Phạt nặng doanh nghiệp dung dưỡng tham nhũng
Sáng ngày 29/10, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp báo công bố kết quả công tác thanh tra trong quý III/2015. Trao đổi với báo chí về những đề xuất mới trong việc sửa đổi quy định pháp luật hình sự liên quan đến tội phạm tham nhũng, ông Ngô Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho rằng, cần điều chỉnh hình phạt đối với tội phạm tham nhũng để tăng khả năng thu hồi tài sản, tăng khả năng xử lý.
Khung hình phạt cao nhất là tử hình áp dụng cho tội phạm tham nhũng tồn tại những hạn chế nhất định
Được biết, Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) hiện đang được trình Quốc hội cho ý kiến xem xét thông qua. Hôm nay (30/10), Quốc hội sẽ có phiên thảo luận ở hội trường về Dự thảo Luật này. Đây là bộ luật quan trọng và có nhiều nội dung thu hút dư luận, trong đó có vấn đề liệu có nên giảm án từ tử hình xuống chung thân đối với trường hợp phạm các tội tham nhũng mà đã khắc phục hết hậu quả.
Theo ông Ngô Mạnh Hùng, khung hình phạt cao nhất, tử hình được áp dụng cho tội phạm tham nhũng là hình phạt nghiêm khắc, mang tính chất răn đe, nhưng cũng tồn tại hạn chế nhất định. Chẳng hạn, nhiều quốc gia sẽ không dẫn độ tội phạm đối với quốc gia còn áp dụng hình phạt tử hình.
Việc bỏ hình phạt này có thể giúp cho việc dẫn độ tội phạm thuận lợi hơn, nhưng dẫn đến băn khoăn, liệu yếu tố răn đe có bị xem nhẹ? Đây là vấn đề gây tranh cãi ở Việt Nam đã lâu, từ khi Bộ luật Hình sự được đưa ra sửa đổi lần gần đây nhất vào năm 2009 trong bối cảnh có nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng. Với tình hình hiện nay, giảm hình phạt đối với tội phạm tham nhũng cần được cân nhắc để phù hợp với xu hướng quốc tế.
Ông Hùng cho rằng, với tư cách là cơ quan tham mưu, trên cơ sở chiến lược đã được Chính phủ phê duyệt, Thanh tra Chính phủ hướng đến việc giảm hình phạt để tăng mức độ thu hồi. Đồng thời, tăng hình phạt khác để tác động răn đe không bị giảm sút, đặc biệt là các hình phạt đánh mạnh vào tài sản.
Ông Hùng nhấn mạnh: “Các quốc gia khác giải quyết tham nhũng hiệu quả hơn vì không chỉ cá nhân có hành vi tham nhũng bị xử phạt, mà còn phạt cả những doanh nghiệp dung dưỡng hành vi phạm tội, thậm chí mức phạt lên tới hàng tỷ USD và nếu không nộp phạt, doanh nghiệp đó buộc phải đóng cửa. Chính vì vậy, quan trọng là điều chỉnh hình phạt phù hợp nhằm tăng khả năng xử lý và thu hồi, thay vì tuyên án tử hình dẫn tới hiện tượng bị cáo giấu hết tài sản”.
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ cho biết, trong quý III/2015, về công tác phòng chống tham nhũng, qua công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan thanh tra đã phát hiện 4 vụ, 4 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 297 triệu đồng. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước đã phát hiện 1 vụ, 1 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng. Qua công tác tự kiểm tra nội bộ, đã phát hiện 3 vụ, 3 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng.
Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã thụ lý điều tra 174 vụ, 422 bị can phạm tội về tham nhũng; đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 50 vụ, 168 bị can; tạm đình chỉ điều tra 5 vụ, 21 bị can; đình chỉ điều tra 2 vụ, 1 bị can; chuyển đổi tội danh khác không thuộc tội tham nhũng 1 vụ, 1 bị can. Hiện đang điều tra 116 vụ, 251 bị can.
Video đang HOT
Về công tác thanh tra nói chung, toàn ngành thanh tra đã triển khai 2.300 cuộc thanh tra hành chính và hơn 51.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm 5.400 tỷ đồng và hơn 4.300 héc-ta đất, kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 4.700 tỷ đồng và 515 héc-ta đất.
Đã thu hồi được 2.700 tỷ đồng xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 696 tỷ đồng, 3.848 héc-ta đất. Đã kiến nghị xử lý hành chính đối với 474 tập thể, ban hành 43.500 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tập thể số tiền hơn 1.200 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra hình sự 16 vụ, 10 đối tượng.
Bùi Trang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Hơn 70 tuổi, nếu phạm tội nặng vẫn có thể bị tạm giam
Những trường hợp đã phạm tội là người già, yếu từ 70 tuổi trở lên có nơi cư trú, lai lịch rõ ràng thì có thể được áp dụng biện pháp miễn tạm giam.
Đây là một trong những nội dung đã được điều chỉnh trong dự án Bộ Luật hình sự (sửa đổi), thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (14/10).
