Phạt nghiêm để nâng cao ý thức
Lâu nay, ở các đô thị lớn như Hà Nội, có một lý do hay được “nại” ra để “đổ” cho sự tồn tại của những đoạn vỉa hè “mất tích”, những chợ cóc họp trong các khu dân cư, những quán nhậu biến lòng đường, vỉa hè thành nơi kinh doanh… do không có chế tài nghiêm đối với vi phạm, nên hình thức xử lý phạt có mà như không.
Thực tế công tác đảm bảo TTGT- ĐT ở Hà Nội nói riêng cho thấy, tuyên truyền pháp luật giao thông là biện pháp được thực hiện tương đối bài bản. Nhưng vi phạm vẫn diễn ra, ngay cả đối với những người được tuyên truyền, những người hiểu rõ hành vi của mình là không được phép khi tham gia giao thông. Mấu chốt vấn đề ở đây chính là sự tuyên truyền đã không đi kèm với chế tài thực sự nghiêm. “Nói” không đi liền với “làm” (xử phạt), sẽ rất khó để tạo được thói quen nhận thức và tuân thủ pháp luật giao thông – đô thị. Câu chuyện về chiếc mũ bảo hiểm mấy năm trước là một minh chứng. Nhiều chiến dịch tuyên truyền, vận động được thực hiện, nhưng việc ra đường, lên xe máy và đội mũ bảo hiểm vẫn lâu mới trở thành thói quen với nhiều người dân. Cho đến khi mức phạt cho lỗi không đội mũ bảo hiểm được áp dụng, mức phạt cao gấp nhiều lần tiền mua mũ, tự khắc, tỷ lệ người đi xe máy đội mũ bảo hiểm tăng dần.
Nghị định 71 với những chế tài nghiêm khắc cho hành vi vi phạm TTĐT sẽ chỉ có thể đạt được cao, khi mà các lực lượng thực thi việc đảm bảo TTGT- ĐT thực hiện nghiêm túc, công bằng và triệt để những nội dung của nó. Việc người vi phạm bị xử lý, phải nộp phạt hành chính, cho dù mức phạt là cao, là nghiêm khắc, nhưng điều lợi nhất lại là cho chính người vi phạm và cho xã hội.
Video đang HOT
Theo ANTD
CA chưa được phạt xe không chính chủ
Công an chưa được quyền phạt xe không chính chủ (ảnh minh họa)
"Lực lượng công an không được quyền xử lý vi phạm xe chưa chuyển đổi chủ phương tiện", Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/11.
Bộ trưởng Đam cho biết, Bộ Công an sẽ ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể thực hiện nghị định 71 liên quan đến nội dung về xử phạt xe không chính chủ.
Thông tin thêm về nghị định 71, Bộ trưởng cho hay, chủ trương đưa vào luật quy định về việc sở hữu phương tiện chính chủ và chuyển quyền sử dụng phương tiện không phải vấn đề mới mà đã được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp lý từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện trong thời gian vừa qua mà không truyền thông kỹ đến nhân dân đã gây ra nhiều phản ứng. Do đó, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Công an đánh giá việc tổ chức thực hiện để đề xuất giải pháp.
Theo ý kiến của Bộ Tư pháp, việc quy định xử phạt hành vi này là cần thiết. Song, thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện đã chưa thông báo rõ ràng với dân một số vấn đề nên đã gây ra cách hiểu chưa đúng.
Thứ nhất, người dân đã hiểu việc xử phạt hành vi không chuyển đổi chủ phương tiện thành "truy cứu xem người điều khiển phương tiện có phải là chủ phương tiện hay không". Đây là việc thực hiện không đúng tinh thần của nghị định.
"Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an soạn thông tư để hướng dẫn thực hiện nghị định này cho đúng bản chất sự việc", ông Đam nói. Đồng thời, trong khi chờ Bộ Công an ban hành thông tư hướng dẫn thì lực lượng công an không được quyền xử lý vi phạm với xe chưa chuyển đổi chủ phương tiện.
Trước thắc mắc của người dân về mức phí khi sang tên đổi chủ vẫn còn cao, cộng với thủ tục chưa được đơn giản hóa, ông Đam cho biết, Chính phủ đã giao các bộ xem xét để có mức phí phù hợp và thủ tục đơn giản hơn.
Theo 24h
Quy định về xe chính chủ sai luật, không khả thi' Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, Nghị định 71 về xe chính chủ còn sai luật và không khả thi, mức phạt quá cao đã làm cho người dân phản ứng cực đoan với chính sách của Nhà nước. Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga. Ảnh: Nguyễn Hưng. - Nhiều ý kiến cho...