Phật Tích – ngôi chùa ngàn năm tuổi ở đất Kinh Bắc
Chùa Phật Tích có tên chữ là Vạn Phúc tự toạ lạc trên sườn phía Nam núi Phật Tích, nay thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Chùa được xây dựng vào thời Lý với quy mô rộng lớn, Chùa Phật Tích từ xưa tới nay là một trong những trung tâm tín ngưỡng thờ Phật, đồng thời là công trình lịch sử kiến trúc điêu khắc, nghệ thuật đặc sắc còn lại trên đất Bắc Ninh. Năm 1962, chùa Phật Tích được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa, một trong những công trình tâm linh lớn và có lịch sử lâu nhất nước ta.
Theo VietNamPlus
Chuyện lạ ở ngôi chùa không hòm công đức
Tiếp tục hành trình lần theo dấu vết Vua Lý Công Uẩn, tôi tìm đến chùa Tiêu Sơn - nơi ông từng tu học theo sư Vạn Hạnh. Nơi đây đã gần 1000 năm, nhưng giai thoại về bậc minh quân, thiền sư nổi tiếng vẫn còn in đậm trong khung cảnh của hiện tại.
Tượng sư Vạn Hạnh nhìn về Thăng Long
Nơi học tập của bậc minh vương
Ẩn mình trong những rặng cổ thụ, chùa Tiêu Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh) là nơi lưu dấu những câu chuyện về những Thánh nhân nhà Lý, đặc biệt Lý Công Uẩn. Trong đó, kể đến đầu tiên là Thầy, là quân sư cho Vua Lý Công Uẩn, người có ảnh hưởng đặc biệt đến vương triều nhà Lý.
Ngôi chùa này vốn có tên Thiên Tâm, dựng từ thời Tiền Lê, là nơi thiền sư Vạn Hạnh tu thiền, giảng đạo và dạy dỗ vị vua đầy huyền thoại Lý Công Uẩn. Trong lịch sử, sư Vạn Hạnh là thiền sư nổi tiếng. Ông là đệ tử đời thứ 12 của thiền phái Diệt Hỷ - một thiền phái do nhà tu hành Ti ni đa lưu chi từ ấn Độ mang sang Việt Nam.
Dòng thiền phái này nổi tiếng với nhiều pháp công kỳ lạ và huyền diệu như Pháp Hiền, Định Không, Ma Ha... Đặc biệt, các vị thiền sư là những người nắm giữ bí kíp võ học thượng thừa. Tương truyền, sư Vạn Hạnh là người nổi tiếng văn võ toàn tài, đặc biệt là có khả năng tiên tri, dự đoán tương lai vô cùng chính xác.
Ông là quân sư cho Vua Lê Đại Hành trong nhiều trận chiến quan trọng. Đặc biệt, năm 980 tướng Hầu Nhân Bảo kéo quân Tống sang đánh nước ta, Vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) cho người đến mời sư Vạn Hạnh vào hỏi kế sách dùng binh thì được sư đáp: "Việc này không phải lo, chỉ cần 3 đến 7 ngày giặc phải lui". Đến khi Vua Lê Đại Hành muốn cất binh đánh Chiêm Thành khi mọi việc đang lưỡng lự thì sư Vạn Hạnh khuyên "nên cất quân đánh nhanh kẻo mất cơ hội".
Chính vị thiền sư này là người dạy dỗ Vua Lý Công Uẩn thuở niên thiếu, là người mấu chốt trong thời khắc chuyển giao giữa vương triều Lê và Lý. Trong suốt quá trình thu nhận Lý Công Uẩn, ông truyền thụ lại hết kiến thức, tinh hoa võ thuật giúp nhân tài họ Lý xây dựng triều Lý từ những ngày đầu tiên.
Vua Lý Nhân Tông từng ca ngợi tài năng của thiền sư Vạn Hạnh rằng:
"Học thông tam giới ghê thay
Rằng thầy Vạn Hạnh thi tài rất cao
Cửa làng Cổ Pháp tiếng reo
Gậy tăng đủng đỉnh bay vào Đế đô".
