Phạt nồng độ cồn: Nhân viên quán bia mật báo cho khách
Khi thấy lực lượng công an chốt chặn để xử lý nồng độ cồn, các nhân viên quán bia nhanh chóng báo cho khách để tìm cách đối phó.
Tối 24-8, Cục CSGT, Bộ Công an phối hợp cùng Đội CSGT số 6, Công an TP Hà Nội tổ chức tăng cường xử phạt nồng độ cồn. Địa điểm thực hiện là tuyến đường Đỗ Đức Dục (Nam Từ Liêm, Hà Nội), nơi có nhiều quán bia đông khách.
Ghi nhận công tác xử phạt, chỉ trong vòng 20 phút, lực lượng CSGT đã phát hiện và yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn đối với hai trường hợp là tài xế ô tô. Kết quả kiểm tra cho thấy cả hai tài xế này đều có nồng độ cồn nằm trong quy định xử phạt.
Đáng chú ý, trong quá trình lập biên bản, một tài xế đã liên tục gọi điện thoại cho người thân để “cầu cứu”, tuy nhiên lực lượng CSGT đã kiên quyết xử lý.
Chỉ trong vòng 20 phút, lực lượng CSGT phát hiện và xử lý hai trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.
Trung úy Trịnh Văn Hải, cán bộ Đội CSGT số 6, cho biết trong quá trình xử lý, CSGT thường xuyên gặp những trường hợp như vậy. “Có thể họ có mối quan hệ này, mối quan hệ nọ nhưng chúng tôi đều kiên quyết xử lý” – vị này khẳng định.
Cũng theo cán bộ này, với những trường hợp như trên, CSGT sẽ giải thích với người nhà và cả người vi phạm, bởi đây là một trong những lỗi trực tiếp gây ra các vụ tai nạn, do đó cần phải xử lý nghiêm. Hơn thế theo quy định mới, chỉ cần có nồng độ cồn là sẽ bị xử phạt và giữ xe, do đó các tài xế, nhất là với ô tô rất sợ việc xe bị giữ lại, họ sẽ tìm mọi cách để cầu cứu.
Ngoài việc gọi điện thoại cho người thân, một chi tiết khác cũng gây khó khăn không nhỏ cho lực lượng CSGT khi xử phạt nồng độ cồn. Đó là khi thấy CSGT xử phạt một vài trường hợp, lập tức các “ ma men” trong quán bia… “bốc hơi” sạch.
Video đang HOT
“Khi thấy chúng tôi xử lý 1-2 trường hợp, nhân viên quán bia biết và họ sẽ thông báo cho các khách trong quán tìm cách tránh né như: nhờ người không uống bia để chở qua chốt, …, gây khó khăn cho lực lượng” – Trung úy Hải thông tin.
Khi thấy lực lượng CSGT xử phạt, nhân viên quán bia đã nhanh chóng thông báo cho khách để tránh né.
Ghi nhận thực tế, sau khi xử phạt hai trường hợp, khoảng 30 phút sau đó, tổ công tác không phát hiện thêm trường hợp nào sử dụng bia khi điều khiển phương tiện giao thông. Các vị khách trong các quán nhậu bỗng “ngồi lâu hơn” hoặc tìm đường khác để ra về, một số khi thấy lực lượng CSGT từ xa đã quay đầu xe để tránh.
Chia sẻ thêm về khó khăn trong việc xử lý nồng độ cồn, Trung úy Hải cho hay có nhiều trường hợp xỉn tới mức không thể đứng vững để thổi vào máy đo hoặc cũng có những trường hợp cố tình không chấp hành bằng việc thổi không đủ khí vào máy khiến CSGT phải nhiều lần yêu cầu thổi lại… Đối với các trường hợp này, lực lượng CSGT đều tuyên truyền và xử lý đến cùng.
Vị cán bộ CSGT Đội 6 cũng cho biết ngoài việc xử phạt, lực lượng CSGT còn tiến hành tuyên truyền cho các chủ quán bia để thông báo tới khách hàng về việc hạn chế sử dụng chất kích thích. Sau một số ngày thực hiện kế hoạch tăng cường xử phạt nồng độ cồn, tình trạng sử dụng bia rượu của người tham gia giao thông đã giảm trông thấy.
