Phạt tội quấy rối tình dục: Treo đấy cho vui?
Nói tới quấy rối tính dục, nhiều người vẫn nghĩ đó là hành vi ở nơi công sở. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa rộng thì các hành vi quấy rối tình dục tại xã, huyện, thậm chí là trên đồng… đều có thể bị phạt.
Quy định cấm quấy rối tính dục (QRTD) tại nơi làm việc trong Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012 là một bước tiến vượt bậc nhằm đảm bảo một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết thế nào là QRTD, tố cáo ai, phạt ai…
Những ranh giới mong manh
Xưa nay, nói tới QRTD, nhiều người vẫn nghĩ đó là hành vi ở nơi công sở. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa rộng “nơi làm việc” thì các hành vi QRTD tại xã, huyện, tại các làng nghề, thậm chí có thể là trên những cánh đồng… đều có thể bị phạt. Ngay cả giúp việc gia đình, khi làm việc bị sàm sỡ cũng là hành vi QRTD. Mức phạt mới nhất theo dự thảo nghị định hướng dẫn điều khoản này lên tới 50-75 triệu đồng.
Hiện nay, định kiến giới chính là rào cản lớn nhất khiến cho người bị QRTD không dám tố cáo (ảnh minh họa).
Báo cáo nghiên cứu mới nhất do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Bộ LĐTBXH mới thực hiện (tháng 12.2012) cho thấy, tình trạng QRTD đang diễn biến phức tạp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Từ văn phòng hành chính nhà nước, tới công ty, xí nghiệp, thậm chí ngay cả hợp tác xã… Ba trong nhiều lĩnh vực được nghiên cứu cho thấy, việc QRTD có thể diễn ra nhiều nhất là ngành giáo dục, y tế, và cả ngành chăn nuôi, thú y vốn là một ngành kinh tế đặc thù.
“Trong ngành chăn nuôi, thú y của bên tôi, do công việc suốt ngày liên quan đến phối giống, đỡ đẻ cho động vật nên ảnh hưởng rất nhiều đến lời nói và hành vi. Nhiều khi chẳng hiểu lúc nào “đối tượng” QRTD thật, lúc nào đùa” – một nữ cán bộ làm công tác thú y trăn trở.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, nỗi lo sợ mất việc đã khiến rất nhiều nạn nhân bị QRTD không dám lên tiếng hơn nữa họ im lặng vì cảm thấy xấu hổ. Theo ghi nhận của PV NTNN, ở các vùng nông thôn, hành vi QRTD tại nơi làm việc được nhìn nhận như một vấn đề nhạy cảm, khó nói nên có rất ít thông tin để chia sẻ.
Chị Lê Thị Tâm- kế toán tại một công ty xây dựng đóng trên địa bàn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) bày tỏ: “Tôi rất hoan nghênh điều luật này, bảo vệ cho người bị yếu thế – là phụ nữ như chúng tôi. Tuy nhiên, nếu tôi bị đồng nghiệp QRTD, tôi cũng không dám tố cáo, bởi việc đưa ra bằng chứng rất khó xác định, mà đưa ra rồi thì ảnh hưởng tới gia đình, chồng con. Vì vậy, nói chung tôi cho rằng chị em ở nông thôn mà bị QRTD sẽ không dám nói ra”.
Video đang HOT
Tương tự, chị Bùi Thị H (ở Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội) làm việc tại một công trường xây dựng ở phố Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Nhóm tôi gồm 4 chị em làm công việc dọn rác, thường xuyên bị công nhân trêu chọc, gạ gẫm “quan hệ”, thậm chí còn đòi “cho” mới cho chúng tôi làm công việc của mình. 2 chị em trong nhóm không chịu đã phải về quê, còn 2 chúng tôi thì làm dữ nên họ cũng phải nể”. Tuy nhiên, chị H không hề nghĩ hành vi đó là QRTD, và chị có thể tố cáo. Khi được hỏi, chị ngơ ngác: “Tố cáo với ai? Mà tôi xấu hổ lắm, không dám nói đâu”.
Không tố cáo, phạt ai?
