Phạt nặng ô tô đi trên vỉa hè dịp Tết, ngăn nguy cơ tai nạn cho người đi bộ
Tình trạng ô tô đi trên vỉa hè thời gian gần đây có dấu hiệu gia tăng, gây nguy hiểm cho người đi bộ…
Nghị định 46/2016 quy định xử phạt rất nghiêm hành vi ô tô đi trên vỉa hè – Ảnh minh hoạ
Tình trạng phương tiện tham gia giao thông, trong đó có ô tô đi trên vỉa hè thời gian gần đây có dấu hiệu gia tăng, gây nguy hiểm cho người đi bộ. Hành vi này theo quy định của Nghị định 46/2016 sẽ bị phạt nặng.
Video đang HOT
Cu thê: điểm c khoản 4 điều 5 Nghị định 46 quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Trong trường hợp thực hiện hành vi vi phạm mà gây tai nạn sẽ bị bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.
Lý giải vì sao phải xư phat hanh vi này, ông Hoàng Thế Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT ( Bộ GTVT) cho rằng, thực tiễn nảy sinh nhiều trường hợp ô tô đi trên vỉa hè. Trong khi đó, vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ nên kết cấu có cường độ nhẹ hơn so với đường. Khi ô tô đi lên, rất dễ phá vỡ kết cấu này. “Hơn nữa, hành vi này sẽ chiếm hết phần đường dành cho người đi bộ. Do vậy, các lực lượng chức năng cần xử phạt nghiêm để răn đe và ngăn nguy cơ tai nạn cho người đi bộ”, ông Tùng nói thêm.
Trần Duy
Theo ATGT
Dừng thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương từ 1/1/2019
Từ 0h00 ngày 1/1/2019, sẽ dừng thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Sẽ dừng thu phí trên cao tốc TPHCM - Trung Lương từ 0h00 ngày 1/1/2019.
Chiều 31/12, Cục Quản lý đường bộ IV (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, bắt đầu từ 0h00 ngày 1/1/2019 sẽ dừng thu phí trên tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Trước đó vào lúc 24h ngày 31/12/2018, Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh sẽ bàn giao Công tác quản lý thu phí và nhân sự sang cho Tổng công ty Cửu Long, đồng thời Tổng công ty Cửu Long sẽ bàn giao việc quản lý tuyến đường cao tốc này cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Về công tác nhân sự, ông Phạm Duy Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long cho biết, Yên Khánh sẽ bàn giao nguyên trạng cơ sở vật chất và 120 nhân sự cho Tổng công ty Cửu Long. Sau đó, Tổng công ty Cửu Long sẽ bàn giao nhân sự này cho Công ty 715 để thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông tạm thời trên tuyến. Tổng cục Đường bộ Việt Nam hợp đồng với Công ty 715 để thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực ra vào đường cao tốc.
Mặc dù không tổ chức thu phí trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, nhưng lực lượng chức năng vẫn bố trí nhân sự túc trực tại các trạm vào ra đường cao tốc để đảm bảo ATGT, tránh tình trạng xe máy chạy vào cao tốc. Phương tiện khi đi qua trạm sẽ có nhân viên túc trực, bấm baire để xe qua, còn ở lối ra sẽ xe được đi qua tự do, không có barie.
Trước đó năm 2013, Tổng công ty Cửu Long được Bộ GTVT giao ký kết hợp đồng bán quyền thu phí sử dụng đường bộ thời hạn 5 năm cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) với Công ty Yên Khánh, đơn vị trúng thầu, với giá trị hợp đồng 2.004 tỉ đồng. Thời hạn thu phí 5 năm, kể từ 0 giờ ngày 1/1/2014 và kết thúc vào 24 giờ ngày 31/12/2018.
Theo Giaothong
Vì sao BOT An Sương - An Lạc bị tài xế phản đối, liên tục "xả trạm"? Từ chiều 3/12, nhiều tài xế khi qua trạm thu phí BOT An Sương - An Lạc trên Quốc lộ 1, địa phận quận Bình Tân, TP.HCM cho rằng, chủ đầu tư - Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng IDICO đã thu phí quá hạn 31 tháng nên không trả tiền phía qua trạm. Vào khu vực trạm thu...