Phạt ngoại tình có mang lại hạnh phúc?
Pháp luật liệu có đem hạnh phúc gia đình trở lại hay không khi ngoại tình hầu hết do mâu thuẫn từ đời sống vợ chồng…
Ông Đặng Vũ Cảnh Linh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển đã có cuộc trao đổi về quy định xử phạt hành vi: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, nêu trong Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp do Bộ Tư Pháp xây dựng.
Ông nhận định như thế nào về quy định xử phạt trên? Liệu có còn thích hợp trong bối cảnh xã hội hiện nay?
Tôi không quá ngạc nhiên khi đọc quy định này. Tất nhiên tôi hiểu suy nghĩ các nhà làm luật xưa nay thường cứng nhắc và nguyên tắc và chắc chắn họ sẽ gặp khó khăn trong việc “luật hóa” những vấn đề mang tính chất nhạy cảm, tế nhị trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, con người…
Xét về góc độ xã hội học, các vấn đề đang xảy ra với bên trong và bên ngoài gia đình Việt Nam hiện nay biểu hiện khá phức tạp trong đó có vấn đề ngoại tình. Hiện tượng ngoại tình được nêu như trong Dự thảo là một quan điểm khá sơ khai, chỉ được xác định qua một hành vi cụ thể là người đang có vợ chồng lại chung sống như vợ chồng với người khác.
Ông Đặng Vũ Cảnh Linh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển
Về mục đích, quy định xử phạt đang hướng đến vấn đề nào? Bảo vệ cấu trúc gia đình hay bảo vệ Quyền của các thành viên gia đình và hạnh phúc gia đình? Rõ ràng ở đây, quy định chỉ hướng đến bảo vệ cấu trúc gia đình mà các nhà làm luật chưa xem xét đến những trường hợp đặc biệt của vấn đề “đang có vợ chồng, chung sống như vợ chồng với người khác”.
Hầu hết các nguyên nhân ngoại tình xuất phát từ việc gia đình không hạnh phúc, không hòa hợp trong đời sống hôn nhân, vậy thử hỏi tác động xã hội của quy định như thế nào, liệu khi xử phạt xong, pháp luật có đem hạnh phúc trở lại cho các cá nhân và gia đình không?
Nói như vậy cũng có nghĩa nếu quy định được đưa vào thực hiện, đối tượng vi phạm bị xử lý cũng khó có thể “tâm phục khẩu phục”?
Từ nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vì nhiều lý do hiện nay một số cặp vợ chồng chọn giải pháp thỏa thuận ly thân thay vì ly dị, có những trường hợp ly thân kéo dài 20-30 năm, vậy theo quy định mới những người trong cuộc sẽ không được phát sinh tình cảm với người khác?
Có những trường hợp vì lý do sức khỏe, vì lý do không thể sinh con, nhiều cặp vợ hoặc chồng khuyến khích người kia quan hệ ngoài hôn nhân cũng sẽ bị xử phạt trong khi những hành động này có thể được xem xét trong tính nhân văn riêng của nó…
Ngay trong vấn đề pháp luật cũng còn sự thiếu đồng bộ. Kết hôn chúng ta đăng ký tại UBND xã, phường, trong khi ly hôn giải quyết ở cấp Tòa án nhân dân Quận/Huyện. Thủ tục ly hôn cũng khá rườm rà, phức tạp, nhiều trường hợp vài ba năm mới giải quyết được. Vậy thử hỏi sẽ có bao nhiêu sự việc diễn ra trong thời gian các cặp vợ chồng chờ tòa giải quyết ly hôn?
Với mức phạt chỉ 200 nghìn đến 1 triệu đồng, liệu có xảy ra tình trạng người vi phạm sẵn sàng chịu nộp phạt để tiếp diễn hành vi được cho là vi phạm?
Video đang HOT
Tôi cho rằng chúng ta có thể định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm giao thông thì không có vấn đề gì. Nếu đưa ra định mức xử phạt trong các vấn đề thuộc tinh thần, tình cảm con người thì thật khó bình luận và đương nhiên đó không thể là một giải pháp hiệu quả. Nghĩ sâu hơn một chút, tôi cũng chưa hiểu các nhà làm luật sẽ dự tính bắt quả tang, lập biên bản và xử phạt những hành vi này như thế nào? Ai là người sẽ làm những việc này?
Quy định này có giải quyết được tận gốc vấn đề thuộc về đạo đức, tình cảm vợ chồng? Thay vào đó, cần phải có giải pháp gì?
Như tôi đã nói ở phần trên, mục đích lớn nhất trong chính sách phát triển gia đình hiện nay phải là hạnh phúc gia đình, đem lại sự hài hòa giữa quyền của các thành viên gia đình với việc duy trì sự ổn định gia đình.
Nếu chúng ta chỉ hướng tới việc duy trì sự ổn định gia đình, mặc kệ những điều xảy ra trong đó thì rất có thể đó là sự cổ vũ cho hạnh phúc gia đình giả tạo với định kiến trói buộc, kìm hãm tự do cá nhân, với những vòng luẩn quẩn của trách nhiệm, đạo đức mà không giáo dục được tính tự giác cho việc thực hiện những trách nhiệm đó.
