Phạt mạnh tay doanh nghiệp vận tải lập “xe dù, bến cóc”
Nhằm chấn chỉnh tình trạng các doanh nghiệp vận tải hành khách trên địa bàn tự ý lập “ xe dù, bến cóc” đón trả khách không đúng quy định, cơ quan chức năng TP Đà Nẵng đã xử phạt nhiều doanh nghiệp.
Ngày 26/2, Sở GTVT TP.Đà Nẵng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thường trực HĐND và UBND thành phố về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý triệt để vi phạm “xe dù, bến cóc” trên địa bàn trong năm 2014, Sở đã chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc xử lý nghiêm các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng kiểm tra xe khách qua địa bàn
Theo ông Nguyễn Xuân Ba, Phó Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng cho biết,Sở và Công an TP Đà Nẵng đã chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát trật tự, CSGT và Thanh tra Sở tiếp tục phối hợp, duy trì tổ công tác liên ngành thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm tại 10 điểm “xe dù, bến cóc” trước đây và các tuyến đường trên địa bàn thành phố đến hết năm 2014.
Ông Nguyễn Xuân Ba cho biết, trong tháng 2/2014, Sở GTVT và Công anTP Đà Nẵng đã tiến hành họp triển khai công tác xử lý xe khách hoạt động đón, trả khách không đúng quy định trên địa bàn và đã thống nhất thành lập mới thêm 1 tổ công tác liên ngành do Thanh tra Sở GTVT làm tổ trưởng, Cảnh sát trật tự làm thành viên, duy trì hoạt động trong thời gian 1 tháng kể từ ngày 13/2 đến ngày 15/3/2014, tập trung chủ yếu trên tuyến đường Điện Biên Phủ, cửa ô Hòa Phước để tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm của các xe khách ra vào thành phố.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Sở sẽ triển khai các giải pháp tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thể lệ kinh doanh vận tải khách. Ngoài ra, cơ quan này cũng đề nghị UBND quận Thanh Khê thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp Xuân Tùng, Đình Nhân.
Qua hoạt động kiểm tra, ngày 7/2, tổ liên ngành Thanh tra giao thông và Cảnh sát trật tự phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra, xử lý doanh nghiệp Xuân Tùng tổ chức đón trả khách không đúng quy định và đã lập biên bản vụ việc.
Sau khi lập biển bản, cơ quan chức năng đã yêu cầu doanh nghiệp Xuân Tùng trả lại tiền bán vé cho hành khách đã mua vé đi xe và tiến hành điều phương tiện đưa hành khách về bến xe trung tâm Đà Nẵng để giải quyết cho hành khách đi TPHCM ngay trong ngày.
Ngày 17/2, tổ liên ngành đã kiểm tra, lập biên bản xe khách mang BKS43X-2266 của doanh nghiệp Phát Xuân Tùng vi phạm lỗi xe khách không có phù hiệu vận tải và đi vào đường cấm với số tiền phạt là 5 triệu đồng.
Tiếp đó, ngày 18/2, lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chínhdoanh nghiệp Xuân Tùng bán vé sai quy định và đề xuất UBND TP Đà Nẵng ra quyết định xử phạt với số tiền phạt 15 triệu đồng.
Công Bính
Theo Dantri
TP.HCM: Hàng trăm xe khách bỏ bến chạy "dù"
Trong khi ở Hà Nội, các nhà xe xếp hàng để được vào bến, thì ở TP HCM hàng ngàn chủ xe lại bỏ bến ra ngoài chạy "dù". Các bến xe gần như bất lực trước tình trạng này, còn các lực lượng chức năng từ Sở GTVT, Thanh tra giao thông đến CSGT thì vẫn hoài điệp khúc: "Hoạt động tinh vi, khó xử lý".
Lấy đường làm... bến đỗ
Đường Lê Hồng Phong - Trần Phú thuộc quận 5 và quận 10 được xem là bến xe cóc lớn nhất trong nội thành. Ở đây có khoảng 10 doanh nghiệp vận tải hành khách đặt trụ sở, văn phòng như: Thành Bưởi, Phương Nam... mang danh chạy xe hợp đồng.
