Phạt nặng công chứng viên gian lận, luật sư vòi vĩnh
Hành nghề công chứng “lậu”, công chứng khống hợp đồng có thể bị phạt 50 triệu đồng; luật sư sách nhiễu, lừa dối, ép buộc khách hàng chi tiền ngoài hợp đồng có thể bị phạt 20 triệu đồng… Đây là những quy định mới, nghiêm khắc hơn được Bộ Tư pháp đề xuất.
Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp mới đây được Bộ Tư pháp gửi rộng rãi đến các đơn vị của Bộ, Sở Tư pháp các địa phương để lấy ý kiến góp ý. Bản dự thảo Nghị định có rất nhiều điểm mới để cập nhật, bổ sung những quy định trong các luật thuộc lĩnh vực tư pháp (công chứng, luật sư, nuôi con nuôi, quốc tịch…) mà văn bản hiện hành chưa quy định, bỏ các quy định không còn phù hợp.
Cụ thể, lĩnh vực bổ trợ tư pháp, các hành vi vi phạm trong hoạt động công chứng được kiến nghị những mức hình phạt nghiêm khắc hơn. So với Nghị định 60 ban hành năm 2009, Nghị định lần này bổ sung 14 hành vi vi phạm mới, bỏ 6 hành vi không còn phù hợp.
Quy định mới “đánh lỗi” nặng các cá nhân không đủ điều kiện hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào; thực hiện công chứng “chui” ngoài văn phòng; công chứng khống hợp đồng, giao dịch…
Mức phạt đối với các hành vi gian lận trong hoạt động công chứng được đề xuất tăng từ 2-10 lần.
Điều 5 dự thảo Nghị định nêu rõ: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi của cá nhân không phải là công chứng viên mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào”.
Công chứng viên vi phạm những điều cấm kị trong hoạt động công chứng di chúc, thỏa thuận phân chia đi sản, hợp đồng mua bán nhà đất… có thể bị phạt tới 20 triệu đồng và tước thẻ hành nghề từ 6 tháng đến 1 năm.
Hành vi công chứng khống hợp đồng, giao dịch mức phạt cũng lên đến 30.000.000 – 50.000.000. Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội có thể bị phạt đến 6 triệu đồng nhưng sẽ bị tước quyền sử dụng thẻ hành nghề 1-2 năm.
Bên cạnh đó, nhiều hành vi lại được xác định không còn phù hợp trong thực tiễn như: Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng mà nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch không xác thực, vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; công chứng viên thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản không đúng thẩm g; thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có một trong số bất động sản mà tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở…. được loại bỏ.
Đối với lĩnh vực hoạt động của luật sư và tư vấn pháp luật, Bộ Tư pháp cũng đề xuất xác định thêm 12 hành vi vi phạm mới như mạo danh luật sư để hành nghề; nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, Giấy chứng nhận người bào chữa; làm giả Giấy chứng nhận người bào chữa…
Video đang HOT
Cụ thể, việc nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật hoặc từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật; Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác (điểm n,o Khoản 4 Điều 11)… có thể bị phạt từ 5-30 triệu đồng.
Các luật sư cũng sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 20 triệu đồng nếu vi phạm một trong những hành vi sau: Sách nhiễu, lừa dối, ép buộc khách hàng đưa th
Công chứng viên gian lận, luật sư vòi vĩnh bị phạt nặng
(Dân trí) – Hành nghề công chứng “lậu”, công chứng khống hợp đồng có thể bị phạt 50 triệu đồng; luật sư sách nhiễu, lừa dối, ép buộc khách hàng chi tiền ngoài hợp đồng có thể bị phạt 20 triệu đồng… Đây là những quy định mới, nghiêm khắc hơn được Bộ Tư pháp đề xuất.
Dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp mới đây được Bộ Tư pháp gửi rộng rãi đến các đơn vị của Bộ, Sở Tư pháp các địa phương để lấy ý kiến góp ý. Bản dự thảo Nghị định có rất nhiều điểm mới để cập nhật, bổ sung những quy định trong các luật thuộc lĩnh vực tư pháp (công chứng, luật sư, nuôi con nuôi, quốc tịch…) mà văn bản hiện hành chưa quy định, bỏ các quy định không còn phù hợp.
Cụ thể, lĩnh vực bổ trợ tư pháp, các hành vi vi phạm trong hoạt động công chứng được kiến nghị những mức hình phạt nghiêm khắc hơn. So với Nghị định 60 ban hành năm 2009, Nghị định lần này bổ sung 14 hành vi vi phạm mới, bỏ 6 hành vi không còn phù hợp.
