Phát ngôn ấn tượng tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV
Diễn ra từ ngày 23/5-16/6, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV diễn ra sôi nổi với nhiều phát ngôn ấn tượng khi bàn thảo và quyết sách về vấn đề quốc kế dân sinh.
Nêu ý kiến thảo luận tại tổ sáng 25/5, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý mục tiêu tăng trưởng GDP theo nghị quyết là cao nhưng hiện chi ngân sách vô cùng khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế rất thấp. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, trong khi gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế thì “chưa giải ngân được đồng nào”; trong mua sắm, thể chế không vướng gì, thậm chí còn cho cơ chế đặc thù, đặc cách, chỉ định thầu. “Mở hết cỡ rồi, sao không chuyển biến được thì tôi cũng không hiểu”, ông Vương Đình Huệ nói.
Trong phiên chất vấn chiều 9/6, đại biểu Cầm Hà Chung (Phú Thọ) nêu vấn đề, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng đâu đó vẫn còn lợi ích nhóm, cục bộ ngành chạy theo thành tích trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhấn mạnh pháp luật đã có quy định chặt chẽ, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhận định, nếu tuân thủ một cách nghiêm túc thì hiện tượng “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của các bộ, ngành, địa phương rất khó xảy ra, bởi không thể một mình cơ quan nào xây dựng luật được.
Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội sáng 2/6, Đại biểu Lê Minh Trí – Viện trưởng Viện KSND băn khoăn về Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí vì “quá nghiêm khắc” khi số tiền vi phạm chỉ cần từ 100 triệu đồng dù là vô ý, tạo ra áp lực, tạo rủi ro cao với người thực hiện nhiệm vụ. “Đảng vừa qua có kết luận về bảo vệ người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung thì một điều luật nghiêm khắc như thế này có nên rà soát, nghiên cứu để làm sao vừa chặt chẽ trong quản lý, răn đe người có ý đồ xấu nhưng cũng tạo an tâm cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ?” – ông Lê Minh Trí đặt vấn đề.
Phát biểu trên Hội trường tại Kỳ họp thứ 3, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ, hệ thống y tế đã trải qua những giờ phút không thể nào quên. Những thành công đã được xã hội ghi nhận bằng nhiều hình thức và những sai lầm đã phải trả giá đúng theo nguyên tắc công – tội phân minh. Nhưng việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thuốc men là nỗi lo lớn nhất của đại đa số các bệnh viện cả công và tư. “Sự ổn định và phương hướng phát triển rõ ràng là điều nhân viên y tế chúng tôi cần nhất lúc này” – ông nói và hiện “vô cùng bối rối, loay hoay chưa tìm được đường đi cho đúng, vì đi đâu cũng vướng, làm gì cũng có thể sai khi mà hệ thống pháp luật hiện nay chưa hoàn chỉnh”.
Video đang HOT
Chia sẻ trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Châu Quỳnh Dao (đoàn Kiên Giang) cho biết, bà mang theo tâm tư nặng trĩu của người nông dân đang “oằn mình” trong bão giá, từ giá thuốc thú y, giá thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, giá thuốc bảo vệ thực vật, nhất là giá phân bón… Theo đại biểu, nếu không quan tâm khắc phục sớm sẽ dẫn đến một nghịch lý là chính nông dân – người tự sản xuất lương thực và đảm bảo an ninh lương thực sẽ rơi vào đói do nghèo.
Thảo luận trên Hội trường tại Kỳ họp thứ 3, Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) cho rằng, tình trạng tham nhũng, tiêu cực vẫn còn nhức nhối, gây ảnh hưởng lớn đến phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Thời gian qua xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh để tham nhũng, tiêu cực, lợi dụng kẽ hở để “đục nước béo cò”, tiếp tay cho buôn lậu xăng dầu, hàng giả, hàng lậu, thao túng thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường vật tư y tế…
Thảo luận hội trường về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc nói: “Chúng ta cần những con đường cao tốc trong giao thông vận tải, nhưng chúng ta cũng rất cần những con đường cao tốc trong tư duy chính sách và thủ tục hành chính để có thể khơi thông những điểm nghẽn, không chỉ về cơ sở hạ tầng mà còn về thể chế, về chính sách, về thủ tục hành chính cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước”.