Bà Nguyễn Thu Thúy – Trung tâm Nghiên cứu khoa học giới, phụ nữ, gia đình và vị thành niên (CSAGA) cho biết, theo định nghĩa của quốc tế thì tất cả hành vi, lời nói, cử chỉ (thậm chí cả ánh mắt) có ý gợi dục khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu, cảm thấy mất an toàn đều có thể được coi là QRTD.
Tuy nhiên, hiện nay định kiến giới chính là rào cản lớn nhất khiến cho người bị QRTD không dám tố cáo. Tại các công sở, người bị QRTD có thể bị đổ lỗi như cô ấy ăn mặc hở hang, thái độ khêu gợi, tư cách không đứng đắn, gạ gẫm, lợi dụng đàn ông… Còn ở nông thôn, người bị QRTD có khi lại “gặp nạn” trước bởi điều tiếng. Do đó, những người bị QRTD cắn răng chịu đựng vì cho rằng mình nói ra cũng không được bảo vệ, chỉ thiệt thân.
QRTD đang được thừa nhận là một vấn đề toàn cầu. Ở Australia, cứ 10 y tá thì có 6 người bị QRTD ở Mỹ, trên 50% lao động nữ bị QRTD còn ở Canada, 51% phụ nữ bị QRTD ít nhất một lần. Ở Trung Quốc, một cuộc điều tra vào năm 2009 cho thấy có 20% trong tổng số 1.837 người được phỏng vấn cho biết đã từng bị QRTD, trong đó 1/3 là nam giới. Kể từ 1995 trở lại đây, đã có 50 quốc gia xây dựng hệ thống pháp luật chống QRTD.
Thực tế tại các vùng nông thôn, chưa có vụ QRTD nào bị tố cáo. Bà Đoàn Thị Phương Loan- Trưởng ban Chính sách pháp luật của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hải Phòng cho biết, Ban chưa từng tư vấn một trường hợp nào về việc sàm sỡ, QRTD ở khu vực nông thôn.
Còn ở thành phố, ông Lê Văn Đại – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của Liên đoàn Lao động TP.Hải Phòng thì cho biết, toàn thành phố có hơn 30.000 lao động nữ, “tuy nhiên cả nhiệm kỳ qua, tôi chưa bao giờ nhận được tố cáo nào của nữ công nhân viên về vấn đề này. Đây là chuyện tế nhị, họ ít khi gửi đơn. Có được chứng cứ kèm theo còn khó hơn nữa. Thông thường họ sẽ tự giải quyết cá nhân với nhau. Bước cuối cùng mới nhờ đến công an can thiệp” – ông Đại nói.
Ông Nguyễn Văn An – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH TP.Đà Nẵng cũng bày tỏ: “Chúng tôi chưa biết ở Đà Nẵng có hay không chuyện QRTD tại nơi làm việc, cũng chưa nhận được đơn thư liên quan đến vấn đề này. Để quy định mới có tính khả thi cao, Bộ LĐTBXH cần lấy thêm nhiều ý kiến từ chính những người trong cuộc về việc làm thế nào để họ có thể tố cáo, và họ được bảo vệ thế nào sau khi tố cáo”.
Từ góc độ quản lý cấp xã, ông Trần Đình Vương – cán bộ UBND xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết: “Đọc trên báo thấy dự thảo quy định mức xử phạt cao nhất là 75 triệu đồng đối với cá nhân, mức xử phạt tăng gấp đôi với tổ chức, tôi thấy điều này khó khả thi. Vấn đề không phải là phạt bao nhiêu tiền, mà là làm thế nào để xác định rõ hành vi QRTD, bảo vệ nhân phẩm và danh dự người tố cáo, cũng như xử lý đúng người có hành vi xấu với người khác tại nơi làm việc. Nếu không, dù có phạt cả trăm triệu thì cũng chỉ là… treo đấy cho vui”.
Ông Đặng Đức San – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH): Vẫn chưa có định nghĩa đầy đủ
Hành vi QRTD mới được đưa vào Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực từ 1.5 tới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào về hành vi này. Hiện Bộ LĐTBXH vẫn căn cứ định nghĩa của quốc tế, nhưng thực tế cho thấy định nghĩa này khó phù hợp ở Việt Nam. Hiện, Tổ soạn thảo của Vụ Pháp chế đang tiến hành các bước tổng hợp ý kiến góp ý, dự kiến trong tháng 3 dự thảo mới sẽ được công bố.
