Phát thải CO2 lớn, sản xuất nhiệt điện than, xi măng phải đóng phí
Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về về thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, những đơn vị phát thải khí CO2 lớn ra ngoài môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ phải trả phí.
Trước mắt, việc thí điểm sẽ được thực hiện ở 4 tỉnh (Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam) với hai hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệt điện than và xi măng. Thời gian thực hiện thí điểm từ 1/1/2020 đến 31/12/2020.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, trong vai thâp ky gân đây, biên đôi khi hâu va đinh gia khi thai CO2 la nhưng vân đê đang đươc cac quôc gia quan tâm trong khuôn khô Công ươc Khung cua Liên Hơp quôc vê biên đôi khi hâu. Đinh gia khi thai CO2 la cơ chê đê cac doanh nghiêp tra môt khoan tiên tương ưng vơi lương CO2 ho thai ra môi trương trong qua trinh hoat đông kinh doanh.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TTXVN.
Tính đến năm 2018, 52 sáng kiến định giá khi thai CO2 đã được triển khai hoặc dự kiến sẽ được thực hiện ở 46 quốc gia. Các sáng kiến này được dự kiến sẽ bù đắp được 11 tỷ tấn CO2, chiếm 19,5% lượng khí thải toàn cầu, với tổng giá trị là 79,62 tỷ USD.
Nhìn chung, 88 quốc gia, chiếm 56% lượng khí thải toàn cầu, có kế hoạch thực hiện các cơ chế định giá khi thai CO2 để đạt được cam kết đã nêu trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Hiện nay có hai cách tiếp cận để định giá khí thải CO2, đó là cơ chế thuế các – bon và cơ chế thương mại các -bon. Trong đó, cách tiếp cận thứ hai được cho là phù hợp với các nước chưa có thị trường các – bon, hoặc khó tiếp cận với thị trường các – bon.
Viêt Nam đa tham gia ky Thoa thuân Paris vê biên đôi khi hâu (2015), đệ trình Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC Việt Nam) cho Ban thư ky Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, theo đó Việt Nam cam kết đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước sẽ giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triên thông thường.
Chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các – bon của rừng là cơ hội để có nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết, góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh.
Video đang HOT
Hoạt động sản xuất xi măng sẽ phải trả phí dịch vụ môi trường rừng cho dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các bon của rừng. Ảnh: I.T
Kêt qua nghiên cưu, khao sat cho thây, cac nha may nhiêt điên cua 3 tinh Quang Ninh, Thanh Hoa va Quang Nam đêu la cơ sơ phat thai lơn, phat thai tư 1,5 – 7,3 triêu tân CO2/cơ sơ/năm. Tương tư, tât ca cac nha may xi măng, phat thai tư 0,7 – 3,1 triêu tân CO2/cơ sơ/năm.
Theo Dư thao Quyêt đinh, có 20 đôi tương tham gia thí điểm chi tra trên đia ban 4 tinh: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, gồm 9 tô chưc hoat đông san xuât, kinh doanh nhiệt điện than; và 11 tô chưc hoat đông san xuât, kinh doanh xi măng.
Hinh thưc chi tra được ap dung chi tra gian tiêp uy thac qua Quy bao vê va phat triên rưng cấp tỉnh, vì thời gian thí điểm ngắn, cần dựa vào đôi ngu can bô cua Quy bao vê va phat triên rưng câp tinh để tiết kiệm chi phí quản lý, bao đam tinh thông nhât trong qua trinh chi tra dich vu hâp thu va lưu giư cac – bon vơi cac dich vu môi trương rưng khac.
Về mưc chi tra, đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh nhiệt điện than, mức thu 4 đồng/kwh (tương đương 2 USD/tấn CO2); đôi vơi tổ chức sản xuất, kinh doanh xi măng mức thu 2.100 đồng/tân Clanhke (tương đương mưc thu 1,35 USD/tân CO2).
Mưc chi tra này thấp hơn mức Ngân hang Thê giơi dư kiên mua giam phat thai vung Băc Trung Bô la 5 USD/tân CO2. Mức chi trả đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh xi măng chỉ bằng 11,2% mức chi phi tao ra 1 tân CO2 đươc hâp thu va lưu giư cac – bon bơi cây rưng (11,13 USD/tấn CO2); tương tự mức chi trả đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh nhiệt điện than chỉ bằng 11,96% mức chi phi tao ra 1 tân CO2 đươc hâp thu va lưu giư cac – bon bơi cây rưng.
Theo kết quả tính toán của Tổng cục Lâm nghiệp, mức tiền chi trả này sẽ làm tăng giá thành sản xuất điện cũng như giá thành sản xuất xi măng của các nhà máy lên khoảng 0,29% và mức tăng này vẫn nằm trong khoảng tăng giá thành thực tế của lĩnh vực sản xuất nhiệt điện, xi măng là 0,3-1,0/năm, nên không tác động nhiều đến tính cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tham gia thí điểm.
Với mức chi trả này, dự kiến 4 tinh thi điêm se thu đươc khoảng 172 tỷ đồng/năm. Đây là nguồn thu đáng kể để phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc, và bảo vệ rừng tại các địa phương.