Quy định mới “đánh lỗi” nặng các cá nhân không đủ điều kiện hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào; thực hiện công chứng “chui” ngoài văn phòng; công chứng khống hợp đồng, giao dịch…
Điều 5 dự thảo Nghị định nêu rõ: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi của cá nhân không phải là công chứng viên mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào”.
Công chứng viên vi phạm những điều cấm kị trong hoạt động công chứng di chúc, thỏa thuận phân chia đi sản, hợp đồng mua bán nhà đất… có thể bị phạt tới 20 triệu đồng và tước thẻ hành nghề từ 6 tháng đến 1 năm.
Hành vi công chứng khống hợp đồng, giao dịch mức phạt cũng lên đến 30.000.000 – 50.000.000. Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội có thể bị phạt đến 6 triệu đồng nhưng sẽ bị tước quyền sử dụng thẻ hành nghề 1-2 năm.
Bên cạnh đó, nhiều hành vi lại được xác định không còn phù hợp trong thực tiễn như: Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng mà nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch không xác thực, vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; công chứng viên thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản không đúng thẩm g; thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có một trong số bất động sản mà tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở…. được loại bỏ.
Đối với lĩnh vực hoạt động của luật sư và tư vấn pháp luật, Bộ Tư pháp cũng đề xuất xác định thêm 12 hành vi vi phạm mới như mạo danh luật sư để hành nghề; nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, Giấy chứng nhận người bào chữa; làm giả Giấy chứng nhận người bào chữa…
Cụ thể, việc nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật hoặc từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật; Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác (điểm n,o Khoản 4 Điều 11)… có thể bị phạt từ 5-30 triệu đồng.
Các luật sư cũng sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 20 triệu đồng nếu vi phạm một trong những hành vi sau: Sách nhiễu, lừa dối, ép buộc khách hàng đưa thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; Từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật khi được yêu cầu; tẩy sửa, làm sai lệnh, làm giả giấy chứng nhận hành nghề, chứng nhận bào chữa…
Các mức phạt tiền như trên đều theo hướng tăng tính chất nghiêm khắc theo tỷ lệ tăng từ 2 đến 10 lần tuỳ theo từng hành vi vi phạm cụ thể để đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa.
Ngoài ra, trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp cũng như lĩnh vực hôn nhân gia đình… cũng đều tăng cường các quy định chặt chẽ hơn, xử lý nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm mang tính lợi dụng chính sách để trục lợi như gian dối khi đăng ký kết hôn, kết hôn giả để xuất cảnh, lợi dụng hoạt động xin nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động đối với trẻ em…
Theo Dantri
Cần làm rõ cơ chế để dân giám sát Đảng
Chủ tịch Hội Cựu TNXP Nguyễn Anh Liên góp ý, dự thảo Hiến pháp sửa đổi chưa làm rõ nội dung, điều kiện và cơ chế cho dân giám sát, thậm chí cũng không có một điều khoản nào nói về vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên với Đảng.
Rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại UB TƯ MTTQ ngày 27/2.
Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam Trần Văn Tá đề xuất giữ nguyên lời nói đầu như trong bản Hiến pháp hiện hành vì rất đầy đủ, sâu sắc, trong đó có quy định về chế độ chính trị.
Ông Tá cũng kiến nghị nhấn mạnh hơn nữa trong dự thảo yêu cầu thực quyền đối với chế định Chủ tịch nước. Theo đó, Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề cho rằng, cần bổ sung và làm rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong giám sát hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng bởi đây là các chức danh do Chủ tịch nước giới thiệu để Quốc hội bầu.
"Chủ tịch nước cũng phải có quyền triệu tập (chứ không phải yêu cầu như dự thảo ghi) Chính phủ và Thủ tướng họp bàn những vấn đề liên quan" - ông Tá lưu ý.
Đại biểu cũng đề xuất, nhân cơ hội sửa Hiến pháp cần tiến hành một số cải cách như quy định người dân được bầu trực tiếp Chủ tịch nước, nhất thể hóa vai trò Tổng Bí thư và Chủ tịch nước...
Tán thành ý kiến này, đại diện Hội Người khuyết tật Việt Nam Nguyễn Huy Ban trao đổi thêm, nhìn sang các nước láng giềng mới thấy tiến độ cải cách thể chế ở Việt Nam vẫn còn chậm. Trong thời điểm sửa Hiến pháp lần này, cần mạnh dạn áp dụng những cải cách mới, nếu cần có thể kéo dài thời gian lấy ý kiến để bàn cho hết lý lẽ.