Cá nhân tôi cho rằng việc ban hành bất kỳ một quy định cứng nhắc trong bối cảnh gia đình có nhiều khó khăn, biến động, khủng hoảng, đặc biệt về giá trị như hiện nay là chưa phù hợp. Thay vào đó cần nghiên cứu cẩn thận và tìm các giải pháp mềm dẻo hơn.
Xin cám ơn ông!
Luật sư Trịnh Anh Dũng: Khó chứng minh để xử lý
Trước đây, hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã được quy định cụ thể tại Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999 và được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch của Bộ tư pháp – Bộ Công an – TANDTC – VKSNDTC số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự.
Về mặt pháp lý, hành vi của người đang có vợ hoặc đang có chồng chung sống như vợ chồng với người khác là hành vi sinh hoạt chung với người khác như một gia đình. Ví dụ: có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ đó … và hành vi này bị coi là vi phạm pháp luật. Do đó, hành vi “ngoại tình” mà chưa đến mức chung sống như vợ chồng chỉ vi phạm quy phạm đạo đức, không vi phạm quy phạm pháp luật.
Thực tiễn cho thấy, tuy hành vi của người đang có vợ hoặc đang có chồng chung sống như vợ chồng với khác đang là một hiện tượng xã hội, nhưng hiếm khi hành vi này bị xử lý bởi rất khó chứng minh được trên thực tế và nếu có chứng minh được, thì cơ quan pháp luật cũng không thực sự quyết liệt xử lý hành vi này vì nhiều lý do khác nhau.
Theo 24h
Điều kiện kết hôn chưa chuẩn
Sáng 30/1, Sở Tư pháp TP.HCM đã tổng kết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật) năm 2000. Theo Sở, thực tiễn áp dụng Luật phát sinh những vướng mắc cần tháo gỡ trong đó có quy định về điều kiện kết hôn.
PV: Về tuổi kết hôn, khoản 1 Điều 9 Luật quy định "Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên" theo bà có phù hợp thực tê hiên nay?
Bà Ung Thị Xuân Hương, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM: Quy định này trong thực tiễn áp dụng đã có bất cập. Vì theo luật định, nữ bước sang tuổi 18 (tức 17 tuổi một ngày) là đủ tuổi kết hôn. Như vậy, người nữ lấy chồng lúc 17 tuổi một ngày là hợp pháp. Nhưng theo Bộ luật Dân sự từ đủ 18 tuổi trở lên mới là người thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được tự mình tham gia quan hệ tố tụng. Vì vây, nếu người này ly hôn khi chưa đủ 18 tuổi thì quyền ly hôn, chia tài sản, chia quyền nuôi con bị vướng vì họ chưa có đủ năng lực hành vi dân sự, chưa được tự mình tham gia quan hệ tố tụng.
Cần chỉnh độ tuổi kết hôn
. Vậy theo bà, cần quy định độ tuổi kết hôn như thế nào cho hợp lý?
Tôi cho rằng cần sửa tuổi kết hôn theo hướng nam, nữ được kết hôn khi đủ 18 tuổi để đảm bảo cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Từ "đủ" 18 tuổi để cho nữ được thành niên và để cho nam bình đẳng với nữ. Trước đây có nghiên cứu rằng nam phát triển muộn hơn nữ nên cho kết hôn muộn hơn nữ hai tuổi. Còn bây giờ điều kiện đã khác, tâm sinh lý phát triển không chênh lệch nhiều giữa hai giới nên cần có nghiên cứu, đánh giá lại. Theo tôi thì không còn phù hợp rồi. Nhiều người nói vui rằng nam đủ 18 tuổi được quyền bầu cử, được đi nghĩa vụ quân sự mà chưa được kết hôn, vậy là đi lấy vợ khó hơn đi bảo vệ Tổ quốc à? Mặt khác, tất cả quyền khác đều không phân biệt nam nữ nhưng riêng kết hôn thì còn phân biệt độ tuổi giữa hai giới. Ở các vùng miền núi tảo hôn nhiều một phần cũng do luật quy định tuổi kết hôn như vậy.
. Có ý kiến cho rằng nên hạ độ tuổi kết hôn (nữ từ 16 tuổi và nam từ 18 tuổi) đối với người dân tộc để tránh tình trạng tảo hôn. Theo bà có nên như vậy?
Pháp luật phải thống nhất, không nên đưa tập quán, phong tục vào. Mặt khác, nếu chưa đủ tuổi thành niên mà kết hôn thì còn vướng nhiều quy định khác như tôi phân tích ở trên.
. Đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài, quy định về độ tuổi kết hôn như hiện nay có ảnh hưởng gì không, thưa bà?
