Phát ngôn của Bộ Ngoại giao về việc Mỹ điều 2 tàu chiến gần Trường Sa
Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Hồng Nguyễn.
Trả lời yêu cầu bình luận về việc Mỹ điều 2 tàu vào khu vực 12 hải lý quanh đá Gaven và Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.
“Là quốc gia ven Biển Đông, thành viên công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam cho rằng, tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982″ – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.
Video đang HOT
“Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương” – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Trước đó, hôm 6.5, Reuters dẫn lời phát ngôn viên của quân đội Mỹ cho biết, 2 tàu khu trục Mỹ Preble và Chung Hoon vừa đi vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Gaven và Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) mà Trung Quốc đang chiếm đóng.
HẢI ANH
Theo Laodong
Hai tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa
Mỹ xác nhận hai tàu chiến của họ đang hiện diện gần khu vực Đá Gaven và Gạc Ma, hai đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Reuters ngày 6/5 dẫn lời một phát ngôn viên quân đội Mỹ cho biết, tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ là Preble và Chung Hoon đã đi trong phạm vi 12 hải lý của đá Gaven và Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chỉ huy Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội 7, nói rằng "hành trình vô hại" này nhằm "thách thức các tuyên bố hàng hải quá mức" và "bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến đường thủy theo luật pháp quốc tế".
(Ảnh minh họa)
Theo Reuters, hoạt động này là nỗ lực mới nhất nhằm chống lại những gì Washington coi là nhữngđộng thái của Bắc Kinh nhằm hạn chế tự do hàng hải trong vùng biển chiến lược. Trung Quốc và Mỹ đã liên tục đề cập trong quá khứ về những gì Washington nói là Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông bằng cách xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo và rạn san hô nhân tạo.
Reuters cho rằng động thái mới nhất của Mỹ có thể khiến Trung Quốc tức giận trong thời điểm hai nền kinh tế đang căng thẳng trong quá trình đạt được một thỏa thuận thương mại.
Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây liên tục gia tăng các hoạt động phi pháp trên Biển Đông bất chấp cảnh báo từ cộng đồng quốc tế. Hải quân Mỹ đã thực hiện chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) tại vùng biển này và kêu gọi các quốc gia khác thực hiện các hành động tương tự.
Hôm 6/1, Hải quân Mỹ xác nhận điều tàu khu trục dẫn đường USS McCampbell tới gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hôm 11/2, hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đá Ga Ven và Gạc Ma là hai thực thể ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Động thái diễn ra vài tuần sau một cuộc diễu hành lớn đánh dấu 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc. Mỹ chỉ gửi một phái đoàn cấp thấp đến các sự kiện kỷ niệm này .
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông: Việt Nam kiên quyết phản đối Việt Nam phản đối và kiên quyết bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Quy chế này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước...