Phát minh ‘Siêu Chi’ giúp phi hành gia đứng vững trên Mặt Trăng
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã phát minh ra một công nghệ gọi là “ SuperLimbs” ( Siêu tay siêu chân) có thể giúp các phi hành gia đứng dậy khi bị ngã trong một môi trường không trọng lực như ngoài không gian.
Hai “chi phụ” đằng sau có thể giúp phi hành gia dễ dàng đứng dậy khi ngã trong môi trường ít trọng lực. Ảnh: MIT
Theo một nghiên cứu của Đại học Michigan, lực hấp dẫn của Mặt Trăng chỉ bằng 1/6 lực hút trên Trái Đất, nên việc giữ thăng bằng của các phi hành gia trở nên khó khăn. Trong lịch sử thám hiểm, 12 phi hành gia tham gia sứ mệnh Apollo trước đây của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đi bộ trên Mặt Trăng đã ngã 27 lần và thêm 21 lần suýt ngã.
Khi phi hành gia Charlie Duke bị ngã trên Mặt Trăng vào năm 1972 trong khi thực hiện các thử nghiệm trên vệ tinh này, ông đã mất 3 lần mới đứng dậy được. Nghiên cứu phát hiện ra rằng sự cố ngã thường xảy ra hơn khi các phi hành gia đang thu thập mẫu hoặc sử dụng các công cụ.
Đứng trước yêu cầu NASA sẽ sớm đưa con người trở lại Mặt Trăng và thực hiện các nhiệm vụ chưa từng làm trước đây như xây dựng căn cứ cho người ở hay thực hiện các chuyến đi dài hạn, trong suốt một thập kỷ, ông Harry Asada – một giáo sư tại MIT – nung nấu ý tưởng về một bộ đồ có khả năng hỗ trợ các phi hành gia khi ngã. Kể từ đó, SuperLimbs ra đời.
Theo bà Ana Diaz Artiles – trợ lý giáo sư kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Texas A&M, việc trang bị thêm hai chi phụ nằm trong ba lô sau lưng hỗ trợ phi hành gia đứng dậy có thể giúp các phi hành gia tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, bụi Mặt Trăng “siêu độc” nên việc lăn trên bề mặt vệ tinh này khi phi hành gia cố gắng đứng dậy có thể gây hại cho phi hành gia.
Ông Erik Ballesteros – một nghiên cứu sinh tại MIT đồng thời tham gia thiết kế – cho biết hệ thống SuperLimbs cần được cải tiến thêm một chút, nhưng ông hy vọng nó sẽ sẵn sàng để ứng dụng vào tháng 1, khi nó giúp một ma-nơ-canh đứng dậy từ tư thế nằm sấp.
Video đang HOT
Với sự phát triển của công nghệ, ông Erik hy vọng trong vòng một hoặc hai năm tới, hệ thống sẽ sẵn sàng để ứng dụng cho con người, nhưng trước tiên nhóm nghiên cứu cần tìm hiểu rất nhiều về vấn đề an toàn. “Chúng tôi không thể chỉ dùng băng keo và ghép mọi thứ lại với nhau; chúng tôi phải rất chính xác và rất cẩn thận”, vị nghiên cứu sinh cho hay.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu có thể đối mặt với nhiều thách thức khác. Tiến sĩ Jonathan Clark, giáo sư lâm sàng về Thần kinh học và Y học Không gian tại Cao đẳng Y Baylor, người từng là bác sĩ phẫu thuật cho phi hành đoàn trong 6 chuyến bay tàu con thoi của NASA, nói với CNN rằng môi trường khắc nghiệt của không gian – từ nhiệt độ, đến các hạt gây ô nhiễm như bụi, bức xạ điện từ – có thể khiến việc phê duyệt công nghệ này để sử dụng ngoài không gian trở nên tốn kém và kéo dài lên tới hàng năm.
Bên cạnh tác dụng nâng đỡ phi hành gia, nhà nghiên cứu Ballesteros cho biết các chi phụ này có thể gíup phi hành gia di chuyển nhanh hơn hoặc nhóm đang nghiên cứu để tận dụng nó hỗ trợ các nhiệm vụ như khai quật, xử lý mẫu và xây dựng.
