Về lâu dài, bạn có khả năng bị ung thư da là rất lớn.
Để tránh điều này, bạn có thể ngăn chặn bằng cách che chắn không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, dùng kem chống nắng có mức độ SPF phù hợp.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Thuốc tiểu đường có thể góp phần giảm tế bào ung thư vú đến 76% Đây là một phát hiện mới trong nghiên cứu chữa ung thư vú của các nhà khoa học, đặc biệt là ung thư vú âm tính ba. Điều này được cho sẽ là cơ hội kéo dài sự sống của nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư này. Hầu hết các dạng ung thư vú đều phụ thuộc vào estrogen và progesterone...