Phát sốt với quy hoạch Thủ đô
Chuyện quy hoạch lộ cộ ở Thủ đô và TPHCM một lần nữa gây sốt trong cuộc họp tổng kết một năm hoạt động của Bộ Xây dựng diễn ra sáng 6/1. Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà nhìn nhận: Có lỗ hổng, khiếm khuyết…
Khu Đô thị Trung Hòa-Nhân Chính (Hà Nội) có mật độ xây dựng dày đặc. Ảnh: Như Ý.
Nhiều hệ lụy
Chưa năm nào, cuộc họp Tổng kết năm của Bộ Xây dựng “ nóng” và được báo chí quan tâm như lần này trước vấn đề quy hoạch đô thị. Cũng chưa có cuộc họp nào, phần quy hoạch phát triển đô thị lại được các đại biểu, lãnh đạo thẳng thắn nhận khuyết điểm như trong cuộc họp này.
Tới dự và chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ, ở nhiều nơi, việc tuân thủ quy hoạch chưa tốt như: Hà Nội, TPHCM. Phó Thủ tướng phân tích, muốn giải quyết triệt để vấn đề ùn tắc, quá tải tại 2 thành phố lớn nhất cả nước, cần phải thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia các đô thị, các trung tâm để giãn dân. Theo đó, việc đầu tư các đô thị vệ tinh, kết nối giao thông công cộng tốt rất quan trọng.
Tiếp lời Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đánh giá quy hoạch thời gian qua tại đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM bộc lộ nhiều lỗ hổng, khiếm khuyết. Bộ trưởng nhấn mạnh, làm quy hoạch không tốt sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy. Bộ trưởng kể lại câu chuyện đi thang máy lên và xuống trong một dự án nhà giá rẻ mất tới 40 phút. Từ đó, ông đánh giá, đô thị hóa là quá trình tất yếu của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý không tính toán quy hoạch tốt, hạ tầng giao thông đảm bảo, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ phải trả giá đắt.
Liên quan giảm ách tắc nội đô bằng việc di chuyển nhà máy, trường học, bệnh viện, trụ sở bộ, ngành ra ngoại thành, Bộ trưởng Hà băn khoăn việc thực hiện. “Chúng ta phải nghiên cứu sâu hơn về phương án này xem có xung đột với nhau không? Việc đưa trường học, bệnh viện ra ngoài, nhưng người dân vẫn phải di chuyển từ nhà đến đó. Nếu không giải tỏa được xung đột sẽ không xử lý được vấn đề”, Bộ trưởng cho hay.
Video đang HOT
Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận, cơ quan quản lý nhà nước chưa có công cụ quản lý tốt. Khi nhà nước làm quy hoạch thì được nhiều cơ quan, tổ chức góp ý. Đến lúc điều chỉnh quy hoạch chỉ có một vài cơ quan, nhóm cán bộ nêu ý kiến nên điều chỉnh không kiểm soát được. “Cụ thể ở Hà Nội, bán đảo Linh Đàm, ban đầu là khu đô thị kiểu mẫu. Nếu làm đúng không khác gì các nước trên thế giới. Sau đó có quá trình điều chỉnh như các đồng chí đã thấy”, Bộ trưởng Hà nói.
Quy hoạch “đá nhau”
Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị, cho rằng, nhiều nội dung liên quan quy hoạch đã vạch ra nhưng không làm được, như: Nhà cao tầng trong nội đô gây ách tắc, quy hoạch 5 đô thị vệ tinh, 3 đô thị sinh thái, di dời trường đại học ra ngoài cũng không làm được. Thậm chí, nhiều trường đại học, bệnh viện đã quá tải rồi nhưng vẫn còn xây thêm. “Một người đi viện, 3-4 người đến chăm; hàng chục trường đại học vẫn tồn tại thì hạ tầng nào chịu nổi”, ông Chính cho hay.
Liên quan vấn đề xây nhiều toà chung cư “lô cốt” trên đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài), trao đổi với PV Tiền Phong bên lề hội nghị, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho biết: Báo cáo của Bộ Xây dựng chỉ ra rất rõ, quy hoạch chi tiết năm 2015 mới đạt 33%, năm 2016 mới đạt 35%. Một năm mới làm thêm được 2% là cực kỳ ít ỏi. “Điều này có nghĩa rất nhiều chỗ không có quy hoạch (chi tiết). Vì thế, hễ có dự án là phát sinh xin – cho. Quy hoạch Thủ đô đến 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã quy định rất rõ khu vực nội đô làm gì (hạn chế tầng cao trong 4 quận nội thành-PV). Rất tiếc, sau 5 năm, Hà Nội mới ban hành quy chế quản lý nhà cao tầng. Quy chế ấy có phù hợp với cái chung không vì trong quy hoạch Thủ đô hạn chế khu vực nội đô. Đã có văn bản rà soát quy hoạch cao tầng để làm giảm ùn tắc. Thế nhưng bây giờ lại lấy cớ làm điểm nhấn rồi cấp phép xây nhà 40, 50 tầng. Quy hoạch là phải làm chi tiết, hạn chế ngay từ đầu”, ông Chính nói.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, Bộ Xây dựng đã lập đoàn kiểm tra về quy hoạch. Dự kiến, tuần tới sẽ kiểm tra quy hoạch, cấp phép xây dựng chung cư tại Hà Nội với 2- 3 dự án nổi cộm được dư luận nêu thời gian qua.
