Phát sốt với quy hoạch Thủ đô
Chuyện quy hoạch lộ cộ ở Thủ đô và TPHCM một lần nữa gây sốt trong cuộc họp tổng kết một năm hoạt động của Bộ Xây dựng diễn ra sáng 6/1. Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà nhìn nhận: Có lỗ hổng, khiếm khuyết…
Nhiều hệ lụy
Chưa năm nào, cuộc họp Tổng kết năm của Bộ Xây dựng “ nóng” và được báo chí quan tâm như lần này trước vấn đề quy hoạch đô thị. Cũng chưa có cuộc họp nào, phần quy hoạch phát triển đô thị lại được các đại biểu, lãnh đạo thẳng thắn nhận khuyết điểm như trong cuộc họp này.
Tới dự và chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ, ở nhiều nơi, việc tuân thủ quy hoạch chưa tốt như: Hà Nội, TPHCM. Phó Thủ tướng phân tích, muốn giải quyết triệt để vấn đề ùn tắc, quá tải tại 2 thành phố lớn nhất cả nước, cần phải thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia các đô thị, các trung tâm để giãn dân. Theo đó, việc đầu tư các đô thị vệ tinh, kết nối giao thông công cộng tốt rất quan trọng.
Khu Đô thị Trung Hòa-Nhân Chính (Hà Nội) có mật độ xây dựng dày đặc. Ảnh: Như Ý.
Tiếp lời Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đánh giá quy hoạch thời gian qua tại đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM bộc lộ nhiều lỗ hổng, khiếm khuyết. Bộ trưởng nhấn mạnh, làm quy hoạch không tốt sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy. Bộ trưởng kể lại câu chuyện đi thang máy lên và xuống trong một dự án nhà giá rẻ mất tới 40 phút. Từ đó, ông đánh giá, đô thị hóa là quá trình tất yếu của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý không tính toán quy hoạch tốt, hạ tầng giao thông đảm bảo, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ phải trả giá đắt.
Video đang HOT
Liên quan giảm ách tắc nội đô bằng việc di chuyển nhà máy, trường học, bệnh viện, trụ sở bộ, ngành ra ngoại thành, Bộ trưởng Hà băn khoăn việc thực hiện. “Chúng ta phải nghiên cứu sâu hơn về phương án này xem có xung đột với nhau không? Việc đưa trường học, bệnh viện ra ngoài, nhưng người dân vẫn phải di chuyển từ nhà đến đó. Nếu không giải tỏa được xung đột sẽ không xử lý được vấn đề”, Bộ trưởng cho hay.
Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận, cơ quan quản lý nhà nước chưa có công cụ quản lý tốt. Khi nhà nước làm quy hoạch thì được nhiều cơ quan, tổ chức góp ý. Đến lúc điều chỉnh quy hoạch chỉ có một vài cơ quan, nhóm cán bộ nêu ý kiến nên điều chỉnh không kiểm soát được. “Cụ thể ở Hà Nội, bán đảo Linh Đàm, ban đầu là khu đô thị kiểu mẫu. Nếu làm đúng không khác gì các nước trên thế giới. Sau đó có quá trình điều chỉnh như các đồng chí đã thấy”, Bộ trưởng Hà nói.
Quy hoạch “đá nhau”
Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị, cho rằng, nhiều nội dung liên quan quy hoạch đã vạch ra nhưng không làm được, như: Nhà cao tầng trong nội đô gây ách tắc, quy hoạch 5 đô thị vệ tinh, 3 đô thị sinh thái, di dời trường đại học ra ngoài cũng không làm được. Thậm chí, nhiều trường đại học, bệnh viện đã quá tải rồi nhưng vẫn còn xây thêm. “Một người đi viện, 3-4 người đến chăm; hàng chục trường đại học vẫn tồn tại thì hạ tầng nào chịu nổi”, ông Chính cho hay.
Liên quan vấn đề xây nhiều toà chung cư “lô cốt” trên đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài), trao đổi với PV Tiền Phong bên lề hội nghị, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho biết: Báo cáo của Bộ Xây dựng chỉ ra rất rõ, quy hoạch chi tiết năm 2015 mới đạt 33%, năm 2016 mới đạt 35%. Một năm mới làm thêm được 2% là cực kỳ ít ỏi. “Điều này có nghĩa rất nhiều chỗ không có quy hoạch (chi tiết). Vì thế, hễ có dự án là phát sinh xin – cho. Quy hoạch Thủ đô đến 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã quy định rất rõ khu vực nội đô làm gì (hạn chế tầng cao trong 4 quận nội thành-PV). Rất tiếc, sau 5 năm, Hà Nội mới ban hành quy chế quản lý nhà cao tầng. Quy chế ấy có phù hợp với cái chung không vì trong quy hoạch Thủ đô hạn chế khu vực nội đô. Đã có văn bản rà soát quy hoạch cao tầng để làm giảm ùn tắc. Thế nhưng bây giờ lại lấy cớ làm điểm nhấn rồi cấp phép xây nhà 40, 50 tầng. Quy hoạch là phải làm chi tiết, hạn chế ngay từ đầu”, ông Chính nói.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, Bộ Xây dựng đã lập đoàn kiểm tra về quy hoạch. Dự kiến, tuần tới sẽ kiểm tra quy hoạch, cấp phép xây dựng chung cư tại Hà Nội với 2- 3 dự án nổi cộm được dư luận nêu thời gian qua.
