Phát ngôn ‘gây bão’ của Tổng thống Duterte
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang gây xôn xao khi tuyên bố mới của ông bị diễn giải là “bật đèn xanh” cho cảnh sát nhận hối lộ.
Tổng thống Rodrigo Duterte chụp ảnh cùng lực lượng cảnh sát
Trong bài phát biểu trước lực lượng Cảnh sát quốc gia Philippines (PNP), nhà lãnh đạo nói: “Nếu bạn có thể xử lý một vụ án và gia đình người ta muốn thể hiện lòng biết ơn với những gì bạn đã làm cho họ thì cứ nhận nhé”. Ông cũng được cho là chế giễu luật chống tham nhũng cấm công chức nhận quà tặng. Theo luật, cả quan chức chính phủ lẫn người tặng quà có thể bị phạt 10 năm tù giam.
Thượng nghị sĩ Panfilo Lacson, người từng đứng đầu PNP trong những năm 1999 – 2001, bình luận “nhận quả nhỏ” sẽ kích hoạt thúc đẩy “lòng tham không đáy” và dẫn đến tham nhũng lớn. Tương tự, cây bút xã luận Federico Pascual của tờ The Philippine Star viết: “Từ “hối lộ” vừa bị xóa khỏi từ điển. Khi hối lộ cảnh sát hoặc quan chức, bạn chỉ cần nói đó là món quà tặng”.
Trước làn sóng phản ứng từ dư luận, phát ngôn viên Salvador Panelo của Phủ tổng thống Philippines lên tiếng giải thích rằng ý của Tổng thống Duterte là các sĩ quan cảnh sát có thể nhận những món quà “rẻ tiền”. “Điều quan trọng là món quà được trao cho cảnh sát không vì mục đích vụ lợi và cảnh sát không nên nhận những món quà có giá trị quá lớn”. Giám đốc Oscar Albayalde của PNP cũng trấn an người dân rằng cảnh sát chỉ được phép nhận những món quà nhỏ như thức ăn.
Theo thanhnien
Lạ kỳ Philippines nói 'thỏa hiệp thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc có lợi cho Manila'
Bất chấp đề xuất khai thác dầu khí chung với Trung Quốc vấp phải phản đối tại Philippines, điện Malacanang vẫn cho rằng thỏa hiệp này là có lợi cho Manila.
Video đang HOT
Bất chấp đề xuất thỏa thuận khai thác dầu khí chung với Trung Quốc vấp phải nhiều tranh cãi và phản đối tại Philippines, người phát ngôn Salvador Panelo cho rằng đây có thể là một giải pháp cho tranh chấp với Bắc Kinh.
Ông Salvador Panelo nhấn mạnh cả Trung Quốc và Philippines đều đang có nhu cầu khai thác trên Biển Tây Philippines (cách Philippines gọi một phần phía Đông của Biển Đông), nên việc 2 nước chia sẻ tài nguyên là hợp lý.
"Rõ ràng là cả 2 nước đều kiên định với lập trường của mình, nên điều tốt nhất là đồng ý cùng khai thác tài nguyên ở đó để mang lại lợi ích cho cả hai", ông Panelo nói trong cuộc phỏng vấn với ABS-CBN.
Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Salvador Panelo. (Ảnh: Manila Bulettin)
Người phát ngôn Philippines cũng đề cập tới đề xuất theo tỷ lệ 60-40, cho rằng thỏa hiệp thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc có lợi cho Manila.
"Nếu bạn là chủ sở hữu, bạn có thể cho người khác mượn. Đại sứ Trung Quốc cũng khẳng định rằng nếu đề xuất này được thúc đẩy, họ sẽ không vượt quá tỷ lệ 40% như thỏa thuận và không yêu cầu nhiều hơn những gì Philippines nhận được", người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines khẳng định.
Trước đó, trong tuyên bố đưa ra hôm 8/8. Tổng thống Rodrigo Duterte nói ông thấy không cần phản đối đề xuất của Trung Quốc liên quan tới vấn đề chia sẻ nguồn tài nguyên trên Biển Tây Philippines (Biển Đông).
"Họ đề xuất thỏa thuận 60-40 (với Philippines nhận phần nhiều hơn). Chúng ta sẽ bàn luận thêm về đề tài này khi có thời gian", ông Duterte cho biết.
Theo người phát ngôn điện Malacanang, ông Duterte đang chuẩn bị thăm Trung Quốc vào cuối tuần này và sẽ đem phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) theo phụ lục VII của UNCLOS 1982 ra nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông này đồng thời khẳng định Philippines có thể tin tưởng vào mối quan hệ "bạn bè" với Trung Quốc bởi Bắc Kinh đã giúp đỡ nước này trong cuộc bao vây Marawi khi Mỹ từ chối cung cấp vũ khí cho Philippines.
"Những gì chúng ta không thể có được từ phán quyết trọng tài, chúng ta có thể có được bằng cách đàm phán với Trung Quốc, đặc biệt là khi chúng ta coi họ là bạn bè. Nếu là bạn bè, chúng ta có thể cho đi và nhận lại", ông nói.
Nhiều chính trị gia Philippines từng kịch liệt phản đối đề xuất khai thác dầu khí chung với Trung Quốc.
Cựu tổng thống Benigno Aquino III cho rằng khu vực biển Tây Philippines (Biển Đông) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila (EEZ) nên quốc gia này không có nghĩa vụ phải chia sẻ tài nguyên với Trung Quốc.
"Tỷ lệ thương lượng là 60-40 nghiêng về Philippines. Nhưng cuối cùng nó có thể đảo ngược. Trung Quốc sẽ cố đạt tới 60 hoặc 70", ông cảnh báo, khẳng định không thể tin tưởng Bắc Kinh và nhấn mạnh đề xuất của Trung Quốc sẽ gây bất lợi cho quốc gia mình.
Phó Chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio nhắc lại các điều khoản trong Hiến pháp năm 1987 quy định cấm phát triển chung trong vùng EEZ.
Chuyên gia hàng hải Jay Batongbacal cũng khẳng định phát triển chung trong một khu vực như vậy được coi là "không phù hợp" với phán quyết mà Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra năm 2016.
Trong phán quyết của mình, Tòa Trọng tài khẳng định "đường lưỡi bò" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, nghĩa là nó không có giá trị gì để Trung Quốc đòi quyền khai thác tài nguyên trong "đường lưỡi bò".
Tòa trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) ngày 12/7/2016 ra phán quyết xác định "không thực thể nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra những vùng biển mở rộng...", bác bỏ cái gọi là quyền lịch sử của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đây là phán quyết có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan là thành viên công ước, và là một tiền lệ có lợi không chỉ cho Philippines mà còn cho cộng đồng khu vực và quốc tế.
Dù vậy, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này trong bối cảnh các bên đang đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
(Nguồn: ABS-CBN)
SONG HY
Theo VTC
Đánh bom man rợ ở Afghanistan, thương vong la liệt Hàng chục người thương vong trong một vụ đánh bom ở Afghanistan, bất chấp những cuộc đối thoại hòa bình giữa Mỹ và Taliban. Hãng thông tấn Pajhwok hôm nay đưa tin, ít nhất 9 người đã bị sát hại và hơn 60 người khác bị thương trong một vụ đánh bom bằng xe hơi nhằm vào trụ sở cảnh sát ở tỉnh...