Phát minh thiết bị siêu âm di động có thể phát hiện ung thư
Thiết bị siêu âm này tên Butterfly IQ hoạt động song song với một ứng dụng di động do bác sĩ John Martin tại Anh phát minh.
Với thiết bị này, người bệnh chỉ cần lấy ra khỏi túi, cắm nguồn và sử dụng một cách đơn giản. Đây được cho là hệ thống siêu âm ung thư cầm tay đầu tiên, giúp cung cấp một giải pháp y tế với giá cả phải chăng.
Butterfly IQ có giá khoảng 2.000 USD, rẻ hơn khoảng 20 lần so với các máy siêu âm chẩn đoán ung thư truyền thống. Hiện thiết bị này đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cấp phép.
Theo Ban Thời sự
GE Healthcare trình làng loạt giải pháp ứng dụng AI trong y học
GE Healthcare vừa công bố loạt giải pháp tập trung vào việc ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong lĩnh vực y học chính xác, công cụ kỹ thuật số và quản lý trong y tế ở cả 3 cấp độ: Cá nhân, khoa phòng và bệnh viện.
Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ hội nghị Quản lý bệnh viện châu Á lần thứ 18 (tháng 09/2019)
Y học chuyển hướng điều trị cá thể hóa
Theo GS.TS Mathias, Giám đốc chuyên môn của GE Healthcare Châu Âu, hiện tại y học đã chuyển hướng sang tiếp cận vấn đề y tế chính xác cụ thể, cá nhân hóa trong chẩn đoán và điều trị.
GS Goyen phân tích, có một sự thật là hai người khác nhau, có bề ngoài khác nhau nhưng lại có cùng 99,5% dữ liệu di truyền giống nhau. Tuy phần ADN khác nhau chiếm 0.5% nhưng chứa tới 15 triệu cặp bazo. Phần này quyết định sự khác biệt giữa các cá thể cũng như sự đa dạng về loại bệnh ứng với từng cơ thể, khiến cho cùng một viên thuốc hay phương pháp điều trị, người này có thể khỏi bệnh nhưng người khác thì không. Chính vì lẽ đó GE ứng dụng AI trong hàng loạt thiết bị y tế như: máy chụp CT, máy chụp cộng hưởng từ, máy siêu âm và được sử dụng trong toàn bộ quá trình trước - trong - sau khi quét.
Với máy chụp cộng hưởng từ, trước đây kĩ thuật viên cần xác định chính xác vị trí và cách thức chụp bằng tay, nhưng hiện nay, các máy ứng dụng AI cho phép thiết bị tự động căn chỉnh vị trí chụp theo chiều cao bệnh nhân để các kĩ thuật viên có thể dành thời gian làm việc khác.
Hay với máy siêu âm, AI có thể phân biệt được động mạch, tĩnh mạch dựa trên dữ liệu có sẵn về cách di chuyển của các mạch máu. Điều này cho phép cả những người không có nhiều kinh nghiệm như hộ lý, y tá cũng làm siêu âm được.
Với máy chụp X-quang, trước đây bệnh nhân cần ít nhất 8 tiếng sau chụp mới được thông báo kết quả. Tuy nhiên, khi ứng dụng AI, ngay trong quá trình chụp, thiết bị này sẽ phân tích dữ liệu dựa trên hàng chục ngàn bức ảnh bệnh nhân tràn dịch màng phổi khác và đưa ra phân tích, so sánh xem trường hợp vừa chụp có xác suất mắc bệnh bao nhiêu % và đưa ra cảnh báo cho kĩ thuật viên để lưu tâm ngay lập tức.
GE Healthcare khẳng định, độ chính xác của AI trong những trường hợp này lên tới 95%, cao hơn chẩn đoán thông thường của bác sĩ.
