Phật thủ thắt nơ, tiền triệu mỗi trái chờ ngày đến hái
Trước Tết Nguyên đán vài tuần, dạo quanh một vòng các vườn phật thủ ở Đắc Sở, Hoài Đức (Hà Nội), có thể thấy hầu hết vườn nào có quả to, đẹp đều đã “có chủ” và chúng được đánh dấu bằng cách thắt nơ chờ ngày chủ đến hái.
“Năm nay thời tiết không thuận lợi nên phật thủ mất mùa, sản lượng giảm đến 50% so với năm ngoái, quả nhỏ, tay và ngón cụp hơn,… nên giá sẽ cao hơn hẳn năm trước”, anh Minh, chủ một vườn phật thủ ở Đắc Sở cho biết.
Phật thủ là loài cây khó tính và quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Chỉ một chút biến động khắc nghiệt của thời tiết cũng khiến cho nhiều trái phật thủ không được như ý muốn của người nông dân. Tháng 6 Âm lịch là lúc cây ra hoa thì gặp lúc mưa bão nên lượng hoa rất ít. Sản lượng quả giảm 50% so với năm ngoái. Dù có hoa nối vào tháng 7, tháng 8 nhưng quả nhỏ; tay, ngón cụp hơn nên không được to, đẹp.
Có hơn 7 sào phật thủ đã được thương lái đến mua từ mấy tháng trước và đánh dấu thắt nơ từng quả, anh Tuân (Thôn Đông, Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội) hào hứng chia sẻ với phóng viên Ngon Sạch Lạ: “Phật thủ năm nay nhìn chung không được to, đẹp như mọi năm nhưng vẫn xuất hiện nhiều “quái kiệt” và được thương lái chú ý từ những ngày đầu nhưng tôi vẫn chưa muốn bán”.
Đắc Sở – Hoài Đức (Hà Nội) là nơi có diện tích trồng phật thủ lớn nhất Thủ đô. Đây cũng là nơi tập trung nhiều quả phật thủ có giá cao nhất cả nước, thế nhưng, năm nay đang phải đối diện với một năm mất mùa.
Chỉ còn khoảng chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng nhiều nhà vườn phật thủ ở Đắc Sở lúc nào cũng đón khách nườm nượp ra vào. Người xem có, người mua lẻ có, lái buôn có, họ đến để chiêm ngưỡng, tham quan và mua buôn phật thủ đẹp, “độc”, “khủng” tại vườn với giá lên tới hàng triệu mỗi trái.
Anh Khổng Tiến Cường – chủ vườn phật thủ ở Đắc Sở chia sẻ: “Đã có nhiều lái buôn đến tham quan vườn của tôi, họ trả mỗi trái phật thủ với giá khá cao vì so với những vườn phật thủ xung quanh, vườn của tôi có lượng quả to, đều và đẹp. Có rất nhiều khách đã buộc nơ với giá tiền triệu mỗi trái”.
Cũng theo anh Cường, giá phật thủ năm nay cao hơn so với năm ngoái, biến động trung bình khoảng 300.000 – 500.000 đồng/quả.
Không chỉ cung cấp phật thủ cho toàn Thủ đô mà dịp cận Tết cũng là giai đoạn thu hoạch chính của loại cây này. Hàng ngày, phật thủ Đắc Sở được đưa đi tỉnh lẻ, miền Trung, miền Nam, còn ở Hà Nội tiêu thụ ít hơn.
Video đang HOT
Hình dáng của trái phật thủ khiến người ta liên tưởng đến bàn tay của Đức Phật.
Trái phật thủ với hình dáng đẹp mắt này cũng như những trái phật thủ khác mang trong mình ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thường được dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền.
Những trái phật thủ có dáng đẹp, ngón to bung xòe, nhiều tầng như thế này được dân lái buôn và nhiều người chơi tìm về tận vườn đặt tiền trước từ nhiều tháng trước Tết. Trái phật thủ đẹp tại “thủ phủ” phật thủ này vẫn còn đang tiếp tục lớn, những ngón tay mọng, bung xòe rộng, xếp thành nhiều tầng.
Khi nhỏ quả phật thủ có màu xanh đậm, khi chín chuyển sang màu vàng chanh. Kết trái vào mùa xuân thì trái sẽ chín vào cuối mùa hè và đầu thu; kết trái vào mùa thu thì trái sẽ chín vào cuối thu đầu đông. Kết trái vào đầu xuân, thông thường thì trên đầu quả có hình dạng giống như các ngón tay duỗi ra, thường được gọi là “Tay phật mở”, “Tay phật duỗi” và “Tay phật thủ xòe”. Kết trái vào hạ, quả phật thủ thường có hình dạng giống như bàn tay nắm vào, các ngón tay chụm lại, mọi người thường gọi là “Tay phật khép” hoặc “Tay phật nắm”.
Càng già, chín phật thủ càng ngả dần sang màu vàng, màu của giàu sang, phú quý.
Người ta thờ phật thủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe…
Chơi phật thủ cũng rất công phu và có “luật” của nó. Quả càng to, ngón tay của phật thủ càng nhiều, dài, móng nhọn thì càng có giá trị. Những trái phật thủ đẹp mắt, mang lại may mắn cho các gia đình dịp đầu năm mới được kết tinh từ phù sa ngọt mát, từ sự chịu thương chịu khó, từ tình yêu đất, yêu cây của người dân nơi đây. Mối duyên lành giữa đất và cây đã, đang và sẽ mang lại những mùa xuân sung túc, bình yên cho Đắc Sở.
Theo Danviet
Phật thủ bonsai dáng lạ nguy cơ "cháy hàng" trước Tết
Những cây phật thủ bonsai với thế và dáng độc, lạ như phật thủ phụ tử, long phụ tử, đại cổ thụ dáng trực, đại cổ thụ La Hán, đại cổ thụ dáng làng,... hiện đều đã được khách đặt gần hết, số lượng còn lại không nhiều.