Đường Lê Hồng Phong (Q5) hoặc Đề Thám (Q1). xe của hãng Thành Bưởi nhộn nhịp với hàng chục chuyến đi Cần Thơ, Đà Lạt mỗi ngày. Sát bên cạnh là trụ sở của Thanh tra giao thông (Sở GTVT TP HCM).
Ở Bến xe miền Đông hiện nay không có một doanh nghiệp vận tải nào chạy tuyến TP HCM - Quảng Nam hay Quảng Ngãi mà xe khách bỏ bến chạy hết về khu vực quận Tân Bình, Bình Tân. Lý do là khu vực này có nhiều người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi vào sinh sống, dễ bắt khách. Khảo sát quanh các tuyến đường ở đây, chúng tôi bắt gặp rất nhiều xe khách lấy đường làm bến đỗ.
Xe Thành Bưởi đón khách, hàng hóa giữa đường Lê Hồng Phong (quận 10)
Hết chiến dịch, đâu lại vào đó
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Ngọc Thừa - Giám đốc Bến xe miền Đông cho biết, năm 2012 có 18.000 chuyến xe trong bến chuyển ra hoạt động bên ngoài, tương đương với 218.000 lượt khách. Những tuyến như Vũng Tàu trước đây mỗi ngày xuất bến gần 200 chuyến thì nay chỉ còn 120 chuyến. Xe Thiên Phú chạy tuyến TP HCM -Vũng Tàu trước đây mỗi ngày có 100 chuyến xuất bến, giờ còn chưa đầy 50 chuyến. Tuyến Đà Lạt cũng trong tình cảnh tương tự, trước đây có khoảng 50 chuyến xuất bến, giờ chỉ còn 10 chuyến. "Riêng tuyến Quảng Nam ở bến nay không còn xe nào, nhưng mỗi ngày vẫn có khoảng 40 xe từ Tân Bình, Tân Phú xuất phát đi?!"- ông Thừa nói.
Ông Lê Vĩnh Phát - Chánh Thanh tra Sở GTVT TP HCM cho biết, mới đây, Thanh tra Sở GTVT đã lập đội chuyên ngành, phối hợp với Đội CSGT Chợ Lớn và công an địa phương để xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách trên đường Trần Phú - Lê Hồng Phong thuộc quận 5 và quận 10. Chỉ trong 10 ngày đã phát hiện, lập biên bản 92 trường hợp vi phạm, trong đó 60 trường hợp dừng đỗ không đúng nơi quy định.
Những ngày qua, tuyến đường Lê Hồng Phong, Trần Phú không còn cảnh xe ngang nhiên đón khách lên xuống giữa đường. Tất cả hành khách đi xe ở khu vực này đều được đưa vào bãi xe ở khu đất nhà máy thuốc lá vừa mới giải tỏa. Mặc dù vậy, theo phản ánh của người dân, năm nào cơ quan chức năng cũng tổ chức chiến dịch vài tháng. Nhưng hết chiến dịch thì đâu lại vào đó.
Theo kế hoạch, cuối năm nay Bến xe miền Đông mới sẽ được khởi công ở khu vực Suối Tiên (Q.9) và năm 2016 đi vào hoạt động, tuy nhiên bến xe này sẽ phá sản chỉ sau 5 năm nếu không ngăn được nạn "xe dù", "bến cóc". Ông Nguyễn Ngọc Thừa - Giám đốc BX Miền Đông
Theo 24h
Lập lại trật tự khu vực các bến xe khách Liên ngành Thanh tra GTVT- Công an TP Hà Nội sáng qua 7-6 đã đồng loạt kiểm tra, xử lý, giải tỏa các vi phạm và chống ùn tắc giao thông xung quanh khu vực bến xe Mỹ Đình và Giáp Bát. Tại hai bến xe này, lực lượng đã thành lập 2 chốt trực, vừa phối hợp phân luồng chống ùn tắc,...