Thảo luận về báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 2/6, Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) cho rằng, vụ kít xét nghiệm Việt Á không chỉ dừng lại ở nội dung làm thất thoát, lãng phí kinh phí, tài sản công mà còn thất thoát, lãng phí tài sản khác có giá trị quý giá hơn, quan trọng hơn là lãng phí niềm tin của nhân dân. “Còn bao nhiêu Việt Á đã và đang len lỏi sâu trong các gói thầu của các ngành khác? Công ty Việt Á là ai, tại sao họ lại có quyền lực chi phối lớn đến như vậy?” – ông Tuấn đặt câu hỏi.
Đại biểu Bùi Huyền Mai (đoàn Hà Nội) chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT rằng “có ý kiến cho rằng, đầu tư công còn tồn tại tư duy nhiệm kỳ, vậy có tồn tại tư duy này trong lĩnh vực giao thông hay không?”. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định: “Riêng ngành GTVT không có tư duy nhiệm kỳ, vì các quốc lộ, cao tốc đều trong quy hoạch dài hạn, không phải bột phát”
Chiều 7/6, trước câu hỏi của Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) rằng bao giờ ngành nông nghiệp Việt Nam mới hết “điệp khúc được mùa mất giá”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết: “Tôi sợ nhất câu hỏi ở Quốc hội là đến bao giờ”. Mở đầu câu trả lời và nói không phải ông thoái thác trách nhiệm, Bộ trưởng NN-PTNT đang cố gắng làm nhưng việc giải quyết nhanh hay chậm thì phải có sự vào cuộc của tất cả chính quyền địa phương.
Ngày 8/6, trả lời chất vấn của Đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn B ắc Giang) về đánh giá về mức độ “bong bóng” của thị trường chứng khoán nước ta hiện nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết qua kiểm tra, Bộ Tài chính đã phát hiện ra những vi phạm, trong đó có việc lợi dụng thị trường chứng khoán để rửa tiền. “Chúng tôi đã chuyển cho cơ quan điều tra một số vụ để xử lý nghiêm”, ông Hồ Đức Phớc cho biết
Bộ trưởng Tài chính: 'Có nguồn lực để phát triển kinh tế và chống dịch'
Bộ trưởng Tài chính cho biết có nguồn lực để phát triển kinh tế cũng như chống dịch khi thu ngân sách đến cuối năm sẽ tăng khoảng 1,7%, tiết kiệm chi.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết như trên khi thảo luận tổ về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021 - 2025 tại Quốc hội, chiều 29/10.
Ông Phớc nói, năm 2021 "vô cùng vất vả", chưa năm nào khó khăn như thế. Dịch bệnh hoành hành khốc liệt trên diện rộng và trong thời gian dài. Tuy vậy, đến nay chính sách tài khóa hoàn thành kế hoạch. Dự kiến thu ngân sách năm nay tăng khoảng 1,7%; chi ngân sách không vượt dự toán, tiết kiệm chi và có nguồn lực để phát triển kinh tế cũng như chống dịch.
Về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, Bộ trưởng Tài chính cho biết, vừa phải bảo đảm tài chính nhà nước nhưng cũng đảm bảo tài chính doanh nghiệp và dân cư phát triển. Do đó, phải tạo các gói kích thích kinh tế, đảm bảo cầu nền kinh tế tăng lên, từ đó bước sang giai đoạn mới để phục hồi tăng trưởng.
Ông cho biết các giải pháp đã được bàn kỹ. Bộ đề nghị Chính phủ thiết kế và quản lý từng gói kích thích kinh tế bảo đảm hiệu quả. Khi nền kinh tế đã phục hồi và phát triển sẽ tăng thu ngân sách, đồng thời với giảm chi ngân sách sẽ kéo giảm được bội chi xuống.