Bà Lê Thị Mai Hoa – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Tĩnh: Cần xác định rõ các hành vi
Theo tôi, trước khi áp dụng các chế tài xử phạt, nghị định cần xây dựng hệ thống các hành vi xác định là QRTD, ranh giới giữa các hành vi. Đặc biệt, nên có điều khoản liên quan đến việc giáo dục QRTD, truyền thông hoặc khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nên quy chế ứng xử văn hoá tại nơi làm việc. Đặc biệt là tuyên truyền tới lao động làm việc tự do. Song song với đó, cần xác định cụ thể từng hành vi QRTD để có căn cứ xác định mức xử phạt.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Hồng ( Vụ Bình đẳng giới, Bộ LĐTBXH): Chỉ mong hạn chế một phần
QRTD đúng là ngày càng trầm trọng, nhưng thực tế rất khó trong việc đưa ra bằng chứng để chứng minh hành vi QRTD. Nếu đưa luật này vào áp dụng khó thực hiện được triệt để mà chỉ hạn chế một phần mà thôi. Bên cạnh đó, nếu không nghiên cứu kỹ để thực hiện luật này thì dễ dẫn đến lợi dụng để vụ lợi và trả thù lẫn nhau, trong khi chưa chắc nạn nhân đã được bảo vệ.
Bà Nguyễn Thu Thúy (Trung tâm Nghiên cứu khoa học giới, phụ nữ, gia đình và vị thành niên): Khó kiếm bằng chứng rõ ràng
Do các hành vi QRTD rất đa dạng hoặc chỉ diễn ra tại chỗ vắng, chỉ có hai bên với nhau nên đôi khi thiếu bằng chứng rõ ràng. Nghị định xử phạt đã là một văn bản hướng dẫn chi tiết việc thi hành luật, vì thế, nếu nghị định chưa có định nghĩa về QRTD thì “gây khó” cho cả nạn nhân và người có trách nhiệm xử phạt, vì họ sẽ không biết tố cáo như thế nào, thu thập bằng chứng như thế nào. Theo tôi, trước hết cần tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về hành vi QRTD để có thể biết về quyền và giới hạn hành vi của mình tại nơi làm việc…
Minh Nguyệt – Hữu Anh- Diệu Linh (ghi)
Theo Dantri
Lập tòa xử tội phạm vị thành niên
Để giải quyết các vụ án liên quan đến trẻ vị thành niên đang ngày càng gia tăng, phức tạp, TAND Tối cao đang xây dựng dự thảo đề án thành lập Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên.
Trao đổi với phóng viên, Trung tướng Trần Văn Độ, Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, cho biết mục tiêu chủ yếu của việc thành lập Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên là để xét xử các vụ án sâu sát hơn, phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng.
Nhiều bất cập
Theo Trung tướng Trần Văn Độ, những hành vi phạm tội của người chưa thành niên được đưa ra xét xử về cơ bản vẫn do tòa án các cấp xét xử theo thủ tục chung và phần lớn là do TAND cấp huyện xét xử. Nhiều vụ án còn được đưa về địa phương xét xử công khai đã làm cho các em trở nên hoang mang, nhiều em sau đó khó làm lại cuộc đời.
Theo dự thảo đề án do TAND Tối cao xây dựng, việc thành lập Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên xuất phát từ tình hình tội phạm là người chưa thành niên đang chiếm tỉ lệ cao, nghiêm trọng và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên ở Việt Nam.
Thống kê của Vụ Thống kê tổng hợp (TAND Tối cao) cho thấy nếu như năm 2009, TAND các cấp đã thụ lý 94.710 vụ, xét xử 89.609 vụ án liên quan đến hôn nhân gia đình thì năm 2010 đã thụ lý 103.332 vụ, xử 97.627 vụ năm 2011 lên tới 121.848 vụ và xét xử 115.331 vụ.
