Phát ngán vì vợ luộm thuộm
Người ta “giàu vì bạn, sang vì vợ” còn tôi thì ngược lại, quá chán ngán với thói làm ăn luộm thuộm bạ đâu vứt đấy của cô ấy.
Tôi lập gia đình được gần 3 năm. Bố tôi mất sớm nên chúng tôi sống cùng mẹ. Mẹ tôi vốn hay lam hay làm, nên sáng nào mẹ tôi cũng dậy sớm để quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ tinh tươm. Vợ tôi dậy chỉ việc nấu cháo, vệ sinh và bón cho con ăn. Ấy vậy mà những việc vợ tôi làm vẫn thật chẳng giống ai.
Có lần, mẹ tôi dẫn bạn về nhà chơi. Bà bạn hết sức kinh hãi vì nhà cửa như một “bãi chiến trường”. Chỗ này đồ chơi của con, chỗ kia quần áo của con, cả chiếc bỉm vừa thay xong vợ cũng vứt bạ rìa đó, bát con vừa ăn xong vợ cũng chẳng kịp rửa”…
Bà ấy lên tầng xem phòng ốc có rộng đẹp không. Đến phòng của vợ chồng tôi, bà vừa mở cánh cửa phòng ra, mùi rác hôi thối đã xông thẳng vào mũi. Thì ra vợ tôi quên không đổ rác. Giường chiếu bừa bộn, giấy tờ lung tung cả. Quần áo cái thì treo thành giường, cái thì thành ghế. Sàn nhà thì rác rưởi, bụi bẩn khắp nơi…Bà ấy lắc đầu bảo “ Sao con dâu bà để phòng ốc bừa bãi thế? Con dâu tôi mà như thế này thì chết với tôi. Không có cái thói lôi thôi, luộm thuộm như thế đâu”. Mẹ tôi chỉ cười gượng và bảo “Các cháu nó bận quá lại con nhỏ nữa nên không dọn dẹp kịp”.
Chắc lần đó mẹ tôi bị xấu hổ quá nên sau khi bà khách về, mẹ bảo với tôi: “Lần sau hai đứa bảo nhau, dọn dẹp phòng ốc cho sạch sẽ mà nghỉ ngơi. Đồ đạc quần áo đừng để bừa bãi ra. Làm xong cái gì thì rửa sạch, để dọn gàng vào. Quần áo cứ vo viên rồi đút vào tủ thế sao? Ở sạch cho nó khỏe mạnh. Nhà cửa phòng dưới, sân sướng mẹ dọn cho hết rồi. Các con chỉ cần dọn dẹp phòng của mình thôi. Ăn uống xong rửa cái bát, cái xoong, bình sữa… cho con cho sạch vào. Để bẩn cu Bi (con tôi – nv) nó ăn mất vệ sinh lại bệnh tật, không lớn được…”
Nhiều lần đưa vợ đi tiệc tùng, gặp gỡ bạn bè, vợ tôi cứ “chơi” nguyên mấy bộ cũ kĩ, nhàu nhàu thường ngày. Tóc buộc qua quýt cho xong khiến tôi vô cùng xấu hổ và ngại ngùng với bạn bè. Bởi người ta “sang vì vợ”, còn vợ tôi lại quá lôi thôi.
Video đang HOT
Giản dị là cái tốt nhưng không có nghĩa là vợ quá xuề xòa, luộm thuộm như vậy. Những bộ đồ tôi mua cho cô ấy, cô đều vo viên rồi vứt đâu đó đến nỗi nhàu nhĩ. Hai vợ chồng đi với nhau như một bức tranh đả kích. Nhưng có bảo thì cô ấy lại bĩu cái môi dài, xua xua cái tay mà nói rằng “Gớm, em mặc thế nào chả được. Cốt là anh và các con đẹp đẽ là được”.
Trước đây, sau 8 giờ làm tan ca nơi công sở tôi vứt bỏ mọi gánh nặng công việc để về với gia đình. Trong đầu tôi luôn nghĩ sẽ là một ngôi nhà sạch sẽ, thoáng mát, gọn gàng, vợ con đon đả ra đón. Nhưng đã lâu rồi, tôi không có cái không khí trong lành, thoải mái và tươi vui ấy. Thậm chí, tôi thấy phát ngán và sợ hãi khi về chính ngôi nhà của mình…
Theo VNE
Đàn ông rửa bát: Một mũi tên trúng hai đích
Thông qua việc rửa bát tôi dạy cả vợ cả con rằng việc rửa bát tôi làm được, tôi sẻ chia được với vợ, với mẹ. Nói như các cụ ở quê tôi, coi như là một mũi tên coi như là trúng hai đích!
