Phát sinh hơn 32 tỷ đồng chi phí xe buýt vì sửa cầu Thăng Long
Ngày 17/7, Sở GTVT Hà Nội cho biết, vừa lên phương án điều chỉnh tạm thời lộ trình các tuyến buýt phục vụ thi công dự án sửa chữa cầu Thăng Long.
Số tiền ước tính trong khoảng 5 tháng thi công dự án sửa chữa cầu Thăng Long dự kiến tăng thêm hơn 32 tỷ đồng.
Cụ thể, theo kế hoạch, các tuyến buýt có lộ trình theo hướng từ đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng đi cầu Thăng Long, được điều chỉnh theo hướng Phạm Văn Đồng rẽ đường DT1 (cổng phía Nam công viên Hòa Bình) đi theo đường nội bộ KĐT Tây hồ Tây ra đường Võ Chí Công đi cầu Nhật Tân.
Các tuyến buýt đang hoạt động có điểm đầu, cuối tại Nam Thăng Long được điều chỉnh đi theo đường Đỗ Nhuận, đường nội bộ khu đô thị Tây Hồ Tây ra đường Võ Chí Công đi cầu Nhật Tân.
Riêng tuyến buýt có sức chứa nhỏ, Sở GTVT Hà Nội dự kiến điều chỉnh lộ trình đi đường Phạm Văn Đồng rẽ vào đường Nguyễn Hoàng Tôn, sau đó đi đường Võ Chí Công và cầu Nhật Tân.
Đối với các tuyến buýt có lộ trình đang hoạt động trên đường Hoàng Quốc Việt rẽ sang đường Phạm Văn Đồng đi cầu Thăng Long sẽ điều chỉnh đi theo hướng: Hoàng Quốc Việt – Võ Chí Công – cầu Nhật Tân….
Từ ngày 6/8 sẽ cấm tuyệt đối các phương tiện lưu thông trên tầng 2 cầu Thăng Long để thi công.
Cảnh xuống cấp nặng nề của cầu Thăng Long trước khi đóng cửa để đại tu lần 3
Để phục vụ sửa chữa quy mô lớn, trong tháng 7 tới, Tổng cục Đường đường bộ Việt Nam sẽ đóng cửa hoàn toàn cầu Thăng Long (Hà Nội), các phương tiện sẽ di chuyển qua cầu Nhật Tân.
Clip: Cảnh xuống cấp nặng nề của cầu Thăng Long trước khi đóng cửa để đại tu lần 3.
Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng vào cuối năm 1974, chính thức khánh thành vào giữa năm 1985, sau 11 năm thi công. Ở thời điểm hoàn thành, cầu được xem là một trong những biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Xô.
Cầu Thăng Long có chiều dài hơn 3 km, cao 2 tầng, bắc qua sông Hồng. Sau hơn 30 năm sử dụng, cầu đã trải qua hàng chục lần sửa chữa và hai lần đại tu với kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tháng 7 tới, cầu sẽ được đóng cửa hoàn toàn để đại tu lần thứ 3.
Năm 2009, mặt cầu Thăng Long đã được trải lại toàn bộ lớp thảm mặt cầu tầng 2 bằng công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, từ đó tới nay, lớp bê tông nhựa mặt cầu bị xô dồn, nứt ngang mặt do dính bám giữa bê tông nhựa mới sửa và bản thép phía dưới không đạt yêu cầu.
Sau đó, cầu Thăng Long còn được "đại tu" thêm vào các năm 2013, 2016 với kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng nhưng mặt cầu vẫn hư hỏng.
Khoảng vài nằm gần đây, mặt đường Cầu Thăng Long xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn trên mặt đường đã xuất hiện tình trạng lún, nứt, lồi lõm, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông.
Bề mặt cầu xuất hiện nhiều vết nứt dài.
Nhiều vết trồi lún dài từ 3 - 5 m.
Lún võng tạo thành nhiều hố sâu trên mặt đường.
Mặt cầu Thăng Long hư hỏng nghiêm trọng, tạo thành những "cạm bẫy" trên cầu gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông tại đây.
Tại các vị trí khe co giãn, do chưa khắc phục triệt để, nên đơn vị quản lý phải dùng các tấm thép lớn để che tạm.
Về dự án đại tu cầu Thăng Long lần thứ 3 này, theo ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng tổng cục Đường bộ Việt Nam, tổng mức đầu tư dự án gần 270 tỉ đồng. Hiện đơn vị đang chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đấu thầu chọn nhà thầu. Dự kiến dự án khởi công trong tháng 7, thời gian thi công kéo dài đến hết năm 2020.
Về công nghệ kỹ thuật sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này, ông Huyện thông tin dự án đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công công nghệ mới của châu Âu, công nghệ này được sử dụng nhiều ở Mỹ và Trung Quốc nhưng là lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Quá trình thi công sẽ thực hiện 24/24 giờ, cuốn chiếu dưới mái che và có sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia tư vấn, thiết kế, giám sát thi công hàng dầu quốc tế.
Cấm phương tiện đi lại cầu Thăng Long từ tháng 7/2020 Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho báo điện tử VTC News biết, trong tháng 7 tới, sẽ đóng cửa hoàn toàn cầu Thăng Long để sửa chữa. Theo ông Huyện, trong tháng 7 tới sẽ thi công sửa chữa cầu Thăng Long. Thời gian sửa chữa dự kiến sẽ kéo dài hết năm 2020....