Một bị cáo vị thành niên bị xét xử tội hiếp dâm. Ảnh: PHẠM DŨNG
Án trẻ vị thành niên phạm tội cũng ở mức báo động khi năm 2009 thụ lý 2.953 vụ/4.055 bị cáo và năm 2011 thụ lý 2.516 vụ/3.471 bị cáo. Hơn nữa, ngày càng nhiều trẻ vị thành niên bị xâm hại, xâm hại về tình dục, bóc lột sức lao động, bạo lực mà trẻ vị thành niên là nạn nhân của những mâu thuẫn, bạo hành trong gia đình cũng như việc ly hôn của cha mẹ.
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng việc phối hợp giữa các cơ quan tố tụng khi giải quyết loại án do người chưa thành niên còn hạn chế, vẫn theo thủ tục chung mà chưa chú ý đúng mức những thủ tục đặc biệt. Nhiều điều tra viên chưa chú ý tới việc điều tra nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội, điều kiện nhân thân giáo dục của nhà trường...
Cũng vì chưa chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên nên trong quá trình hỏi cung bị can, nhiều điều tra viên vẫn còn quát mắng, đe dọa, thậm chí đánh đập, gây cho các em tâm lý sợ hãi, căng thẳng dẫn đến lời khai không đúng.
Theo TS Mai Bộ (Tòa án Quân sự Trung ương), đối với người chưa thành niên, gia đình là nơi nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của trẻ em. Từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là trẻ em sống trong gia đình. Chính vì thế, người chưa thành niên phạm tội chịu ảnh hưởng nhiều từ những hành vi xấu của cha mẹ và người lớn trong gia đình.
Bảo vệ hạnh phúc gia đình
Theo Trung tướng Trần Văn Độ, Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên sẽ giúp giải quyết tốt hơn những quan hệ đặc thù trong gia đình, những quan hệ với trẻ vị thành niên cũng như những chế định đặc thù cần áp dụng.
Ngoài ra, Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên còn thúc đẩy việc xây dựng hệ thống thu thập, lưu trữ thông tin và số liệu về các vụ việc liên quan đến gia đình và trẻ vị thành niên, giúp các cơ quan xây dựng pháp luật và hoạch định chính sách có những thông tin chính xác để đề ra những biện pháp thích hợp trong đấu tranh phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật cũng như công tác chăm sóc, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của trẻ vị thành niên.
Khi tòa án này được thành lập, các vụ việc liên quan đến trẻ vị thành niên sẽ được xét xử kín và tạo được sự gần gũi đối với người chưa thành niên tham dự phiên tòa. Bởi vậy, để thành lập được tòa án này, cần phải đào tạo cho cán bộ tiến hành tố tụng hiểu biết tâm lý trẻ thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ công an, kiểm sát, tòa án, luật sư, hội đồng thẩm phán... để họ hiểu sâu về lĩnh vực này.
Từ việc phân tích đặc điểm nhân thân người phạm tội, có khoảng 7,81% người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn TPHCM là những người có bố mẹ ly hôn hoặc ly thân. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đối với sự phát triển của quốc gia và hệ lụy của việc cha mẹ ly hôn đối với việc chăm sóc, giáo dục con cái.
Phòng xử thân thiện
Dự kiến, TAND Tối cao sẽ hoàn tất đề án thành lập Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên trình Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp cho ý kiến trong năm 2013, sau đó sẽ xây dựng và trình Quốc hội các dự án luật sửa đổi, bổ sung. Tòa án Gia đình và Trẻ vị thành niên được thành lập là tòa chuyên trách nằm trong hệ thống tòa án hiện hành. Tuy nhiên, do có những đặc thù về lứa tuổi, tâm sinh lý của trẻ vị thành niên nên phải có những phòng xử thân thiện với các em, trong đó bố trí lại vị trí chỗ ngồi và trang trí thêm một số dụng cụ để tạo ra không khí thân thiện, gần gũi đối với người chưa thành niên tham dự tòa.
Theo 24h
Giật mình thiếu nữ lạm dụng thuốc phá thai Giới trẻ đến viện phá thai rất lớn, tỷ lệ người vị thành niên chiếm khoảng 20%. Một con số không hề nhỏ. Chính sự không hiểu biết về an toàn tình dục và tâm lý e ngại của các bạn trẻ đã dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc phá thai tràn lan, không theo chỉ định. Các bạn hiện nay đang...