Trong một diễn biến khác, theo số liệu của Phòng CSGT (PC67) Hà Nội, từ ngày 16 đến 22-8, lực lượng CSGT đã xử lý 201 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, tạm giữ 201 phương tiện; đáng chú ý có ba trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra của CSGT.
Một tài xế đã sử dụng bia khi lái xe bị lực lượng CSGT yêu cầu dừng xe, kiểm tra nồng độ.
Kết quả cho thấy nồng độ cồn trong người tài xế này vượt mức cho phép. Quá trình lực lượng CSGT lập biên bản, tài xế này liên tục gọi điện thoại cho người thân để cầu cứu, tuy nhiên lực lượng CSGT vẫn kiến quyết xử lý theo quy định.
Một số quán bia khi thấy lực lượng CSGT đã vội vàng treo băng rôn chấp hành luật giao thông. Tuy nhiên, khi không có CSGT, tấm băng rôn này bỗng… biến mất.
Theo Tuyến Phan ( Pháp luật TP.HCM)
Bênh bạn, dùng kiếm đâm chết người không quen biết
Chỉ vì mâu thuẫn từ một câu nói, hai nhóm thanh niên xảy ra cãi vã rồi ẩu đả. Trong quá trình xô xát, một người đã dùng kiếm đâm tử vong đối phương.
Ngày 23-8, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử, quyết định tuyên phạtNguyễn Văn Dũng (23 tuổi) mức án chung thân, Nguyễn Quý Tú (23 tuổi) 20 năm tù và Đỗ Văn Việt (18 tuổi, cùng trú tại Sóc Sơn, Hà Nội) 17 năm tù, cùng về tội giết người.
Theo hồ sơ, ngày 7-9-2015, Nguyễn Văn Dũng rủ Nguyễn Quý Tú đến một quán bia trên địa bàn xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội) để ăn nhậu. Tại đây, bàn bên cạnh cũng có anh Nguyễn Anh Minh, Lê Văn Hòa cùng một số người bạn đang ngồi lai rai.
Sau một hồi nhậu, giữa Dũng và anh Hòa bất ngờ lời qua tiếng lại rồi xảy ra xô xát. Nguyên nhân chỉ xuất phát từ việc anh Hòa nói với Dũng: "Nếu tao nói dối thì mày làm chó".
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
Để "xử" đối phương, Dũng bảo Tú gọi thêm Đỗ Văn Việt (khi gây án chưa đủ 18 tuổi) đến tiếp viện. Biết tin bạn bị "bắt nạt", Việt lập tức nhận lời và chạy đến. Tới nơi, sau khi nghe đầu đuôi câu chuyện, Việt lẳng lặng ra khỏi quán về nhà riêng lấy một thanh kiếm dài khoảng 1 m rồi quay lại.
Tới nơi, Việt rút kiếm rồi đi thẳng tới chỗ anh Hòa chém vào lưng nạn nhân, Dũng cũng lao vào đánh hội đồng.
Thấy bạn bị chém, anh Minh xông tới can ngăn nhưng liền bị Tú cản lại, còn Việt vung kiếm đâm một nhát vào vùng sườn phải của nạn nhân. Anh Minh bỏ chạy được một đoạn rồi gục ngã.
Chưa dừng lại, Việt cùng Dũng tiếp tục trút "trận mưa" cốc bia vào người Hòa. Sau đó, tất cả lên xe máy bỏ chạy.
Về phía các nạn nhân, dù được mọi người đưa đi cấp cứu ngay lập tức nhưng do vết thương quá nặng nên anh Minh đã tử vong. Anh Hòa may mắn hơn nên thoát chết.
Đến chiều tối cùng ngày, Việt ra cơ quan công an đầu thú. Một ngày sau, cả Dũng và Tú đều bị cảnh sát bắt giữ.
TUYẾN PHAN
Theo PLO
Kiểm tra nồng độ cồn, "ma men" đem "chú Tư" ra dọa Khi bị kiểm tra nồng độ cồn, nhiều "ma men" liều lĩnh tăng ga bỏ chạy; gọi điện cho người thân, mang số điện thoại người quen ra hù dọa và cả đập mũ bảo hiểm xuống đường thách thức. Tối 17-8, Đội Cảnh sát giao thông Tuần tra - Dẫn đoàn (PC67) đã phối hợp cùng lực lượng cảnh sát cơ động...