Phạt nữ sinh uống nước giẻ lau bảng: Có dấu hiệu làm nhục người khác
Sau sự việc cô giáo phạt nữ sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, nhiều người thắc mắc, hành vi của nữ giáo viên có là làm nhục hay hành hạ người khác?
Nữ sinh lớp 3 bị cô giáo phạt uống nước giặt giẻ lau bảng súc miệng khiến du luận bức xúc.
Vừa qua, em P.P.A (học sinh lớp 3A5, trưởng tiểu học An Đồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng) bị cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương phạt uống nước vắt từ giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng trong lớp. Sự việc khiến dư luận bức xúc, lên án. Nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, hành vi của nữ giáo viên có thể bị xử lý hình sự hay không?
Trao đổi với PV, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) đánh giá, việc phạt học trò bằng hình thức buộc uống nước giặt giẻ lau bảng trước hàng chục các bạn cùng lớp như cô Minh Hương có dấu hiệu của hành vi làm nhục người khác. Hành vi nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của học trò mà rõ ràng, nó đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ cũng như các bạn cùng lớp.
Luật sư Tuấn Anh cho rằng, trong sự việc liên quan tới học sinh P.P.A vì hậu quả chưa xảy ra, nên vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự không đặt ra. Tuy nhiên, với hậu quả về mặt tâm lý với các em học sinh và những bức xúc trong xã hội, tôi cho rằng cơ quan chức năng cần phải vào cuộc điều tra, xác minh và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với nữ giáo viên về hành vi làm nhục người khác để răn đe, phòng ngừa chung.
Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty luật Inteco) cũng cho rằng, hành vi ép học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng của nữ giáo viên đáng bị lên án và có những dấu hiệu của hành vi “Làm nhục người khác” và “Hành hạ người khác”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc xem xét trách nhiệm hình sự, cần căn cứ đầy đủ vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm, trong đó có hành vi, chủ thế và khách thể của tội phạm. Tình tiết người bị hành hạ, làm nhục ở đây là một học sinh đang trong buổi học, và có thể coi là người bị lệ thuộc vào giáo viên. Do đó, trên cơ sở xem xét đầy đủ và khách quan các thông tin về tình huống thì, dấu hiệu của tội hành hạ người khác là rõ nhất.
Luật sư Phong cho rằng, với những vi phạm được báo chí phản ánh, việc Hội đồng kỷ luật của Trường tiểu học An Đồng đưa ra mức kỷ luật với hình thức buộc thôi việc với nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương là thỏa đáng, vì giáo viên này vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo. Tuy nhiên, đây là biện pháp kỷ luật của cơ quan quản lý đối với người lao động vi phạm. Trong trường hợp, cơ quan công an vào cuộc điều tra xử lý, nữ giáo viên có thể bị xử lý về hành hành vi hành hạ người khác.
Theo quy định, người phạm tội “Hành hạ người khác” có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trong trường hợp hành vi hành hạ thực hiện đối với người dưới 16 tuổi thì hình phạt tù có thể lên tới 3 năm.
“Về ý thức, hành động của nữ giáo viên là phạt học trò. Động cơ của người giáo viên này có thể là để làm cho học sinh thấy xẩu hổ, thấy nhục nhã với bạn bè mà thay đổi theo hướng tốt lên theo ý của cô giáo.
Nhưng rõ ràng, biện pháp như vậy là không được phép, xâm phạm nghiêm trọng tới tinh thần, quyền được bảo về về mặt tinh thần của học sinh, có thể gây hậu quả không chỉ về sức khỏe mà còn về tâm lý, tinh thần của các em.
Sự việc nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương sẽ là bài học đắt giá cho các giáo viên trong cách giáo dục học trò”, luật sư Phong nói.
Theo Danvietx
Bắt HS "súc miệng" bằng nước lau bảng: Không khác nhục hình, tội ác
Đọc những bản tin "cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng vì em nói chuyện riêng", nhiều người có chung cảm xúc là rất sốc, rùng mình.
Theo GS Phạm Tất Dong, hình phạt này của cô giáo không khác nhục hình. Có tưởng tượng, ông cũng chưa dám nghĩ một giáo viên lại có thể làm thế với học trò của mình.
Sao lại xem học trò như kẻ thù như thế!
Đây là chia sẻ của TS Nguyễn Khánh Trung (Tổ chức Giáo dục Emile Việt) về vụ việc hi hữu: Một học sinh lớp 3A5, Trường Tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP.Hải Phòng) bị cô giáo bắt súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng gây phẫn nộ dư luận những giờ qua.
Ông cho rằng nghề giáo ngoài việc để kiếm sống thì còn là một "vocation" (ơn gọi), một công việc cao quý với sứ mệnh phục vụ con người, chăm chút cho thế hệ tương lai, vun trồng những phôi thai tinh thần và thể chất của con trẻ.Vậy nên bước vào nghề này, bạn trẻ cần soi xem mình thực sự có vocation này hay không? Khi tuyển người, các khoa sư phạm cần tìm hiểu xem ứng viên có đạt được như vậy hay không.
Theo GS-TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, phản ứng tức giận của dư luận, đòi ngay lập tức loại cô giáo ở Hải Phòng ra khỏi ngành là đúng. Bởi rất khó để chấp nhận một hành vi nhẫn tâm đến vậy của một người lớn với một đứa trẻ, chưa nói đây lại là cô giáo - người được coi là người cha, người mẹ thứ hai của học sinh."Việc bắt học sinh uống, hay súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng không khác một nhục hình - hình phạt làm nhục học sinh, mà còn làm nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của học sinh. Đó là tội ác" - GS Phạm Tất Dong chia sẻ.
Bắt súc miệng bằng nước lau bảng là hành hạ trẻ em
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH), hành vi bắt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng của cô giáo ở Hải Phòng rõ ràng là hành hạ trẻ em. Đây là một dạng bạo lực về tinh thần với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, việc thực hiện hình phạt dã man này trước toàn thể lớp sẽ khiến học sinh rất tủi hổ vì bị bạn bè trêu. Đặc biệt, em học sinh lại có hoàn cảnh gia đình éo le, bố mẹ đều đang ở xa, phải sống với ông bà từ khi còn 3-4 tháng tuổi.
Sau khi báo chí thông tin về vụ việc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Đồng đã có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên bắt học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau.
Tuy nhiên, dư luận vẫn chưa hết phẫn nộ, nhất là thời gian qua xảy ra liên tiếp vụ việc liên quan đến đạo đức nhà giáo, từ việc cô đánh trò, phạt học sinh quỳ, đến việc giáo viên lên lớp chỉ im lặng không giảng bài cho học sinh.Theo GS-TS Phạm Tất Dong, đã đến lúc Bộ GDĐT cần tổ chức các đợt tập huấn lại đạo đức nhà giáo, tuyên truyền để giáo viên hiểu biết pháp luật về trẻ em, cách ứng xử với học sinh, những hình phạt nào được và không được sử dụng trong trường học để tránh lặp lại những vụ việc đáng tiếc.
Theo Đặng Chung (Lao động)
Giáo viên cần được kiểm tra tâm lý định kỳ Trước hàng loạt vụ việc giáo viên dùng hình phạt "kinh dị" để dạy dỗ học sinh trên bục giảng, TS Vũ Thu Hương - giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, nguyên nhân dẫn đến những hành động phản giáo dục của giáo viên chính là từ áp lực công việc, những bất thường về tâm lý. Vì vậy...