Người lỗi lạc sẽ đào tạo được bậc hiền tài, thầy giỏi ắt có trò giỏi. Chính vậy, người đời sau ca tụng Lý Công Uẩn đích thực là một võ tướng với tài cầm quân bách chiến, bách thắng. Khi làm vua thì là bậc minh quân đời đời ca ngợt, một con người vĩ đại trong lịch sử. Chùa Tiêu Sơn tự cũng chính là một trung tâm võ học cổ xưa của người Việt là có lý bởi sự trụ trì của thiền sư Vạn Hạnh và tu học của Lý Công Uẩn.
Thiền sư để lại nhục thân bất hoại
Chùa Tiêu Sơn không chỉ nổi tiếng với những giai thoại của thiền sư Vạn Hạnh, Vua Lý Công Uẩn mà còn chứa đựng nhiều bí ẩn về thiền sư Như Trí. Theo lịch sử Phật giáo, thiền sư Như Trí là người đã có công khắc in Thiền Uyển Anh vào năm 1715. Thiền sư Thích Như Trí viên tịch vào năm Quý Mão 1723 thời Vua Lê Dụ Tông.
Khoảng 50 năm trước, một trong số các ngôi tháp trong vườn tháp chùa Tiêu Sơn có tượng Thiền sư Thích Như Trí. Ông là một trong 4 vị thiền sư nổi tiếng để lại nhục thân sau khi viên tịch là nhục thân bất hoại (xá lợi toàn thân). Đây là hiện tượng hiếm thấy trên thế giới, chỉ những bậc chân tu mới để lại thân thể kim cang bất hối như vậy. Điều đó chứng tỏ sự đắc đạo, chứng quả tu hành đến cảnh giới cõi Phật, thoát khỏi nhục thân thanh tịnh.
Tháp Viên Tuệ - nơi từng phát hiện nhục thân bất hoại của thiền sư Như Trí
Sư Đàm Chính kể lại, một lần tình cờ nhìn qua khe hở do viên gạch rơi ra, ni sư ghé mắt nhìn vào và giật mình suýt ngã khi thấy rõ ràng một người đang ngồi kiết già trong tháp. Hoảng quá, ni sư Đàm Chính cầm viên gạch bịt kín lại và chôn chặt chuyện này trong lòng, không kể với bất kỳ ai. Theo ni sư, nếu không có sự kiện một người chăn trâu mò lên tháp chàm tìm của qúy chọc thủng pho tượng thiền sư Như Trí, thì ni sư quyết đem bí mật về pho tượng kia xuống suối vàng.
Năm ấy, một người đàn ông trong làng, khi thả trâu trên núi Tiêu, đã mò lên tháp Viên Tuệ với ý định tìm... vàng bạc. Gỡ mấy viên gạch ra, ông này nhìn thấy một pho tượng giống hệt một người còm nhom đang ngồi trong tháp.
Do tò mò, ông ta đã kiếm một cây gậy chọc thử vào pho tượng. Kết quả, ông ta chọc thủng mặt vị thiền sư đã an tọa gần 300 năm trong tháp gạch rêu phong. Sau này người chăn trâu này bị bệnh trọng, thế là lời đồn thổi về một nhà sư chết ngồi trong tháp rất linh thiêng lan truyền khắp xóm thôn.
Đến tận năm 2004, TS Nguyễn Lân Cường thực hiện tu bổ và bảo quản nhục thân của thiền sư Như Trí tại chùa và hầu hết những thông tin đều giống hai pho nhục thân ở chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội). Thiền sư Như Trí cũng tịch trong tư thế ngồi thiền và được các đệ tử phết bên ngoài bằng một lớp bồi gồm đất tổ mối, sơn ta, mùn cưa...Trong lớp bồi lại có những miếng đồng mỏng, có tác dụng đỡ cho nhục thân ngài qua nhiều năm không bị gục xuống.