Loại rừng đươc chi tra la loại rưng co tiêm năng hâp thu va lưu giư cac – bon va đươc duy tri ôn đinh trong thơi gian tương đối dai, như: rừng tự nhiên; rừng trồng đặc dụng, phòng hộ; rừng ngập mặn. Riêng đối với rưng san xuât tham gia vao hoat đông nay, phai đươc câp chưng chi rưng.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn khẳng định, Việt Nam đang thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, phát triển nền kinh tế xanh với quyết tâm cao, từng bước hình thành thị trường tín chỉ Co2 bởi đây là một xu thế tất yếu, là công cụ quan trọng mà toàn cầu đang tập trung thực hiện.
“Dù việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ, lưu giữ cac-bon của rừng có khó khăn nhưng đây là việc phải làm sớm, bắt buộc phải làm theo đúng thông lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của các bên” – Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.
Theo Danviet
Mở điện thoại, nhận tiền dịch vụ môi trường rừng
Thực hiện chỉ đạo của Bộ NNPTNT về chủ trương trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) qua tài khoản ngân hàng hoặc dịch vụ thanh toán điện tử, nhiều địa phương đã thực hiện thành công ứng dụng trả tiền DVMTR cho những người trồng rừng theo phương thức đơn giản, tiện dụng nhất.
Có tín nhắn là có tiền
Từ việc thí điểm thành công ứng dụng ViettelPay cho 268 hộ ban đầu, kết thúc quý I/2019, được sự hỗ trợ của Dự án Rừng và Đồng bằng (VFD) giai đoạn 3, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Trung ương (VNFF) và tỉnh Lâm Đồng, Vườn quốc gia Cát Tiên đã tiếp tục mở rộng phạm vi đối tượng chi trả DVMTR qua ứng dụng ViettelPay cho 945 hộ đồng bào nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn 5 xã: Xã Quốc Oai thuộc huyện Đạ Tẻh; xã Đồng Nai Thượng, Tiên Hoàng, Gia Viễn, Phước Cát 2, thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Trong đợt thanh toán lần này, vườn đã chi trả gần 3,4 tỷ đồng; bình quân mỗi hộ nhận được hơn 3,5 triệu đồng.
Người dân làm thủ tục đăng ký tài khoản, nhận tiền DVMTR tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: P.V
"Với việc ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử không dùng tiền mặt đã góp phần đẩy nhanh tiến độ chi trả DVMTR, tiết kiệm chi phí giao dịch, tăng cường tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và giúp cho bà con vùng sâu, vùng xa nhanh chóng tiếp cận công nghệ, nâng cao trình độ, ứng dụng thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số, góp phần bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cát Tiên" - ông Phạm Hồng Lượng - Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên cho biết.
Được biết, trong quý IV/2018, 268 hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được Vườn quốc gia Cát Tiên trả tiền DVMTR với tổng số tiền hơn 1,2 tỷ đồng thông qua ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử ViettelPay.
Ông Phạm Hồng Lượng cho biết, trước đây, việc chi trả tiền DVMTR đến từng hộ gia đình, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng bằng tiền mặt nên mất rất nhiều thời gian, công sức, tốn kém chi phí. Từ khi triển khai dịch vụ trả tiền qua tài khoản ngân hàng và dịch vụ thanh toán điện tử, mọi việc đã trở nên dễ dàng.
Thủ tục đơn giản, nhanh gọn
Theo ông Phạm Hồng Lượng, việc đăng ký dịch vụ thanh toán điện tử cực kỳ đơn giản và dễ làm, thậm chí không cần đến điện thoại smart phone cũng có thể sử dụng được. Theo đó, chủ rừng chỉ cần tạo tài khoản thông qua số điện thoại (với các nhà mạng khác cần smartphone, còn mạng Viettel có thể sử dụng điện thoại thông thường) để nhận tiền.
Khi tạo tài khoản cá nhân, chủ rừng cần mang theo điện thoại, chứng minh thư và quyết định giao đất, giao rừng của chủ rừng. Còn chủ rừng là cộng đồng, khi tạo tài khoản phải có từ 3 - 6 người trong biên bản bầu Ban quản lý rừng cộng đồng đi mở tài khoản; khi đi mở cần mang theo điện thoại, chứng minh thư của mỗi người và quyết định giao đất, giao rừng của cộng đồng.
Khi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chuyển tiền đến tài khoản, chủ rừng sẽ lập tức nhận được tin nhắn thông báo số tiền đã nhận được. Nếu muốn rút tiền mặt, chủ rừng có thể đến đại lý ủy quyền của Viettel nơi gần nhất để làm thủ tục lấy tiền; còn không có thể sử dụng để thanh toán trực tuyến, chuyển khoản mà không cần dùng tiền mặt.
Là một trong những người được nhận tiền DVMTR qua tài khoản, ông Phạm Văn Cảnh ở xã Hòa Cuông (Trấn Yên, Yên Bái) cho biết: "Lần đầu tiên nghe tiếng tinh tinh nhận tiền, tôi thấy rất vui. Số tiền này tôi sẽ dùng để chăm sóc rừng. Cơ chế chi trả đơn giản, minh bạch chính là động lực để chúng tôi tiếp tục gắn bó với rừng".
Theo Danviet
6 tháng năm 2019, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xảy ra 156 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị cháy 930 ha, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Ông Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiêp - cho hay,...