Phát minh bộ quần áo lặn chống cá mập tấn công
Theo một nghiên cứu của Đại học Flinders, bang Nam Australia, vừa được công bố, các nhà khoa học nước này đã thiết kế một loại quần áo lặn mới có thể giúp hạn chế tình trạng mất máu do bị cá mập cắn.
Loại quần áo mới được chế tạo dựa vào việc kết hợp 2 chất liệu là các sợi nhựa UHMWPE (Ultra-high molecular weight polyethylene) và cao su tổng hợp.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm 2 bộ quần áo lặn được làm bằng những chất liệu này và so sánh khả năng chống cá mập cắn của chúng với các bộ quần áo lặn đạt chuẩn thông thường được làm từ cao su tổng hợp. Kết quả cho thấy bộ quần áo mới nói trên có khả năng hạn chế được các vết cắn của cá mập cao hơn so với quần áo lặn thông thường.
Theo ông Charlie Huveneers, một thành viên của nhóm nghiên cứu trên, bộ quần áo lặn mới có khả năng chống lại các kiểu tấn công của cá mập trắng như đâm thủng, xé rách và cắn người tốt hơn so với quần áo lặn được làm bằng cao su tổng hợp.
Với bộ quần áo này, cá mập khi muốn đâm thủng sẽ phải dùng lực mạnh hơn và những vết thương do nó gây ra đối với con người sẽ nhỏ hơn và nông hơn so với quần áo lặn thông thường.
Tuy nhiên, để có thể đưa vào sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường, cần phải thực hiện thêm nhiều cuộc thử nghiệm đối với loại quần áo lặn nói trên, đặc biệt là để kiểm tra khả năng hạn chế mức độ thương tích do cá mập gây ra.
Mỗi năm có hàng chục triệu khách du lịch tới các bãi biển của Australia và các vụ cá mập tấn công người rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Vườn bách thú Taronga ở thành phố Sydney, chỉ tính riêng trong năm ngoái tại nước này đã xảy ra 27 vụ cá mập tấn công người, trong đó có một vụ tấn công làm chết người ở quần đảo Whitsunday, gần rạn san hô Great Barrier.
Văn Khoa
Theo baotintuc.vn
Tàu thăm dò vũ trụ sắp mang mẫu vật từ tiểu hành tinh về Trái Đất
Tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa-2 của Nhật Bản đã rời khỏi quỹ đạo xung quanh một tiểu hành tinh xa xôi để trở về Trái đất.
Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, tàu Hayabusa đã rời quỹ đạo xung quanh tiểu hành tinh Ryugu vào ngày 13/11 và dự kiến sẽ về đến Trái Đất vào cuối năm 2020, hoàn thành sứ mệnh lịch sử kéo dài trong nhiều năm.
Con tàu thăm dò vũ trụ này được phóng vào không gian từ tháng 12/2014 và tới tiểu hành tinh Ryugu - nơi nằm cách Trái đất khoảng 300 triệu km vào tháng 6/2018.
Tàu thăm dò vũ trụ sắp mang mẫu vật từ tiểu hành tinh về Trái Đất
Trong khoảng hơn một năm, Hayabusa 2 đã hai lần lấy mẫu đất đá từ tiểu hành tinh Ryugu. Lần đầu tiên diễn ra vào tháng 2 năm nay, con tàu đã bắn một "viên đạn" vào bề mặt để đất đá văng lên rồi dùng thiết bị thu thập mẫu vật.
Lần thứ hai diễn ra vào tháng 7, con tàu "ném bom" vào bề mặt tiểu hành tinh để tạo ra một miệng hố. Tiếp theo, nó hạ cánh xuống hố và thu thập mẫu đất đá dưới bề mặt tiểu hành tinh. Các nhà khoa học tin rằng mẫu đất đá này nguyên sơ hơn vì chúng không tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt ngoài vũ trụ. Đây là mẫu vật đầu tiên trong lịch sử được mang về từ lòng đất của một tiểu hành tinh.
Hành trình trở về của Hayabusa 2 tốn ít thời gian hơn lúc đi do Ryugu đã bay tới gần Trái Đất hơn nhiều so với năm 2014. Khi trở về, Hayabusa 2 sẽ thả hộp chứa mẫu đất đá xuống sa mạc Nam Australia.
Ryugu thuộc nhóm tiểu hành tinh đặc biệt cổ xưa, có thể ẩn chứa nhiều manh mối về thời kỳ đầu của hệ Mặt Trời - khoảng 4,5 tỷ năm trước.
Trường Giang
Theo vietnamnet.vn/BBC
ĐH Mở TP.HCM hợp tác đào tạo chương trình thạc sĩ với ĐH Flinders, Australia Tại Trường Đại học Mở TP.HCM đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác chương trình liên kết đào tạo đại học 2 cộng 1 và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh giữa Trường Đại học Mở TP.HCM và Đại học Flinders, Australia. Đại diện lãnh đạo 2 trường vui mừng với hợp tác vừa được ký kết Lễ ký kết...