Phát minh nhỏ xíu mà siêu tinh tế của người Nhật nằm dưới nắp hộp sữa chua khiến bao người vừa nể mà cũng gây lắm ức chế
Xem xong đoạn clip này, có lẽ những ai xưa nay thích “ăn sữa chua mà liếm nắp” sẽ tiếc hùi hụi cho mà xem!
“Học ăn học nói, học gói học mở” thật cấm có sai. Chỉ riêng chuyện ăn cái gì và ăn làm sao cũng tạo ra bao topic bàn luận sôi nổi suốt bao đời nay. Rất nhiều món có khi bạn đã ăn “mòn mỏi” suốt mấy chục năm trời, nhưng cách ăn sao cho đúng lại chưa bao giờ ngừng “hot” trên các diễn đàn. Điển hình như cách ăn sữa chua cũng vậy.
Hẳn là có rất nhiều người trong chúng ta giữ thói quen khi mở hộp sữa chua là “liếm” lớp kem sữa dính trên nắp hộp bằng giấy bạc, bởi nhiều người cho rằng nó có vị lạ, béo ngậy và là thứ ngon hơn cả trong một hộp sữa chua.
Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người dùng cho rằng lớp sữa chua dính trên nắp hộp đó khiến họ cảm thấy vô cùng khó chịu, bỏ nó đi thì tiếc, nhưng để ăn hết thì rất phiền.
Mới đây, để khắc phục điều này, công ty thực phẩm tại Nhật Bản đã ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản phẩm sữa chua của họ. Theo 1 đoạn clip ngắn được đăng tải trên mạng, sữa chua không hề dính mà trượt đi nhẹ nhàng trên bề mặt giấy bạc, để lại một nắp hộp “sạch bong sáng bóng” vừa nhìn đã thích mắt.
Nắp sữa chua không dính – phát minh nhỏ xíu mà tinh tế của người Nhật khiến dân thích liếm nắp sữa chua tiếc hùi hụi đây này
Người dùng có thể thưởng thức hộp sữa chua một cách trọn vẹn và hoàn hảo nhất khi áp dụng công nghệ mới này.
Đây có lẽ là tin buồn cho hội “liếm nắp sữa chua” rồi!
Thế nhưng song song với 1 số người tỏ ra hào hứng thì dân chuyên ăn sữa chua kiểu “liếm nắp hộp” lại tỏ ra tiếc hùi hụi vì sắp tới có lẽ họ phải bỏ đi cách ăn “kiểu ăn nhà nghèo” nhưng đối với họ lại cực kì thú vị và ngon miệng này:
- “Ôi trời, mình thích ăn phần sữa chua dính trên nắp hộp nhất, trước cứ bóc sữa chua là mon men xin các anh chị phần đó để ăn”.
- “Tiếc hùi hụi, cả 1 bầu trời tuổi thơ của tôi sắp bị bỏ rơi rồi”.
- “Ai thích ăn sữa chua kiểu liếm nắp hộp giống mình giơ tay? Ngày bé chỉ toàn ăn như vậy thôi, toàn bị trêu là ăn tiết kiệm, ăn kiểu nhà nghèo mà vẫn thấy ngon”.
Bên cạnh đó, số khác lại tỏ ra vui mừng:
- “Phát minh tuyệt vời quá, vừa đỡ lãng phí lại vừa vệ sinh. 10 điểm cho sự sáng tạo”.
- “Mình thấy nhiều loại sữa chua có nắp hộp bằng nhựa, giấy thiếc nên việc liếm chúng cũng không an toàn 100%, nên sử dụng công nghệ này là điều nên làm”.
Vậy mới thấy, ngay cả công cuộc ăn thôi cũng chia làm nhiều…. phe phái. Khi ăn sữa chua, đời cơ bản chia làm hai loại người: Người mở ra rồi ăn, và người… liếm cả nắp nộp, không chừa lại tí gì. Thôi thì, nếu công nghệ mới này được áp dụng, thì xin “chia buồn” với những thành viên thích liếm nắp hộp vậy!
YouTuber hack chiếc máy tính Casio cực tinh vi, có cả kết nối wifi và tính năng chat với bạn bè
Tuy nhiên, YouTuber này không khuyến khích người dùng học theo phát minh của mình bởi gian lận thi cử chưa bao giờ là 1 hành động được hoan nghênh trong ngành giáo dục.
Để phòng chống tình trạng gian lận trong thi cử, các trường học, cao đẳng thường hạn chế các vật dụng mà học sinh, sinh viên có thể mang theo vào phòng thi. Trong đó, đa số các thiết bị điện tử đều buộc sẽ phải để bên ngoài, ngoại trừ một số mẫu máy tính cơ bản để phục vụ các môn tự nhiên. Nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến thương hiệu Casio - người bạn đồng hành của học sinh trong mọi kì thi không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện nay, thì một chiếc máy tính cơ bản của Casio cũng có thể biến thành công cụ gian lận cực kì tinh vi. Mới đây, YouTuber Neutrino đã hô biến chiếc Casio fx-991MS của mình thành 1 thiết bị như vậy với đầy đủ các tính năng hiện đại như màn hình OLED mini có thể "ẩn thân" thành viên pin mặt trời khi không hiển thị gì cả; kết nối wifi với module ESP8266; viên pin có thể sạc nhiều lần; và thậm chí là cả khả năng trò chuyện với bạn bè. Tất nhiên, thiết kế bên ngoài của chiếc máy này thì vẫn giữ nguyên, chẳng có gì khác biệt so với 1 mẫu fx-991MS thông thường cả.