Liên quan đến điều 4 Hiến pháp, GS Nguyễn Lân Dũng phân tích, hoàn cảnh Việt Nam khác với nhiều nước khác khi chỉ có duy nhất một đảng lãnh đạo. Ông Dũng tán thành các nội dung bổ sung mới nhất vào điều 4 Hiến pháp về sự giám sát của nhân dân với Đảng. Nếu thực hiện được nghiêm chỉnh các quy định mới này sẽ giúp lấy được niềm tin của nhân dân với Đảng. Khi đó, theo ông Dũng, "chuyện yêu cầu bỏ điều 4 chắc không còn là chuyện cần thảo luận nữa".
Về nội dung này, ông Trần Văn Tá xác định, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng nhưng để đáp ứng yêu cầu của phát triển, Đảng cần có sự đổi mới, và sự đổi mới này cần ghi rõ trong Hiến pháp. "Tôi đồng ý với nhiều ý kiến khác đề nghị có luật về sự lãnh đạo của Đảng để mọi chủ trương, đường lối của Đảng được thực thi hiệu quả" - ông Tá phát biểu.
Chủ tịch Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Tạ Thị Minh Lý thẳng thắn nêu, thực tế đang có tình trạng lợi dụng, nhân danh Đảng để làm những điều không đúng, căn nguyên cũng chỉ vì không rõ trách nhiệm cá nhân trong quá trình lãnh đạo của Đảng mà chủ yếu nhân danh tập thể với nhiều quyết định, sách lược. Bà Lý đề xuất phải làm rõ thêm vấn đề này trong quy định về Đảng.
Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Anh Liên cũng góp ý kiến, vai trò lãnh đạo của Đảng phải đi đôi với phát huy trách nhiệm của Đảng trước nhân dân. Ông Liên phân tích, đề cập đến vai trò giám sát của nhân dân đồng nghĩa với việc người dân phải được quyền phản biện chủ trương, đường lối của Đảng. Tuy nhiên, dự thảo Hiến pháp sửa đổi hiện chưa làm rõ nội dung, điều kiện và cơ chế cho dân giám sát, thậm chí cũng không có một điều khoản nào nói về vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên với Đảng.
Góp ý cụ thể cho các điều khoản liên quan đến một số quyền cơ bản của công dân, nhiều đại biểu đề nghị bỏ cụm từ "theo quy định pháp luật" trong quy định "công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". Các ý kiến đều cho rằng, với quyền con người và nghĩa vụ công dân, có một số quy định hạn chế quyền công dân là cần thiết nhưng cần ghi rõ luôn những trường hợp nào thì bị hạn chế trong hiến pháp, hạn chế tối đa việc theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền, nếu không làm rõ dễ dẫn đến ban cho, ban phát quyền công dân.
GS Nguyễn Lân Dũng "phê" điều khoản quy định vẫn hết sức mơ hồ, dẫn đến khả năng có thể áp dụng thế nào cũng được, thậm chí không phù hợp với tinh thần Hiến pháp của nhiều quốc gia. Theo ông Dũng, pháp luật có thể thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng Hiến pháp là bộ luật gốc, cần được duy trì nhiều năm và là công cụ đắc lực để chống lại mọi xử sự vi hiến.
Liên quan đến quy định về đất đai, một số ý kiến đề nghị Hiến pháp lần này nên có đột phá về công nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân, song song với quyền sở hữu của Nhà nước và cộng đồng. Thực tế chúng ta đã thực hiện điều này nhưng trên giấy tờ ít công nhận, vì vậy trong các trường hợp phải thu hồi đền bù, Nhà nước thường bị thiệt.
Bà Tạ Thị Minh Lý kiến nghị lập ủy ban về đất đai, tránh tình trạng quyền lực tập trung vào người đứng đầu chính quyền, giải quyết được tình trạng hủy hoại tài nguyên đất đai hiện nay.
Theo Dantri
Đầu năm, thiếu nữ rủ nhau 'bơm tiền' cho thầy bói Tò mò về tương lai của mình, không ít thiếu nữ sẵn sàng chi cả mớ tiền cho các thầy bói dịp đầu xuân. Từ nhiều năm nay, những ngày đầu xuân được xem là dịp "hốt" bạc của không ít người trong đó có các thầy bói. Xếp hàng, chờ vài tiếng để nghe &'thầy'dọa Như một lẽ tất yếu của tự...