Phạt nguội là gì? Cách kiểm tra ô tô của bạn có bị phạt hay không?
Không chỉ bị cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm, việc điều khiển ô tô phạm luật giao thông còn có thể bị phạt nguội, tuy nhiên không phải bất cứ ai sử dụng ô tô, đặc biệt là “tài mới” đều hiểu rõ về phạt nguội và cách tra cứu.
Kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài đến 4 ngày, vì vậy nhiều cá nhân, gia đình thường chọn lái ô tô đi du lịch trong dịp này. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ luật giao thông khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội.
Không phải bất cứ ai dùng ô tô cũng hiểu về phạt nguội và cách tra cứu, kiểm tra xem xe có bị phạt nguội hay không? TRẦN HOÀNG
Dù vậy, không phải bất cứ ai dùng ô tô cũng hiểu về phạt nguội và cách tra cứu, kiểm tra xem xe có bị phạt nguội hay không?
Phạt nguội là gì?
Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm sau khi các phương tiện đã vi phạm luật giao thông được một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức phạt này, chủ các phương tiện vi phạm luật giao thông không bị xử lý ngay sau khi phạm luật. Thay vào đó, những hình ảnh về hành vi vi phạm luật giao thông của các phương tiện được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.
Hiện nay, để có cơ sở xử lý “phạt nguội” các hình vi vi phạm luật giao thông, cơ quan chức năng đã lắp đặt nhiều hệ thống camera trên các tuyến đường khác nhau để ghi lại video, hình ảnh của các phương tiện phạm luật giao thông.
Những hình ảnh về hành vi vi phạm luật giao thông của các phương tiện được ghi lại bằng hệ thống camera lắp đặt trên đường phố TRẦN HOÀNG
Ngoài dữ liệu từ camera, việc phạt nguội còn có thể áp dụng khi có tư liệu về hành vi vi phạm quy định tại điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA về tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Trường hợp thông tin, hình ảnh, video phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm luật giao thông, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm, xử phạt hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm theo quy định.
Cách tra cứu xem ô tô của bạn có bị phạt nguội hay không
Hiện nay, người dùng ô tô có thể tra cứu, kiểm tra xem phương tiện có bị phạt nguội hay không thông qua nhiều kênh, nền tảng khác nhau. Trong đó, chính xác và phổ biến nhất là tra cứu trên trang thông tin chính thức của Cục Cảnh sát giao thông. Để tra cứu, bạn nên thực hiện theo các bước sau:
Video đang HOT
Bước 1: Truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông tại địa chỉ http://www.csgt.vn/
Bước 2: Chọn mục “Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh” (nằm phía bên phải màn hình)
Bước 3: Nhập thông tin theo yêu cầu gồm biển số xe cần kiểm tra và chọn loại phương tiện (ô tô hoặc xe máy).
Bước 4: Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống). Sau đó, nhấn “Tra cứu” để tìm kết quả.
Bước 5: Hệ thống sẽ hiển thị kết quả. Nếu phương tiện của bạn không bị phạt nguội thì màn hình sẽ hiện dòng chữ “Không tìm thấy kết quả”. Nếu có vi phạm thì tất cả thông tin về vụ vi phạm sẽ hiện lên.
Hiện nay, người dùng ô tô có thể tra cứu, kiểm tra xem phương tiện có bị phạt nguội hay không thông qua nhiều kênh, nền tảng khác nhau TRẦN HOÀNG
Ngoài ra, người dùng ô tô có thể tra cứu thông tin về phạt nguội trên trang thông tin chính thức của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Vào trang web của Cục Đăng kiểm Việt Nam tại địa chỉ vr.org.vn. Sau đó vào mục “Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện” trong phần Tra cứu dữ liệu bên phải màn hình.
Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin để thực hiện tra cứu. Chú ý, đối với xe biển 5 số, thì biển trắng thêm chữ T vào cuối, biển xanh thêm chữ X, biển vàng thêm chữ V. Tương tự với số tem, giấy chứng nhận hiện tại nhập dấu “-” phân cách giữa chữ cái và chữ số.
Bước 3: Kéo xuống dưới, màn hình hiển thị thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện ở dưới cùng. Nếu xe bị phạt nguội mọi thông tin sẽ được liệt kê trong phần kết quả trả về. Nếu phần này trống có nghĩa là phương tiện đó không bị phạt nguội, việc đăng kiểm diễn ra bình thường. Nếu dưới mục này xuất hiện một ô màu đen với thông tin xử lý vi phạm bên trong, chứng tỏ phương tiện này chưa hoàn thành việc đóng phạt nguội và sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Bạn cũng có thể tra cứu xem xe của bạn có bị phạt nguội hay không thông qua các ứng dụng tải về trên thiết bị di động TRẦN HOÀNG
Ngoài hai trang thông tin của Cục Cảnh sát giao thông và Cục Đăng kiểm Việt Nam, bạn cũng có thể tra cứu xem xe của bạn có bị phạt nguội hay không thông qua các ứng dụng tải về trên thiết bị di động. Các ứng dụng tra cứu phạt nguội đều được hỗ trợ cài đặt trên cả nền tảng Android và IOS.