(Theo Tiền Phong)
Tàu cá Hàn Quốc bốc cháy, 3 lao động Việt Nam may mắn thoát nạn
Ba lao động Việt Nam làm việc trên một tàu cá Hàn Quốc đã may mắn thoát nạn khi tàu cá này bất ngờ bốc cháy ngay tại cảng. Sau khi sự việc xảy ra, các thuyền viên đã gọi điện về thông báo tin vui cho gia đình.
Chiều ngày 30/12, anh Phạm Mạnh Quý, một lao động trên tàu cá Hàn Quốc mang số hiệu Chu Giong Ho NO.33 cho biết, vào trưa ngày 28/12 (theo giờ Việt Nam), con tàu này đã bất ngờ bốc cháy khi đang neo đậu tại cảng Guryongpo thuộc tỉnh Pohang (Hàn Quốc), khiến 15 thuyền viên trên tàu hoảng loạn thoát thân. Trong số 15 thuyền viên trên tàu có 3 người Việt Nam, rất may tàu đang neo tại cảng nên tất cả thuyền viên đều an toàn, chiếc tàu đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Các lao động Việt Nam làm việc trên tàu cá này gồm: Nguyễn Hữu Định (SN 1994), Phạm Mạnh Quý (SN 1993), cùng trú huyện Bố Trạch và Nguyễn Văn Thanh trú tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Bà Lê Thị Kỷ vui mừng khi nhận được điện thoại của con trai đang lao động tại Hàn Quốc. (Ảnh Tiến Thành)
Trao đổi với PV Dân trí, anh Phạm Mạnh Quý cho biết, đây không phải lần đầu tiên con tàu này gặp hỏa hoạn. Mặc dù được lực lượng chữa cháy đã kịp thời ứng cứu nhưng con tàu vẫn bị hư hỏng nặng.
"Cách đây một tháng tàu của chúng tôi cũng bị cháy một lần rồi nhưng chỉ cháy nhỏ nên sau hai ngày khắc phục đã có thể ra khơi trở lại, còn lần này cháy lớn. Khi thấy lửa bốc lên từ hầm máy, chúng tôi đã tháo chạy lên cảng, hiện tại cơ quan chức năng tại Hàn Quốc vẫn đang điều tra nguyên nhân cháy tàu", anh Quý nói.
Anh Quý cũng cho biết, vì tàu bị hư hỏng nặng nên những ngày qua, các lao động cũng như chủ tàu đang cố gắng sửa chữa, khắc phục, tuy nhiên vẫn chưa thể biết lúc nào có thể ra khơi trở lại. Sau khi sự việc xảy ra anh Quý cùng hai lao động Việt Nam khác cũng đã gọi điện về thông báo cho gia đình để tránh người nhà lo lắng.
"Tui cũng nghe nó gọi về nói tàu bị cháy nhưng anh em trên trên tàu không ai can chi cả nên tui cũng yên tâm phần nào. Đi xuất khẩu lao động đã vất vả, làm nghề biển lại càng nguy hiểm hơn, cách đây một tháng Quý vừa mới nói tàu bị cháy, giờ lại cháy nữa nên cũng lo cho con lắm", bà Lê Thị Kỷ, mẹ anh Quý chia sẻ.
Được biết, do ảnh hưởng từ sự cố môi trường, nghề đi biển tại Quảng Bình đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề, khó khăn trong việc làm kinh tế, bà Kỷ đã phải vay mượn hơn 300 triệu đồng để cho con sang Hàn Quốc lao động, làm ăn với thời hạn hợp đồng 5 năm với hy vọng cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Nghề đi biển tại Quảng Bình khó khăn nên bà Lê Thị Ngưu đã phải vay mượn tiền để cho con sang Hàn Quốc lao động. (Ảnh Tiến Thành)
Cũng như bà Kỷ, bà Lê Thị Ngưu (SN 1971), trú tại thôn 9, xã Lý Trạch cũng đã vay mượn gần 300 triệu để cho con trai là anh Nguyễn Hữu Định đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, bà cho biết mỗi tháng con trai bà cũng gửi về được gần 20 triệu đồng để ba mẹ trả nợ.
Chưa hết lo lắng trước thông tin tàu cá mà con trai làm việc bất ngờ bốc cháy, bà Ngưu tâm sự: "Ở nhà khó khăn nên đành phải để con sang Hàn lao động, đi biển, nghe tin tàu cháy tui lo lắm, may mà Định nó không sao cả. Nghĩ đến lại thương con nơi đất khách quê người".
Hiện tại, các thuyền viên Việt Nam trên tàu cá Hàn Quốc bị cháy vẫn đang nghỉ chờ con tàu được khắc phục, sửa chữa để tiếp tục ra khơi.Họ cũng cho biết, mặc dù không thể làm việc nhưng chủ tàu phía Hàn Quốc vẫn sẽ trả công cho các lao động trên tàu theo hợp đồng lao động.
Tiến Thành
Theo Dantri
Hàn Quốc bắt hai ngư dân Việt Nam nghi sát hại thuyền trưởng Hai ngư dân người Việt bị tuần duyên Hàn Quốc bắt giữ với cáo buộc đâm chết thuyền trưởng và kỹ sư trưởng trên tàu cá. Tàu Kwang Hyun 803 cập cảng Victoria ở quốc đảo Seychelles tối 23/6. Ảnh:Yonhap Theo Korea Times, vụ bắt giữ được tiến hành khi tàu Kwang Hyun 803 cập cảng Victoria ở quốc đảo Seychelles tối 23/6,...