Đánh giá việc chuyển đổi số thời gian tới là đúng, nhưng Bộ trưởng Tài chính cho rằng đó là kế hoạch dài hạn. Còn trong ngắn hạn ngay lúc này, doanh nghiệp cần là thị trường, nguồn nhân lực và vốn; cần tháo gỡ về cơ chế, chính sách, thể chế. Còn chuyển đổi số là vấn đề cốt lõi cho tương lai, cho sự phát triển bền vững.
"Giờ đây, chúng ta tập trung vào đột phá về thể chế và đầu tư hạ tầng, giải ngân cũng như thúc đẩy tăng trưởng một cách nhanh nhất", ông nói.
Bộ trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại tổ thảo luận chiều 29/10. Ảnh: Hiếu Duy
Riêng về vốn, Bộ trưởng Tài chính cho biết đang tham mưu Thủ tướng để có một số gói kích thích, như gói hỗ trợ lãi suất. Vừa rồi Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng gói hỗ trợ lãi suất. Gói này lấy từ nguồn ngân sách trung ương, khoảng 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất 2-3% cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của dịch, nhưng có đủ điều kiện vay để phát triển. Ví dụ trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ (vận tải, ăn uống), các dự án đầu tư hạ tầng, đặc biệt là các công trình trọng yếu, trọng điểm quốc gia...
"Khi đó sẽ kích cầu nền kinh tế rất nhanh, nguồn vốn bỏ vào đây sẽ tạo cầu đầu tư tốt, đồng thời tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp", ông Phớc nói.
Một tham mưu khác là đề án phát hành công trái huy động ngoại tệ trong nước. Gói này được thiết kế để huy động tiền trong dân, đơn cử như USD nhàn rỗi trong dân. Lãi suất gửi USD ở ngân hàng thương mại hiện là 0%, và gói này vay tiền của dân mà không làm ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. Nếu cần thiết thì phát hành thêm trái phiếu Chính phủ ngắn hạn để tập trung vào giải quyết những vấn đề trước mắt và thúc đẩy quá trình tăng trưởng, sau đó là quay vòng vốn để bảo đảm kinh tế phát triển.
Lãnh đạo Bộ Tài chính nói, năm 2022- 2023 có thể tăng bội chi nhưng đến 2024 khi kinh tế phát triển, ngân sách tăng lên rồi sẽ giảm bội chi và bội chi bình quân của cả nhiệm kỳ vẫn đạt chỉ tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đề ra (3,7% GDP).
Bộ trưởng Tài chính cũng nói thêm, thời gian qua, một loạt chính sách đã được ban hành rất kịp thời như Nghị định 52 về giãn, hoãn thuế, giúp doanh nghiệp giảm 115.000 tỷ đồng; miễn 30 sắc thuế, miễn phạt chậm nộp khoảng 21.300 tỷ đồng, giảm thuế xăng dầu đối với máy bay và các chính sách khác...
Chi ngân sách theo Bộ trưởng Tài chính cũng được thực hiện rất tốt khi giảm 10% chi thường xuyên, giảm 50% chi tiếp khách, công tác phí, hội nghị, đi công tác nước ngoài; giảm 15% đối với các đơn vị có tính đặc thù.
Phát hành trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại nợ được ông Phớc cho biết "rất hiệu quả". Trước đây vay nước ngoài nhiều, đến nay "vay rất ít", mỗi năm khoảng 40.000 tỷ đồng. Phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước 1 năm khoảng 350.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ 2,26% mỗi năm, thời gian bình quân là 12 năm.
"Chúng tôi tích cực thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt, phát triển thị trường chứng khoán, bảo hiểm một cách tốt nhất", ông Phớc nói và nhấn mạnh thị trường chứng khoán "hiện rất tốt".
Đường Vành đai 3: Hàng triệu người dân kỳ vọng! Ngay sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết và chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 3 TP HCM, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM - chủ đầu tư, khẳng định thành phố đẩy nhanh việc triển khai thực hiện để đưa dự án...