Anh YouTuber hack chiếc máy tính Casio của mình thành 1 thiết bị gian lận cực kì tinh vi, hiện đại, có cả màn hình hiển thị thông tin, kết nối wifi và tính năng trò chuyện với bạn bè.
Tuy nhiên, cần phải nói rõ là kết nối Wifi ở đây sẽ không giúp người dùng thoải mái lên mạng tra cứu thông tin như các thiết bị smartphone hay máy tính đâu. Nó chỉ phục vụ 1 mục đích duy nhất: Đó là gian lận trong các bài kiểm tra với khả năng truy cập vào dữ liệu trên nền tảng di động Firebase. Những dữ liệu này sẽ được người dùng sắp xếp và đăng tải lên từ trước khi bước vào phòng thi. Đó có thể là đáp án cho bài kiểm tra vật lý, một vài trích dẫn cần thiết khi viết văn, hay bất cứ thứ gì có thể giúp họ đạt được số điểm mong muốn.
Ngoài ra, Neutrino còn trang bị thêm cả tính năng trò chuyện hết sức thô sơ cho chiếc máy tính đặc biệt của mình. Đừng mơ tưởng đến việc bạn sẽ được thoải mái tán gẫu cùng bạn bè, nhưng chí ít là bạn có thể đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời theo một số mẫu câu lập trình sẵn, đặc biệt tiện lợi khi làm các bài kiểm tra trắc nghiệm. Thế nhưng, để có thể sử dụng tính năng này thì bạn bè của bạn cũng phải sở hữu 1 chiếc smartphone hoặc máy tính tương tự. Trong đoạn video trên, Neutrino đã làm mẫu khi tự trò chuyện với chính mình thông qua kết nối đến tài khoản Instagram cá nhân.
Về mặt phần mềm thì chiếc Casio fx-991MS của Neutrino đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để giúp anh chàng này có thể gian lận trong thi cử trót lọt. Miễn là anh "nạp" đúng dữ liệu, kiến thức cần thiết trước khi vào phòng thi là ổn. Tuy nhiên, nếu như cứ ôm khư khư chiếc máy tính trong suốt thời gian làm bài ít nhiều cũng sẽ khiến thầy cô nghi ngờ. Điều này khiến Neutrino phải tìm cách khác để có thể sử dụng phát minh của mình 1 cách kín đáo, tinh vi hơn thay vì cứ phải liên tay bấm phím để tra cứu thông tin. Đó là chưa kể âm thanh tạo ra mỗi khi gõ phí cũng rất khó chịu và dễ dàng gây sự chú ý trong không khí nghiêm túc của phòng thi.
Anh chàng YouTuber này đã sử dụng cục nam châm gắn vào đầu bút, cùng 1 số cảm biến từ trường để kích hoạt màn hình OLED trên chiếc máy tính Casio của mình.
Cụ thể, anh chàng này đã sử dụng nam châm và các cảm biến ngầm để tiện cho việc tra cứu thông tin trên máy tính. Anh giấu 1 viên nam châm nhỏ ở trong nắp bút bi, hoặc gắn vào đầu tẩy của bút chì. Nó có tác dụng kích hoạt công tắc trong máy để khởi động màn hình OLED. Sau đó, dựa vào các cảm biến ngầm được lắp đặt sẵn trong máy, anh chỉ việc đưa phần đầu bút có chứa nam châm chạm vào cạnh trên của máy tính là đã có thể bắt đầu sử dụng màn hình mini này. Neutrino cũng thiết lập sẵn một số thao tác như chạm nam châm vào đầu máy 2 lần để quay về menu chính, hay chạm và giữ để màn hình tự chạy thông tin.
Neutrino cho biết anh thực hiện phát minh này với mục đích nghiên cứu và thỏa mãn đam mê vọc vạch máy móc là chính. Anh cũng không khuyến khích mọi người sử dụng nó để thực hiện hành vi gian lận trong thi cử, bởi đây là 1 hành động không mang lại hiệu quả về mặt đánh giá năng lực của học sinh và không phù hợp với chuẩn mực đạo đức giáo dục hiện nay.
Học sinh lười viết bài nên đã chế tạo ra một chiếc máy, ai nhìn thấy cũng nhao nhao hỏi địa chỉ để mua Các em học sinh, sinh viên còn đùa nhau rằng có máy này thì chép phạt 100 lần cũng chẳng sao. Chép bài từ trên file mềm của thầy cô gửi hoặc từ trên mạng xuống vở hay khi bị chép phạt chắc hẳn luôn là "cơn ác mộng" đối với tất cả các học sinh. Bởi những "tài liệu" này thường rất...