Phạt nặng 2 tàu giã cào ném thanh tra viên xuống biển
Ngày 28/9, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận cho biết đang củng cố hồ sơ, xử lý hành vi khai thác hải sản trái phép, tấn công lực lượng kiểm tra của các đối tượng trên tàu giã cào.
Lực lượng Biên phòng tỉnh và các lực lượng chức năng Bình Thuận cho hay, cơ quan chức năng vừa xử lý hành vi khai thác hải sản trái phép bằng phương pháp giã cào của 2 tàu mang số hiệu BV-90315 và BV-90314. Các tàu này còn có hành vi ném thanh tra viên xuống biển khi bị yêu cầu kiểm tra.
Các tàu trên do ông Trần Hữu Đẩu, thường trú huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm thuyền trưởng.
Các tàu vi phạm
Sự việc xảy ra ngày 23/9, khi lực lượng kiểm tra trên biển thuộc Trạm Quản lý và Bảo vệ quyền lợi thuỷ sản Tuy Phong (Bình Thuận) phát hiện 2 tàu của ông Đẩu khai thác trái phép bằng phương pháp giã cào tại khu vực Phan Rí Cửa.
Lực lượng kiểm tra đã áp sát mạn tàu và thông báo lên tàu kiểm tra. Tuy nhiên, trong lúc thanh tra viên Lê Bá Quốc Huyên đang leo lên tàu BV-90315 thì bị các thuyền viên xô ngã xuống biển. Cùng lúc đó, tàu mang số hiệu BV-90314 chở theo 2 thanh tra viên khác vừa leo lên tàu là Lương Chí Trung và Lương Văn Sơn chạy ra khơi.
Theo 2 thanh tra viên, khi tàu rời vị trí bị yêu cầu kiểm tra chừng 5 hải lý, nghe 2 thanh tra viên yêu cầu tàu dừng lại, kiểm tra và lập biên bản, các thuyền viên trên tàu BV-90314 đã lao vào đánh và đạp 2 thanh tra viên xuống chiếc thúng nhỏ dưới biển.
Video đang HOT
Theo tường thuật của các thanh tra viên, họ phải lênh đênh trên chiếc thúng khoảng nửa giờ. Thỉnh thoảng các thuyền viên trên tàu BV-90314 lại dùng móc câu kéo thúng lại gần và chửi bới các thanh tra viên bằng những lời lẽ khó nghe.
Riêng trường hợp của thanh tra viên Lê Bá Quốc Huyên, anh được đoàn kiểm tra cứu, sau đó các thành viên của đoàn kiểm tra liên lạc với đất liền nhờ hỗ trợ.
Nhận được tin báo, tàu Hải đội 2 của Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đến hiện trường. Sau khoảng 4 tiếng truy đuổi trên đoạn đường khoảng 40 hải lý, tàu Hải đội 2 và tàu tuần tra mới áp sát được các tàu vi phạm, lập biên bản và lai dắt 2 tàu này về đất liền xử lý.
Sau khi xem xét hồ sơ vụ việc, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bình Thuận phạt 2 tàu BV-90314 và BV-90315 số tiền 80 triệu đồng về các lỗi đánh bắt sai vùng quy định, không có giấy phép khai thác, không mang theo giấy chứng nhận an toàn tàu cá. Biên phòng tỉnh Bình Thuận phạt 2 tàu nói trên 40 triệu đồng vì lỗi cản trở người thi hành công vụ. Riêng sự việc 2 tàu ném các thanh tra viên xuống biển không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì chưa đủ yếu tố để đưa vào khung hình phạt này.
Ngoài ra, Chi cục Bảo vệ quyền lợi thuỷ sản Bình Thuận đã có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận cấm vĩnh viễn các tàu BV-90314 và BV-90315 không được khai thác ở vùng biển Bình Thuận.
Trúc Hà
Theo Dantri
Cho cua, ghẹ ăn... cá "đặc sản"
Những giỏ cá kình - loại cá được chế biến thành nhiều món ăn ngon khá nổi tiếng vẫn còn tươi rói, được các thương lái khẩn trương thu mua, rồi hối hả chở đi bán làm thức ăn cho người nuôi cua, ghẹ, tôm...
Những ngày này cứ vào tầm 5-7h chiều, tại một số cảng cửa biển ở huyện Bình Sơn, TP.Quảng Ngãi... tấp nập tàu thuyền đánh bắt gần bờ trở về bến. Cùng với các loại hải sản khác là những giỏ cá kình tươi rói, nhiều con giãy đành đạch.
Cá kình sử dụng làm thức ăn cho cua, ghẹ... nuôi chỉ là loại bé.
Tuy không thuộc hàng "sang, chảnh", với giá tính bằng trăm ngàn, hay triệu đồng/kg như một số loại hải sản biển khác, nhưng cá kình, còn gọi là cá dìa... được nhiều rất nhiều người biết đến và ưa chuộng.
"Chính vì vậy khi nghe loài cá này được đánh về để bán làm thức ăn cho cua, ghẹ... nhiều người không khỏi 'mắt tròn, mắt dẹt", một số chủ thu mua cá ở cửa Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi kể.
Đưa cá kình đánh bắt được vào bờ để bán.
"Thực ra loài cá kình sử dụng làm thức ăn cho cua, ghẹ... là loại bằng khoảng 3 ngón tay, nặng chưa đến 100gram/con, với giá bán chỉ từ 5.000-7.000 đồng/kg", ngư dân Bùi Vinh (41 tuổi) bộc bạch.
Địa điểm đánh bắt cá kình nhỏ là vùng biển gần, cách bờ từ 2-5 hải lý, nên phương tiện chỉ là những tàu, thuyền, ghe máy nhỏ.
Vị trí đánh bắt gần bờ nên phương tiện chỉ là tàu, thuyền máy nhỏ.
Thương lái thu mua cá kình cho ngư dân.
Vụ đánh bắt loại cá kình này ở Quảng Ngãi thường diễn ra từ khoảng tháng 5-9 hàng năm. Theo đó cứ khoảng 13 giờ ngư dân xuất bến, và sáng sớm hôm sau cập bờ. Hôm nào nhiều thì được 300-500 kg/tàu, thuyền; ít thì 100-200 kg/tàu, thuyền.
Ngư dân chuẩn bị ngư cụ...
... và nhổ neo ra khơi.
Cùng với các loại hải sản khác, việc khai thác cá kình nhỏ đã góp phần tăng nguồn thu cho ngư dân đánh bắt ở vùng biển gần của tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Danviet
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là vô giá trị Ngày 17.5 Hội Nghề cá Việt Nam vừa có công văn số 55 chính thức phản đối về việc Trung Quốc đơn phương ngăn chặn hoạt động khai thác tài nguyên biển trong thời gian tới trên Biển Đông. Công văn được gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ NNPTNT, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương. Trong văn bản phản đối,...