Tượng nhục thân thiền sư Thích Như Trí đã được thờ phụng trong nhà Tổ của chùa từ năm 2004 đến nay. Hiện tượng những bức tượng táng trong tư thế ngồi kiết già của các bậc thiền sư vẫn luôn là bí ẩn dưới mái chùa cổ kính rêu phong này.
Ngôi chùa không hòm công đức
Trải qua hàng nghìn năm, Tiêu Sơn cổ kính, thâm trầm giữa những biến cố lịch sử. Nơi từng là trung tâm Phật giáo lớn của nước ta, cũng là nơi phát tích, gắn bó nhiều tiền nhân có công với nhà Lý. Nơi đây được nhiều thế hệ phật tử tìm về tu học. Ngôi chùa tuy giản dị nhưng gắn liền nhiều tên tuổi của những bậc kỳ tài trong lịch sử như sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn hay thiền sư Như Trí.
Đến chùa Tiêu Sơn, chắc hẳn ai cũng sẽ có tâm thế thoải mái an nhiên đi vãn cảnh, chiêm bái trong không gian u tịch của chùa. Dù một di tích nổi tiếng, nhưng chùa vẫn giữ nền chùa phong cổ, khép mình dưới tán cổ thụ đầy khiêm nhường. Chùa vẫn giữ những nét thanh sơ, cổ kính, đặc trưng của nhiều ngôi chùa cổ Bắc Bộ khác.
Đặc biệt, chùa Tiêu Sơn còn nổi tiếng là ngôi chùa không có hòm công đức. Trong các ban thờ và không gian thờ tự trong chùa không đặt hòm công đức. Khác hẳn với nhiều ngôi chùa, đền hiện tại mà du khách thập phương đi lễ, chiêm bái bị lạc vào ma trận của những hòm công đức.
Chùa cũng nghiêm cấm phật tử đốt vàng mã, dâng cúng rượu thịt. Đến chùa để tâm thanh tịnh, để tìm về chính đạo, để tu hành, tìm về tiền nhân. Không hề có sự vướng bận, vội vã, xô bồ nào tại ngôi chùa cổ kính này.
Quang cảnh chùa Tiêu Sơn
Ni sư Đàm Chính năm nay đã ngoài 90 tuổi, 52 năm trụ trì tại đây, ni vẫn giữ nguyên nếp chùa là không nhận tiền công đức, không đốt vàng mã trong chùa. Không chỉ không nhận tiền công đức, nhà chùa còn chưa từng thu tiền của phật tử để tổ chức các hoạt động. Các hoạt động tu sửa chùa cũng không bao giờ tổ chức khởi công hay khánh thành.
Nhà chùa cũng không tổ chức dâng sao giải hạn, thỉnh vong giải oan, hay cầu cúng công danh sự nghiệp, sức khỏe, bệnh tật. Nếu nhà chùa muốn tu sửa gì thì sẽ nhờ xã phát loa kêu gọi phật tử phát tâm. Mọi khoản thiện tài cúng dường của phật tử đều được ni sư ghi rõ, công khai các mục cần hỗ trợ nhà chùa để mọi người đều biết.
Mọi hoạt động tại chùa đều về Phật giáo, tạo không gian tu hành cho tất cả ai có duyên đến với chùa. "Nhẫn nhục tu hành thế mới hay" đó là câu nói của ni sư mỗi khi tiếp chuyện phật tử đến chùa. Chính tinh thần tu hành trọn đạo như vậy mà ngôi chùa Tiêu Sơn vẫn giữ sự linh thiêng, cổ kính, nghìn năm gìn giữ sự tinh tấn của Phật giáo.
Theo baophapluat
Bí ẩn về ngôi chùa 'nhốt vong' lớn nhất Việt Nam Chùa Hàm Long (xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh) nổi tiếng với những câu chuyện về tâm linh khiến không ít người rùng mình. Đây được xem là ngôi chùa 'nhốt vong' lớn nhất Việt Nam. Thực tế thì chưa có giải thích khoa học nào chính thống về trùng tang và khả năng nhốt vong mà đó chỉ là quan niệm dựa...