Phạt người không sang tên, đổi chủ phương tiện: Quy định đúng, nhiều lợi ích
Từ ngày 1/1/2017, lực lượng CSGT sẽ tiến hành xử phạt đối với các trường hợp mua bán, trao tặng xe 2 bánh, 3 bánh và các loại xe tương tự không làm thủ tục sang tên đổi chủ.
Được biết, đây là quy định nhằm đảm bảo tài sản của chủ xe, cũng như phục vụ công tác quản lý giao thông.
Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn rất nhiều trường hợp chưa hiểu, hoặc cố tình không hiểu và đưa ra những ý kiến trái chiều gây nhiễu thông tin, tạo ra những dư luận xấu về quy định này.
Người thuê, mượn xe không bị xử phạt
Cụ thể, theo thông báo của Cục CSGT, từ ngày 1/1/2017, người điều khiển xe máy không làm thủ tục sang tên, đổi chủ sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 – 400.000 đồng với tổ chức. Quy định này được áp dụng cho cả những trường hợp được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản. Liên quan đến vấn đề này, dư luận đặt ra câu hỏi: Vậy chồng đi xe của vợ, con đi xe của bố, của bạn, của cô, dì, chú, bác… hoặc ngược lại, các lực lượng chức năng sẽ xử lý như thế nào? Phải chăng, cứ lúc nào điều khiển xe không chính chủ ra đường, người dân cũng phải mang theo giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu, xác nhận của chính quyền địa phương về quan hệ họ hàng với chủ xe?
Cảnh sát giao thông Đội 3, Công an Hà Nội xử lý lái xe vi phạm trên phố Xã Đàn. Ảnh: Phạm Hùng
Video đang HOT
Đề cập đến vấn đề này, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng – Phó trưởng Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho biết, việc xử lý đối với chủ phương tiện về hành vi vi phạm “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe ô tô” chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết TNGT gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên hoặc thông qua công tác đăng ký xe.
Cụ thể, theo Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, chủ xe mô tô, xe máy được hiểu là chủ sở hữu của phương tiện. Tại điều 158, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017 có quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”. Trong đó, quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Bên cạnh đó, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 30, Nghị định 46 chỉ quy định về việc xử phạt đối với chủ phương tiện (tức chủ sở hữu). Như vậy, đối với người điều khiển phương tiện không có đủ 3 quyền trên, tức không phải là chủ sở hữu phương tiện và không thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng xử lý của các điều khoản trên. Điều này đồng nghĩa với việc, người điều khiển phương tiện đi thuê, đi mượn phương tiện để tham gia giao thông cũng không bị xem xét, xử lý về hành vi trên.
Xử lý nghiêm các trường hợp gian dối
Như cách lý giải của Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, cũng như đại diện Cục CSGT thì lực lượng CSGT sẽ không dừng xe để chỉ kiểm tra lỗi không đăng ký chính chủ, hành vi này chỉ được xử lý khi người điều khiển phương tiện gây ra các vụ TNGT nghiêm trọng. Tuy nhiên, một vấn đề khác đang được đặt ra là, làm thế nào để các lực lượng chức năng xác định được chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định hay xe đi mượn, đi thuê?
Liên quan đến vấn đề này, đại diện lãnh đạo Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho biết, khi điều tra, giải quyết vụ TNGT gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên hoặc thông qua công tác đăng ký xe, để xác minh xem người chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định hay xe đi mượn, đi thuê, lực lượng CSGT sẽ thực hiện các biện pháp để xác định như: Lấy lời khai của người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện đến làm thủ tục đăng ký xe; Thông qua dữ liệu quản lý nghiệp vụ cơ sở dữ liệu về đăng ký xe của lực lượng CSGT; Mời người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe lên để làm việc, xác minh, kiểm tra trực tiếp thông tin, nội dung liên quan; Kiểm tra các loại chứng từ, tài liệu, hợp đồng mua bán… Cùng với đó, lực lượng CSGT sẽ thông qua lực lượng công an sở tại nơi người điều khiển phương tiện, người đến làm thủ tục đăng ký xe sinh sống để kiểm tra, xác minh về mối quan hệ gia đình, thân nhân của họ.
Cũng theo lãnh đạo Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, đối với từng vụ việc cụ thể, lực lượng CSGT sẽ áp dụng, thực hiện nhiều biện pháp khác nhau theo quy định của ngành và pháp luật để xác minh, làm rõ. Đối với các trường hợp có hành vi gian dối về việc mượn phương tiện nhưng thực chất là xe của mình nhưng chưa làm thủ tục sang tên sẽ bị xem xét, xử lý nghiêm theo quy định.
Sang tên đổi chủ để bảo vệ quyền lợi của mình
Theo Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, xe máy là tài sản có giá trị đối với mỗi người, được pháp luật cho phép chủ xác lập quyền sở hữu đối với phương tiện. Thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ Công an cũng đã có nhiều chủ trương, thông tư “mở” để tạo điều kiện giải quyết đăng ký sang tên xe đối với các trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người. Cũng theo Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, việc đăng ký sang tên đổi chủ là việc làm cần thiết để đảm bảo, xác nhận tài sản hợp pháp của chủ phương tiện trước pháp luật, tránh được những tranh chấp không đáng có, cũng như giúp các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, điều tra, giải quyết các vụ việc liên quan đến xe máy.