Đó là chia sẻ của anh Tạ Tùy Duy, chủ trang trại phật thủ bonsai với nhiều mẫu độc, lạ có một không hai trong đó có "siêu phẩm" phật thủ Đại Lộc Phát 68 quả ở Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội.
Là một cải biến của thú chơi quả "bàn tay Phật", cây phật thủ bonsai xuất hiện cách đây vài năm đã thu hút được khá đông người chơi cây cảnh dịp Tết. Với dáng nhỏ gọn, giá cả vừa phải, loại cây cảnh này đang hứa hẹn là một hướng đi mới cho người dân đất phật thủ Đắc Sở nói chung và nhóm của anh Duy nói riêng.
Không giống như những năm trước, năm nay anh Duy đã dày công nghiên cứu và cải tiến ra sản phẩm phật thủ bonsai dáng độc, lạ mới chào Tết Đinh Dậu 2017. Cụ thể, năm nay cây được chú trọng nhiều hơn về thế dáng với nhiều tạo hình độc, lạ trước nay chưa từng có. Đặc biệt, ngoài lá phật thủ to như mọi năm thì năm nay anh Duy đã thành công khi tạo ra những cây phật thủ bonsai lá kim nhỏ, chỉ bằng 1/3 lá phật thủ ban đầu khiến những cây phật thủ này trông nổi bật thế dáng lên nhiều.
Cận cảnh loại phật thủ lá kim nhỏ
Phật thủ dáng quần long (cây ngũ long gồm 5 cành chia đều 5 hướng cuộn hình rồng, trong đó có một nhánh cuộn mình phát lên tạo thành thế quần long phát).
Để tạo ra những cây phật thủ bonsai có kiểu dáng mới lạ, độc đáo không nhà vườn nào có được, anh Duy đã rất mất công tốn sức. Anh kể: "Trước khi thành công với loại phật thủ này, tôi đã rất mất thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, lao tâm khổ tứ trong một khoảng thời gian dài, và cả một số tiền lớn đã đổ vào rồi thất bại".
Thời điểm Tết Nguyên đán đang cận kề, vườn cây phật thủ bonsai lạ mắt của nhóm anh Duy luôn tấp nập khách tham quan. Trong số này có nhiều người mua về làm cảnh, có người mua với số lượng lớn để kinh doanh, cũng có những người vì tò mò mà đến xem.
Cây phật thủ bonsai có tên cha và con (phụ tử).
Cây con được sinh ra từ rễ của cây cha thể hiện tình cha con ấm áp bao la. Ngoài ra, cây uốn lượn mang dáng dấp long phụ tử.
Phật thủ đại cổ thụ lá tùng La Hán là một cây độc lạ đầy sáng tạo, cây 8 năm tuổi ,nhiều lá nhỏ như lá tùng La Hán xanh khỏe phô được thân đại cổ thụ và trái. Anh Duy, chủ nhân của cây phật thủ này tiết lộ, hiện chưa có nhà vườn nào tạo được cây như vậy.
Cây đại cổ thụ dáng làng thân to bệ vệ sum suê tươi tốt.
Phật thủ đại cổ thụ dáng trực đã được khách đặt mua từ nhiều tháng trước. Được biết, cây phật thủ này thể hiện sự chính trực thẳng thắn, cây 8 năm tuổi có thế dáng cây côn và cân tán chắc chắn, khỏe khoắn thể hiện sức sống mạnh mẽ.
Cây phật thủ lá kim tùng La Hán.
Trong bối cảnh thời tiết thất thường như năm nay, phật thủ Đắc Sở bị mất mùa thì phật thủ bonsai dáng độc lạ nói chung và phật thủ cảnh mini lại càng hút khách.
Rất nhiều chậu phật thủ trong vườn đều đã được buộc nơ, đánh dấu có chủ
Các đơn hàng được chuẩn bị kỹ càng trước khi xuất đến cho khách
Được biết, phật thủ là loài cây khó tính và quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Chỉ một chút biến động khắc nghiệt của thời tiết cũng khiến cho nhiều trái phật thủ không được như ý muốn của người nông dân. Tháng 6 Âm lịch là lúc cây ra hoa thì gặp mưa bão nên lượng hoa rất ít, sản lượng quả giảm 50% so với năm ngoái. Dù có hoa nối vào tháng 7, tháng 8 nhưng quả nhỏ; tay, ngón cụp hơn nên không được to, đẹp.
Bên cạnh những sản phẩm phật thủ bonsai thế đẹp độc lạ, anh Duy còn cùng những đồng nghiệp của mình tự tay ghép và tạo ra hàng trăm cây phật thủ cảnh mini ghép dáng với chiều cao khoảng 50cm và có từ 4 - 9 quả, giá từ 1 - 2 triệu đồng.
Những cây phật thủ cảnh cỡ lớn với những thế dáng độc lạ như song long, dáng trực, dáng hoành thì có mức giá cao hơn, khoảng 4 - 5 triệu đồng, thậm chí có nhiều cây độc lạ có giá hàng chục triệu đồng.
Theo Danviet
Độc nhất vô nhị phật thủ Đại Lộc Phát 68 triệu "khủng" nhất Bắc Bộ Nếu phật thủ Đại Lộc Phát 68 quả là cây phật thủ số 2 thì ở Đắc Sở sẽ không có cây phật thủ nào là cây số 1. Đó là nhận xét chung của nhiều người khi tới Đắc Sở tham quan và chọn mua phật thủ bonsai ở nơi "thủ phủ bàn tay phật" này. Chủ nhân của cây phật thủ...