Trong lịch sử thám hiểm không gian, các phi hành gia Apollo 17 giữ kỷ lục về thời gian đi bộ trên Mặt Trăng lâu nhất, với 7 giờ 37 phút.
Cận cảnh xe tự hành thám hiểm Mặt Trăng mới của NASA
Thế hệ xe tự hành mới được NASA lấy cảm hứng sau thành công của tàu Apollo Lunar Roving Vehicle, đã sử dụng trong các sứ mệnh Apollo những năm 1970.
Phi hành gia NASA Kate Rubins và Harrison Schmitt trên nguyên mẫu xe tự hành của NASA tại Trung tâm vũ trụ Johnson, Mỹ (Ảnh: NASA).
NASA đang phát triển một loại xe tự hành Mặt Trăng (LTV) thế hệ mới cho các sứ mệnh Artemis. Công nghệ mới của loại xe này cho phép các phi hành gia tiến hành nghiên cứu khoa học chuyên sâu một cách dễ dàng hơn.
Nguyên mẫu có tên gọi Ground Test Unit (GTU), hiện đang được NASA thử nghiệm trong điều kiện mô phỏng trên Trái Đất, nhằm đánh giá độ tin cậy của nó trước khi triển khai.
Việc này cũng cho phép các phi hành gia có được kinh nghiệm, kỹ thuật thực tế trong việc vận hành phương tiện.
Đặc điểm chính của thế hệ xe tự hành mới là không bao gồm buồng cân bằng áp suất, tức người lái vẫn phải mặc bộ đồ phi hành gia khi điều khiển thiết bị.
Nó hỗ trợ tối đa 2 thành viên phi hành đoàn, có khả năng vận hành từ xa. Bên cạnh đó là các tính năng như chế độ tự lái, tự cân bằng, tự động giám sát...
Trên xe cũng có đầy đủ các thiết bị khoa học cần thiết, giúp phi hành gia xác định phương hướng, liên lạc... Nhìn chung, phương tiện sẽ giúp các phi hành gia có thể sống và làm việc an toàn, hiệu quả trên Mặt Trăng.
Cận cảnh mặt trước và phần bên của xe tự hành (Ảnh: NASA).
Được biết, từ tháng 4/2024, NASA ký hợp đồng dịch vụ xe tự hành Mặt Trăng, giao nhiệm vụ cho 3 nhà cung cấp gồm Intuitive Machines, Lunar Outpost và Venturi Astrolab.
Đây là các đơn vị trực tiếp thiết kế, thử nghiệm, và mang đến các tính năng mới cho xe tự hành để các phi hành gia sử dụng trên bề mặt Mặt Trăng.
Thế hệ xe tự hành mới được NASA lấy cảm hứng sau thành công của tàu Apollo Lunar Roving Vehicle, đã sử dụng trong các sứ mệnh Apollo những năm 1970. Tuy nhiên, những bổ sung mới về mặt công nghệ và tính năng sẽ cho phép các nhiệm vụ thực hiện nhiều nghiên cứu hơn và tăng giá trị khoa học.
Theo dự kiến, các sứ mệnh Artemis 2 và 3 sẽ được triển khai vào các năm 2024, 2025 với sự góp mặt của phi hành gia trên tàu.
Trong đó, Artemis 2 đóng vai trò như bài test ở cấp độ cao dành cho tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) và tàu vũ trụ Orion. Sứ mệnh Artemis 3 của NASA mặt khác, sẽ đưa người đổ bộ lên Mặt Trăng. Đây là sự kiện đánh dấu lần trở lại Mặt Trăng của con người sau hơn nửa thế kỷ.
Nhật Bản trở thành quốc gia thứ năm đến được Mặt trăng Nhật Bản trở thành quốc gia thứ năm trong lịch sử tới được Mặt trăng sau khi một trong những tàu vũ trụ không có phi hành gia của nước này hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt trăng vào sáng sớm 20/1. Tên lửa mang theo tàu SLIM được phóng từ tháng 9/2023. Ảnh AP. Dù vậy, các quan chức hàng...