Cụ thể, đối với các vụ TNGT mà nạn nhân tử vong, bất tỉnh, nếu phương tiện là chính chủ, cơ quan chức năng có thể nhanh chóng tìm ra tung tích nạn nhân, kể cả trong trường hợp chủ phương tiện cho mượn hay cho thuê xe. Đối với các vụ án trộm cắp, cướp giật, lừa đảo…, thông qua biển kiểm soát, đặc điểm phương tiện, lực lượng công an sẽ có căn cứ để xác minh, điều tra, xác định đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Cũng theo Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, hiện nay, thông qua quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng chức năng nói chung và CSGT nói riêng đã phát hiện nhiều phương tiện là vật chứng của các vụ án. Tuy nhiên, do chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên phương tiện nên quá trình điều tra bị hạn chế thông tin, tài liệu, gặp rất nhiều khó khăn để xác minh chủ sở hữu hợp pháp của phương tiện. Điều này dẫn đến nhiều phương tiện quá thời gian tạm giữ theo quy định, buộc các lực lượng chức năng phải tiến hành thanh lý, sung công quỹ Nhà nước.
Đặc biệt, theo Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, việc đăng ký sang tên theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi học tập, công tác của chủ phương tiện sẽ giúp các lực lượng chức năng xác định được số lượng phương tiện tương đối chính xác được đăng ký trên các địa bàn cụ thể, qua đó có biện pháp quản lý, điều tiết, tổ chức giao thông hợp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp, đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.
Để chuẩn bị cho việc xử lý các trường hợp không sang tên đổi chủ, Cục CSGT, Bộ Công an chỉ đạo CSGT các địa phương vận động người dân trước 31/12 nên làm thủ tục sang tên môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ hoặc chứng từ không đầy đủ. Với trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ, các đơn vị không được để tồn, phải giải quyết trước ngày 1/1/2017.
(Theo Kinh Tế Đô Thị)
Lập "sổ đen" các xe biển xanh thanh lý không chịu sang tên
Các xe biển số xanh sau khi được thanh lý cho các cá nhân, doanh nghiệp hầu hết không được sang tên, chuyển chủ sở hữu, mục đích có phải để được ưu tiên khi tham gia giao thông?
Theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Bình Định, hiện tỉnh này có 32 ô tô biên sô xanh đa đươc cac cơ quan nha nươc va đia phương ban thanh ly cho cac ca nhân, doanh nghiêp nhiêu năm nhưng chưa sang tên, chuyên quyên sơ hưu, dẫn đến công tác quản lý xe biển xanh chưa chặt chẽ.
Nhiều xe biển số xanh được thanh lý bán cho các cá nhân, doanh nghiệp nhưng không sang tên, chuyển chủ sở hữu để được ưu tiên khi tham gia giao thông
Thương ta Vo Văn Chin - Pho trương Phong CSGT đương bô - đương săt (PC67) Công an tinh Binh Đinh, cho biêt: "Theo quy đinh phap luât, 30 ngay sau thơi điêm ô tô đươc ban đi thi ngươi mua va ngươi ban phai phôi hơp đê sang tên, chuyên quyên sơ hưu. Tuy nhiên, thực tế nhiêu ca nhân, doanh nghiêp mua lai xe biên xanh cô tinh không sang tên ma vân sư dung vơi hy vong tránh bi lưc lương chưc năng kiêm tra, xư ly khi vi pham cac quy đinh vê giao thông đương bô".
"Hiện đơn vị đang yêu câu cac cơ quan, đơn vi, đia phương la chu sơ hưu trươc đây cua sô xe nêu trên cung câp danh tinh, đia chi ngươi mua. Đông thơi chuyên danh sach 32 xe nêu trên đê cac lưc lương tuân tra trên đương phat hiên, xư ly" - Thượng tá Chín nói thêm.
Trước thực trạng trên, ông Phan Cao Thắng- Phó Chủ tịch UBND tinh Binh Đinh đã co văn ban về việc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe biển xanh gửi cac sơ, ban nganh, hội đoàn thể và đia phương trên địa bàn toàn tỉnh.
Ông Thắng yêu cầu công an tỉnh Bình Định chỉ đạo các lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tổ chức tổng kiểm tra xe và người điều khiển xe biển xanh. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp xe biển xanh đã bán thanh lý nhưng chưa chuyển quyền sở hữu, chưa thông báo với cơ quan đăng ký xe và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông của lái xe biển xanh.
Ngoài ra, Sở Tài chính phối hợp với công an tỉnh lập biển số xe xanh đã điều chỉnh, thanh lý nhưng chưa sang tên, đổi biển để phối hợp với ngành chức năng buộc các chủ sở hữu mới phải làm thủ tục đăng ký, sang tên xe theo quy định pháp luật.
Doãn Công
Theo Dantri
Những pha bẻ trộm gương ô tô nhanh chóng và manh động nhất Đạo chích bẻ gương xe sang Audi trong tích tắc hay thanh niên đi SH vặt trộm gương ô tô... là những vụ trộm táo tợn khiến các chủ xe sững sờ. Một hình ảnh cho thấy hai tên trộm ngang nhiên bẻ trộm gương giữa ban ngày ở nơi vắng người. Hiện nay, tình trạng mất cắp phụ tùng xe ô tô...