Có chứ. Một số nước quy định độ tuổi kết hôn thấp hơn Việt Nam. Chẳng hạn như Anh, Mỹ, Úc, Trung Quốc (Đài Loan), Nhật Bản, Hàn Quốc là trên 16 tuổi, ở Pháp là từ 15 tuổi. Do đó, chúng tôi gặp khó khăn khi thụ lý hồ sơ xin công nhận việc kết hôn đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (ghi chú kết hôn).
Cán bộ hộ tịch Sở Tư pháp đang làm thủ tục giải quyết đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Ảnh: HTD
Người đã ghi chú kết hôn ở nước ngoài nhưng chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Việt Nam thì mình không cho ghi chú. Về luật thì nước ngoài đã công nhận cuộc hôn nhân này rồi, còn trong nước thì không công nhận. Quyền lợi của người kết hôn không được bảo đảm, nhất là khi phát sinh hậu quả sau này khi ly hôn, phải giải quyết quyền nuôi con, chia tài sản... Trong chuyện này thiệt thòi chủ yếu là phụ nữ và trẻ em (là công dân nước ta). Đây là sự xung đột pháp luật. Bộ Tư pháp cần có hướng dẫn để giải quyết. Ví dụ như về hôn nhân không công nhận nhưng về tài sản, con cái thì phải giải quyết ra sao để đảm bảo quyền cho phụ nữ và trẻ em.
Thế nào là thuần phong mỹ tục
. Khi cho đăng ký kết hôn với người nước ngoài, Sở Tư pháp có gặp những trường hợp chênh lệch tuổi tác quá lớn?
Thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp không bình thường, có khi chênh nhau 50 tuôi nhưng không thể vì lý do tuổi tác mà từ chối kết hôn. Tôi thấy xót xa khi người phụ nữ Việt Nam lấy người đáng tuổi ông bà làm chồng. Một số nước có quy định rõ khoảng tuổi chênh nhau giữa vợ chông.
Theo quy định hiện hành thì việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nhưng như thế nào là thuần phong mỹ tục và trường hợp nào là kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục thì chưa có hướng dẫn cụ thể nên Sở gặp không ít khó khăn
. Thời gian gần đây có phụ nữ kết hôn với người nước ngoài tự tử, một trong những nguyên nhân là do bất đồng ngôn ngữ, không hiểu về văn hóa của nhau. Sở có cách gì khắc phục chuyện này trong tương lai?
Bất đồng ngôn ngữ ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc hôn nhân. Vợ nói gì chông không hiểu, chông muốn nói cũng không được thì làm sao giải quyết mâu thuẫn, xây dựng gia đình.
Theo Luật, Sở phỏng vấn trực tiếp hai bên nam nữ để kiểm tra, làm rõ sự tự nguyện kết hôn, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa pháp lý của việc phỏng vân thì không rõ, bởi không có quy định cho phép từ chối cho đăng ký kết hôn trong trường hợp hai bên nam nữ không thê giao tiếp bằng ngôn ngữ chung, không hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Sở chỉ phỏng vấn để làm rõ thêm thôi chứ không có cơ sở từ chối.
Theo tôi, cần quy định rõ chế tài trong trường hợp này. Cần có quy định các bên kết hôn có yếu tố nước ngoài phải qua một lớp đào tạo ngôn ngữ, về phong tục tập quán. Campuchia vừa ban hành luật mới đối với người nước ngoài kết hôn với công dân Campuchia. Điều kiện không dễ chút nào: tuổi phải dưới 55, về thu nhập phải từ 2.500 USD/tháng trở lên. Giờ qua Campuchia cưới vợ không dễ đâu, đây cũng là cách hạn chế những hậu quả không tốt trong hôn nhân với người nước ngoài.
. Xin cảm ơn bà.
Những vấn đề bị luật "bỏ rơi"
1. Ly thân:
Thực tế: Nhiều cặp vợ chồng không ly hôn mà đã ly thân, yêu cầu tòa án bảo đảm về mặt pháp lý cho việc ly thân. Sở Tư pháp TP đề nghị: Công nhận quy định ly thân trong dự luật sửa đổi, bổ sung Luật.
2. Hôn khế:
Thực tế: Nhu cầu xác lập chế độ tài sản trong hôn nhân theo thỏa thuận ngày càng nhiều. Sở Tư pháp đề nghị: Bổ sung quy định về chế độ tài sản ước định theo nguyên tắc: Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì chế độ tài sản trong hôn nhân sẽ được xác định theo thỏa thuận đó.
3. Mang thai hộ:
Thực tế: Trong thực tế những người phụ nữ bệnh lý, dị tật bẩm sinh mang thai hộ là cần thiết và chính đáng... Kỹ thuật y khoa của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được việc này. Sở Tư pháp đề nghị: Thừa nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Theo 24h
Có nên cho phép mang thai hộ? GS.TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển nhận định: "Có con là một quyền lợi chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Tại sao lại để họ phải lén lút? Ủng hộ mang thai hộ Thưa bà, một trong những nội dung sửa đổi của Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 mà Ban soạn thảo...