GS.TS Mathias Goyen, Giám đốc chuyên môn của GE Healthcare Châu Âu
Giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân
GE Healthcare đã kết hợp cùng một chuyên gia chẩn đoán hình ảnh tại Đức sở hữu 10 trung tâm y tế tư nhân. Trước khi áp dụng AI, thời gian đợi chụp cộng hưởng từ là 6 tuần, sau khi dùng AI để sắp xếp lại các khâu của quy trình chụp cộng hưởng từ để tăng hiệu quả công việc, đồng thời giữ nguyên chất lượng hình ảnh, kết quả, đã giảm thời gian đợi xuống 16%.
Ngoài ra, GE cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo để tăng năng suất trong quá trình làm việc nội bộ và giảm thời gian xử lý bệnh án, giảm thời gian chờ của bệnh nhân và bác sĩ có thể xử lý được nhiều trường hợp hơn. Một hiệu quả phụ khác chính là tăng về doanh thu cho các cơ sở khám chữa bệnh..
Hệ thống chẩn đoán hình ảnh ứng dụng AI vừa được GE lắp đặt tại BV Việt Đức
Bệnh viện sẽ có trung tâm chỉ huy
Ở cấp độ cao nhất là bệnh viện, GE tập trung phát triển hệ thống trung tâm chỉ huy để quản lý toàn bộ dữ liệu của bệnh viện. Căn phòng chỉ huy gồm rất nhiều màn hình hiển thị các thông tin như số giường trống, số lượng bệnh nhân, thời gian chờ đợi....
GS.TS Mathias cho biết, hiện GE đã thiết lập 15 trung tâm chỉ huy trên thế giới, chủ yếu tập trung tại Mỹ. Cơ sở đầu tiên được mở ra ở Anh và gần đây nhất cơ một cơ sở khác được thành lập tại Hàn Quốc.
Tại Canada, qua việc sử dụng trung tâm chỉ huy, bệnh viện đã có thể tăng lượng bệnh nhân thăm khám mỗi ngày lên 8% và tạo thêm 23 giường bệnh ảo. Điều này có được là nhờ vào việc có đầy đủ thông tin từ trung tâm chỉ huy, bệnh viện không cần chạy đến kiểm tra từng phòng mà vẫn biết được chính xác đâu là nơi cần chuyển bệnh nhân đến.
AI có thay thế bác sĩ?
Dù có những ứng dụng ưu việt, GS Mathias khẳng định, AI không thể thay thế được các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hay bác sĩ điều trị.
"Tôi tin rằng, trong tương lai, các chuyên viên chẩn đoán hình ảnh vẫn cần thiết cho nhiều công việc. Từ phía bệnh nhân, có lẽ không có ai hài lòng nếu nhận được kết quả chẩn đoán từ máy móc mà không phải con người", GS Mathias chia sẻ.
Trí tuệ nhân tạo là một công cụ hữu dụng trong việc chẩn đoán các bệnh một cách nhanh chóng và chính xác, nó tiếp xúc với chúng ta hàng ngày, hàng giờ. Ngoài ra, công nghệ này còn tiết kiệm thời gian cho các nhân viên y tế, để họ có thêm thời gian tiếp xúc với bệnh nhân từ đó gia tăng sự tương tác và tạo sự tin tưởng và hài lòng cho bệnh nhân với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
"Chúng ta không nên sợ trí tuệ nhân tạo. Nó đã và đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Điều cần làm là làm sao có thể khai thác nó một cách hiệu quả nhất", GS Mathias nhấn mạnh.
Theo VietnamPlus
Lạm dụng máy tắm nắng đến 6 lần/tuần dẫn đến ung thư, bà mẹ 2 con may mắn giữ được mạng sống nhưng phải ghép da từ trán xuống mũi Sau khi sử dụng máy tắm nắng 6 lần/tuần trong hàng chục năm, người phụ nữ đến từ Oklahoma, Mỹ suýt nữa đã mất mạng nếu không được chẩn đoán ung thư sớm. Rebekah Rupp, 41 tuổi, ở Morrison, Oklahoma - đã bắt đầu sử dụng máy tắm nắng nhân tạo từ thuở thiếu niên. Rebekah cho rằng làn da rám nắng màu...