5 lỗi vi phạm luật giao thông thường dễ bị phạt nguội khi điều khiển ô tô
Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.
Nhiều lỗi vi phạm giao thông khi điều khiển ô tô khiến người lái dễ bị phạt nguội BÁ HÙNG
Nếu không tuân thủ luật giao thông khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội. Dưới đây là 5 lỗi vi phạm luật giao thông thường dễ bị phạt nguội khi điều khiển ô tô:
1. Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định
Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế, chủ ô tô bị phạt nguội khi điều khiển ô tô, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài. Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera giám sát tốc độ trên các tuyến đường ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.
Mức phạt cao nhất với hành vi chạy quá tốc độ từ 10 - 12 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng BÁ HÙNG
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng như một số điều được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10km/giờ sẽ bị xử phạt từ 800 ngàn - 1 triệu đồng.
Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng với trường hợp điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20 km/giờ (theo điểm đ, khoản 34, điều 2, Nghị định 123, sửa đổi và bổ sung mới từ điểm i, khoản 5, điều 5 của Nghị định 100), đồng thời bị cơ quan chức năng tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Nếu chạy quá tốc độ từ 20 đến dưới 35 km/giờ (điểm a, khoản 6, điều 5), tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng. Đặc biệt, nếu điều khiển ô tô chạy quá tốc độ cho phép trên 35 km/giờ sẽ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng (điểm c, khoản 7, điều 5) và tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
2. Không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường
Bên cạnh việc điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định, việc không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường hay chuyển hướng cũng khiến nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nguội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các tài xế.
Đối với hành vi điều khiển ô tô chuyển làn đường mà không bật đèn tín hiệu xi-nhan báo trước, sẽ bị xử phạt từ 400 - 600 ngàn đồng BÁ HÙNG
Đối với hành vi điều khiển ô tô chuyển làn đường mà không bật đèn tín hiệu xi-nhan báo trước, sẽ bị xử phạt từ 400 - 600 ngàn đồng (theo điểm a, khoản 2, điều 5). Nếu hành vi vi phạm này diễn ra trên đường cao tốc, các tài xế, chủ phương tiện cũng rất dễ bị phạt nguội, mức phạt lên đến từ 3 - 5 triệu đồng (điểm g, khoản 5, điều 5). Bên cạnh đó, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Trong khi đó, hành vi điều khiển ô tô chuyển hướng mà không bật đèn tín hiệu xi-nhan báo trước hướng rẻ, sẽ bị xử phạt từ 800 ngàn - 1 triệu đồng (điểm c, khoản 3, điều 5).
3. Vượt đèn đỏ
Với hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ, sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng BÁ HÙNG
Với hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ, sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng (theo điểm đ, khoản 34, điều 2, Nghị định 123/2021/NĐCP sửa đổi và bổ sung mới từ điểm a, khoản 5, điều 5, Nghị định 100). Bên cạnh đó, người điều khiển ô tô còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng hoặc từ 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn (điểm b, c, khoản 11, điều 5).
4. Điều khiển ô tô đi không đúng phần đường, làn đường quy định
Hành vi điều khiển ô tô đi không đúng phần đường, làn đường quy định cũng dễ khiến nhiều xe bị phạt nguội. Lỗi này thường diễn ra khi điều khiển ô tô lưu thông trong thành phố. Trong trường hợp vi phạm, tài xế, chủ ô tô... sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 đồng (điểm đ, khoản 5, điều 5) và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Điều khiển ô tô đi không đúng phần đường, làn đường quy định và gây tai nạn, sẽ bị xử phạt từ 10 - 12 triệu đồng TC
Trường hợp điều khiển ô tô đi không đúng phần đường, làn đường quy định và gây tai nạn, sẽ bị xử phạt từ 10 - 12 triệu đồng (điểm a, khoản 7, điều 5), đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
5. Điều khiển ô tô đi ngược chiều
Lỗi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "cấm đi ngược chiều" đối với ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng (theo điểm c, khoản 5, điều 5) và tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Lỗi đi ngược chiều trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "cấm đi ngược chiều" đối với ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng NGỌC DƯƠNG
Nếu gây tai nạn giao thông sẽ phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng (điểm a, khoản 7, điều 5), tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng. Nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng (theo điểm a, khoản 8, điều 5) đồng thời còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 - 7 tháng.
Lọc gió điều hòa ô tô vẫn sạch nhưng không mát, vì sao? Vì lọc gió điều hòa chỉ có tác dụng lọc bụi bẩn nên khi bộ phận này sạch không có nghĩa là hệ thống điều hoà hoạt động bình thường, hiệu quả. Hỏi: Tôi đang sử dụng xe Honda Brio 2021, tại sao lọc gió điều hoà trên xe vẫn sạch nhưng mấy ngày nắng nóng vừa qua, dù tôi bật điều hoà...