Cụ thể, khi thảo luận, đa số ý kiến Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định "không áp dụng tạm giam đối với người từ 70 tuổi trở lên". Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tiễn đã xảy ra nhiều trường hợp người từ 70 tuổi trở lên còn có hành vi mua bán ma túy, giết người, hiếp dâm... việc không tạm giam đối với những trường hợp này sẽ khó khăn cho các công tác xử lý tội phạm.
Vì vậy, tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã bỏ quy định "không áp dụng tạm giam đối với người từ 70 tuổi trở lên" và chỉnh lý theo hướng giữ quy định hiện hành: không tạm giam đối với người già yếu nếu họ có nơi cư trú và lai lịch rõ ràng.
Bên cạnh đó, để tránh lạm dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo, đa số các Đại biểu Quốc hội đề nghị cần cụ thể hóa căn cứ "có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử" (Điều 106).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cụ thể hóa: "Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này".
Bị cáo Đoàn Công Hương bị TAND tỉnh Quảng Nam tuyên phạt 5 năm tù về tội "giao cấu với trẻ em". ảnh: Đời sống & Pháp luật.
Đề nghị Kiểm ngư được quyền điều tra
Về việc bổ sung các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35), nhiều Đại biểu Quốc hội đề nghị chỉ bổ sung Kiểm ngư là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Một số ý kiến đề nghị bổ sung cả cơ quan Thuế, Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do địa bàn hoạt động của cơ quan Thuế, Ủy ban chứng khoán nhà nước gần các Cơ quan điều tra chuyên trách, khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể chuyển ngay tài liệu, hồ sơ cho Cơ quan điều tra nên không cần thiết phải giao cho các cơ quan này tiến hành một số hoạt động điều tra.
Riêng đối với Kiểm ngư, do tình hình tội phạm liên quan đến đánh bắt, khai thác thủy sản trên biển diễn biến phức tạp và do yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, phù hợp với đặc thù hoạt động trên biển thì cần thiết giao cho cơ quan này tiến hành một số hoạt động điều tra.
Tuy nhiên, trong phần thảo luận, ông Đinh Trung Tụng - Thứ trưởng Bộ Tư pháp tiếp tục đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc thẩm quyền cho phép cơ quan Thuế và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được quyền điều tra, vì đây là hai cơ quan đặc thù và Chính phủ cũng đã có đề xuất này.
Người bị bắt không bị ép buộc đưa ra lời khai
Một trong những nội dung được quan tâm và thảo luận nhiều thời gian qua là quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc nhận mình có tội.
Một số Đại biểu Quốc hội đã đề nghị quy định: Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, không bị ép buộc đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc bị ép buộc phải nhận mình có tội.
Nói cách khác đó là "quyền im lặng" của người bị bắt. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đặt ra rằng: Quyền im lặng sẽ áp dụng đến khi nào?
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đỗ Văn Đương - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp nhận định rằng: "Quyền im lặng chỉ có thể được áp dụng cho tới khi có luật sư, chứ không thể im lặng mãi. Đồng thời cũng phải xem xét các biện pháp cần thiết vì khi đối tượng bị bắt mà có liên quan tới khủng bố lại nói rằng có quyền im lặng thì rất nguy hiểm".
Trong phiên thảo luận sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra hai phương án:
Phương án thứ nhất: "Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền "trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội".
Phương án thứ hai: "Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, không bị ép buộc đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc bị ép buộc phải nhận mình có tội".
Đối với quyền của bị can đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án (Điều 59), đa số Đại biểu Quốc hội tán thành với quy định: sau khi kết thúc điều tra nếu bị can có yêu cầu thì được đọc, ghi chép bản sao hoặc các tài liệu đã được số hóa trong hồ sơ vụ án. Tuy nhiên về phạm vi tài liệu được đọc, ghi chép thì có 2 loại ý kiến:
Loại ý kiến thứ nhất: để bảo đảm tính khả thi, cần quy định bị can được đọc, ghi chép "bản sao các tài liệu liên quan đến việc buộc tội họ".
Loại ý kiến thứ hai: để đảm bảo tốt hơn quyền tự bào chữa của bị can, cần quy định bị can có quyền được đọc, ghi chép "toàn bộ bản sao tài liệu trong hồ sơ vụ án" hoặc "tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị: Kể từ khi kết thúc điều tra bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi họ có yêu cầu.
Để bảo đảm chặt chẽ khi áp dụng, các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao các tài liệu, UBTVQH đề nghị quy định: Chính phủ chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi họ có yêu cầu.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
Kết hôn, ly hôn với người đang chấp hành hình phạt tù Người đang chấp hành hình phạt tù thì một số quyền công dân sẽ bị hạn chế như không được quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu vào cơ quan quyền lực Nhà nước... Pháp luật hình sự cũng như pháp luật chuyên ngành khác không có quy định về việc tước quyền kết hôn của người đang phải chấp hành hình...