Theo Ngọc Mai (Tiền phong)
Việt Nam tốn nhiều tháng, Singapore chỉ vài tiếng: Nhiêu khê khó bỏ!
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Tổng hội Xây dựng VN, TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, có những việc không liên quan đến cấp phép nhưng DN vẫn bị "hạnh họe" làm mất thời gian, 3-4 tháng không xong việc cấp GPXD cho một dự án...
Liên quan đến vấn đề cấp giấy phép xây dựng (GPXD), trao đổi với PV Infonet, TS. Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh: Việc cấp GPXD là khâu để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kỹ thuật cũng như các quy định về pháp luật khác có liên quan đến việc xây dựng của các chủ dự án.
"Làm dự án phải có người kiểm tra. Ý kiến bãi bỏ cấp GPXD là quan điểm hoàn toàn sai lầm, không hiểu mục đích cấp phép xây dựng là gì. GPXD trên toàn thế giới đều phải có nên không có chuyện ở Việt Nam lại không có", ông Liêm nói.
Cũng theo ông, ở các nước, cấp GPXD chỉ là khởi đầu của một quá trình, tức là sau khi cấp phép thì có việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện có đúng giấy phép không và sau khi hoàn thành xây dựng thì phải nghiệm thu xem kết quả xây dựng đó có đúng giấy phép không, sau đó mới được cấp giấy phép để sử dụng công trình.
Theo Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, GPXD trên toàn thế giới đều phải có nên không có chuyện ở Việt Nam lại không có. Ảnh: Minh Thư
Công tác thanh tra dự án ở các nước cũng rất đơn giản, ông Liêm dẫn chứng như ở Hoa Kỳ, khi cấp GPXD, cơ quan chức năng thường thu một số tiền của đơn vị xin cấp phép để trong quá trình thực hiện dự án sẽ thuê tư vấn đến kiểm tra, thanh tra rồi báo cáo cho cơ quan cấp phép, nếu phát hiện có sai phạm thì cơ quan cấp phép sẽ vào cuộc.
Ông Liêm đánh giá, công tác cấp GPXD ở Việt Nam còn chưa nghiêm ở nhiều điểm, chẳng hạn theo Luật Xây dựng, nếu muốn cấp phép thì phải kiểm tra dự án đầu tư xây dựng có khả thi không, trong khi đó việc kiểm tra dự án đầu tư là của ngành khác chứ không phải của ngành xây dựng, nhưng doanh nghiệp vẫn cứ phải báo cáo, như thế là "hành" doanh nghiệp khiến họ phản ứng.
"Cấp GPXD chỉ cần kiểm tra thiết kế có đúng tiêu chuẩn nhà nước không, có đảm bảo phòng cháy chữa cháy không, có ảnh hưởng đến xung quanh không, đất đai có đủ thủ tục không .... chứ đâu phải kiểm tra dự án đó lỗ lãi thế nào. Việc này không liên quan đến cơ quan cấp phép mà "hạnh họe" doanh nghiệp, làm mất thời gian, 3-4 tháng không xong việc cấp GPXD cho một dự án, trong khi các nước như Singapore chỉ mấy tiếng đồng hồ đã giải quyết xong", ông Liêm phân tích.
Chính vì thế, ông Liêm cho rằng cần phải sửa từ gốc là Luật Xây dựng bởi Luật này có nhiều cái mang tính "ôm" việc, quyền hạn nên mới có chuyện cơ chế "xin - cho" ở ngành xây dựng.
"Tôi thấy rất khó. Từ quy hoạch cũng "ôm", dự án đầu tư cũng "ôm"... mà hoàn toàn không phải việc của Luật Xây dựng bởi quy hoạch còn có nhiều loại quy hoạch vùng, quy hoạch ngành", ông Liêm thẳng thắn.
Vấn đề bất cập khác trong việc cấp GPXD mà ông Liêm chỉ ra, đó là ở nước ta việc cấp GPXD không thực hiện một cửa mà doanh nghiệp phải chạy khắp nơi từ phòng cháy chữa cháy đến môi trường... lấy đủ giấy tờ về nộp cho đơn vị cấp GPXD rồi mới được cấp GPXD.
Mặt khác, ông Liêm cho hay, nội dung kiểm tra để cấp GPXD là gì cần quy định cụ thể rõ ràng, chứ không phải cứ để cơ quan cấp phép tự "sáng tác" ra, "hạch" doanh nghiệp để họ "bôi trơn" thì mới giải quyết nhanh.
Theo Minh Thư (Infonet)
Thứ trưởng Xây dựng quan ngại NH cho vay "dồn cục" vào vài dự án lớn "Dù nằm trong giới hạn an toàn nhưng có biểu hiện tín dụng BĐS đổ nhiều vào phân khúc cao cấp và thậm chí là tập trung vào 1 số dự án lớn của một số chủ đầu tư, đây là điều đáng quan ngại" - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy nói. Ông Đỗ Đức Duy đã nhận định như...