"Tôi không đi qua tôi để lại gì"
(Văn Cao)
Việc rửa bát hay không không quan trọng, quan trọng là thiên kiến của mỗi người về người về việc đó.
Thu nhập và Rửa bát: có nên so sánh?
Có bạn la oảng lên là "Tôi thu nhập gấp ba lần vợ, Tôi không rửa bát", tôi không đồng tình về mặt quan điểm, còn đúng hay sai tôi không biết vì đó là thiên kiến của mỗi người.
Nếu kể ra tôi công tác tại một ngân hàng lớn, vợ tôi công chức, lương của tôi có thể gấp nhiều cái ba lần của bạn, nhưng những dịp như 8.3, hoặc khi mẹ tôi hay vợ tôi mệt, tôi vẫn rửa bát bình thường.
Tại sao ư? Có hai lý do: Thứ nhất, có thể bạn cho rằng tôi sách vở nhưng tôi thấm những lời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong "Phép lạ của sự tỉnh thức", đại ý tôi rửa bát và tôi biết tôi đang rửa bát, và tập trung vào một việc rửa bát, coi như bước đầu của Thiền.
Tôi rửa bát để cho con tôi nhìn và hiểu rằng công việc đó ai cũng có thể làm được.
Thứ hai, tôi rửa bát để cho con tôi nhìn và hiểu rằng công việc đó ai cũng có thể làm được, con cũng có thể làm được, bố cũng có thể làm được, bà nội cũng có thể làm được. Nếu ta sợ bẩn, sợ lôi thôi lếch thếch khi rửa bát làm mất "nhuệ khí, phong độ" đàn ông thì khi ta ăn ta có nghĩ tới việc ai sẽ rửa bát. Hay như ngày xưa, tôi và chị tôi hồi nhỏ hay đưa đẩy nhau trong những ngày đông rét mướt "không ốm đau ăn sau rửa bát". Chẳng lẽ việc rửa bát - một việc đơn thuần trong nhà lại khiến ta mất đi "phong vị" đàn ông đến thế.
Tôi không nghĩ như vậy. Việc đàn ông trượng phu hay không, phải do vị trí, vị thế của người đó trong xã hội quyết định, cũng như tiếng nói trong gia đình dòng tộc, cách cư xử với người trên kẻ dưới chứ không phải việc người ấy làm những - cái - gì - cụ - thể.
Một người quét rác sống tử tế còn hơn gấp vạn lần anh đi xe - Mẹc - đâm - xe - chết - người - rồi - bỏ - trốn. "Trụ cột" hay "cụ chột" của gia đình cũng cần sống tử tế, ngay từ việc rửa bát, may ra mới để lại Phước cho con cho cháu.
Thế nào cho phải Đạo?
Tôi nghĩ mỗi người mỗi việc, việc rửa bát không có quy định thành văn nào là để cho phụ nữ làm, còn đàn ông thì chỉ làm những việc quốc gia đại sự, những bạt sơn quá hải, nam nhi chí khí bình sơn hải, nữ nhi thường tình.
Trong một nếp tư duy khác, một cách nghĩ khác, mình sẽ thấy câu chuyện hết sức bình thường, ai rửa bát cũng được, miễn là phải sạch sẽ, tử tế. Có người nấu ăn, có người rửa bát, có người ăn, có người chẳng muốn làm gì cả, đều là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong một gia đình, sự sẻ chia cực kỳ quan trọng và việc thể hiện sự chia sẻ ấy là cả một nghệ thuật.
Hành động căn cứ trên mục tiêu của bạn, mục tiêu của tôi là nuôi dạy con thành người, thông qua việc rửa bát tôi dạy cả vợ cả con rằng việc rửa bát tôi làm được, tôi sẻ chia được với vợ, với mẹ. Nói như các cụ ở quê tôi, coi như là một mũi tên coi như là trúng hai đích, vậy thôi!
Theo TTVN
Đàn ông là gì trong mắt chị em? Liệu trong mắt chị em, hình ảnh về đàn ông được khắc họa như thế nào? Phụ nữ mà ngồi lại thì không thiếu đề tài để "tám", từ mua sắm, giải trí đến các đề tài "hot" của xã hội. Và tất nhiên, đàn ông là đề tài không thể thiếu trong danh sách các chủ đề bàn luận của phụ nữ....