Phát lộ rừng chè cổ thụ, có cây 2 người ôm không xuể ở Yên Bái
Thật đáng kinh ngạc, cả một rừng chè shan tuyết cổ thụ, đã được biết đến vài chục năm nay ở xã Sùng Đô huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, thế nhưng cơ quan chức năng và cả báo chí lại rất hiếm thông tin về nó.
Khi ngồi viết bài này tôi còn cảm thấy mình có lỗi lớn với độc giả, bởi rừng chè rộng lớn ấy; trong đó, có cả cây chè cổ thụ đường kính đến 1,2 m mà cánh nhà báo chúng tôi chẳng biết để sớm thông tin đến bạn đọc.
Tối qua, trong lúc ngồi tán chuyện tào lao, một anh bạn làm nghề sơn tràng (nghề khai thác gỗ) bảo: “Nghe đâu Công ty Thịnh Đạt Xanh có địa chỉ tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đang khảo sát để lập Dự án xây dựng nhà máy chế biến chè cao cấp xuất khẩu sang các thị trường Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Đài Loan (Trung Quốc)… mà vùng nguyên liệu được cung cấp được nhắm tới chính từ những cây chè shan tuyết hàng trăm năm tuổi ở xã Sùng Đô huyện Văn Chấn”.
Cây chè cổ thụ tại xã Sùng Đô. Ảnh: TTXVN.
Giật mình tôi rút điện thoại ra gọi cho Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn ông Nguyễn Văn Toản mới vỡ lẽ, rừng chè ấy được biết đến khoảng hai chục năm rồi, nhưng do đường xá xa xôi đi lại khó khăn… nên rất khó để thu hút đầu tư vì vậy đến nay chưa được cơ quan chức năng thực sự quan tâm tới. Và hiện cũng chưa có nhà đầu tư nào tới làm việc với huyện Văn Chấn ngỏ lời đầu tư để khai thác tiềm năng của vùng chè này cả. Ông Toản còn nói thêm, ngay như cả vùng chè cổ thụ Suối Giàng nổi tiếng từ lâu, giao thông thuận lợi… thế mà cả tỉnh này còn đang loay hoay tìm hướng đi sao cho đạt được hiệu quả cao huống hồ…
Địa điểm của những cây chè cổ thụ này là ở 2 thôn Làng Mảnh và Giàng Pằng của xã Sùng Đô, phía bên kia giáp với khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc xã Nà Hẩu huyện Văn Yên của tỉnh Yên Bái. Hiện nay, do địa hình núi non hiểm trở, giao thông đi lại rất khó khăn nên UBND huyện Văn Chấn cũng mới chỉ đưa ra ý kiến để xem xét nhằm tìm hướng khai thác vùng chè cổ thụ đầy tiềm năng này.
Cũng theo ông Chấn, hiện chưa có một cơ quan chức năng nào của Yên Bái tiến hành khảo sát, điều tra vùng chè cổ thụ Sùng Đô có tổng diện tích là bao nhiêu, được phân bố trên độ cao nào, giống chè gì, có bao nhiêu cây chè cổ thụ từ 0,8- 1,2m, tuổi đời của chúng là bao nhiêu, chất lượng và giá trị kinh tế như thế nào?.
Tuy nhiên, có thể khẳng định đây là vùng chè đặc biệt quý hiếm chưa từng có ở Việt Nam và trên thế giới, với những cây chè to hai người ôm chưa kín gốc, địa y và rêu phong suốt từ gốc lên tới ngọn, có cành chè đường kính tới 20 cm, búp to, trắng bằng ngón tay lông tơ phủ dày như tuyết phủ…, điều đó nói nên giá trị của rừng chè đã tồn tại hàng trăm năm trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của núi cao.
Theo thông tin mà chúng tôi có được, vùng chè tại xã Suối Giàng của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có hàng chục nghìn cây chè cổ thụ (hơn 100 tuổi); trong đó, có những cây chè trên 300 năm tuổi được xếp vào 1 trong 6 cây chè thuỷ tổ của thế giới với đường kính người ôm không xuể, thì những cây chè cổ thụ có đường kính từ 1 đến 1,2 m tại hai thôn Làng Mảnh và Giàng Pằng của xã Sùng Đô lẽ nào lại không được xếp vào diện Những cây chè thủy tổ của thế giới.
Chè Shan tuyết vùng cao tập trung ở huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Trấn Yên. Ảnh: IT.
Chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng theo những người dân ở đây thì những cây chè cổ thụ gốc to từ 1 – 2 người ôm, đường kính gốc từ 0,8 – 1,2m có khoảng 30 – 40 cây, còn những cây có đường kính từ 20 – 30 cm thì không thể nào đếm xuể và được phân bố trên diện tích khoảng hơn 70 ha. Nhiều cây chè cổ thụ cao hơn 10 m, tán rộng 17 – 20 người trèo lên ngồi không kín tán. Đây là giống chè shan, do nằm trên độ cao trên 1.500 m, nên búp rất to trên búp chè lông tơ trắng dày như tuyết phủ nên còn được gọi là chè shan tuyết.
Video đang HOT
Đặc biệt hơn, đến thời điểm này cây chè shan tuyết cổ thụ tại xã Sùng Đô là cây chè có đường kính to nhất vừa được tìm thấy trong quần thể những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi của nước ta.
Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước được phát hiện ra, vùng chè cổ thụ Suối Giàng nay đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của cây chè vùng cao Yên Bái. Riêng vùng chè cổ thụ Sùng Đô mặc dù được biết đến từ vài chục năm nay, người dân đã thu hái nhưng cũng chỉ để làm chè vàng, hoặc bán cho các cơ sở chế biến chè xanh dưới vùng thấp nhưng không đáng kể. Cũng chính vì thế mà vùng chè cổ thụ Sùng Đô dường như mấy chục năm qua bị lãng quên trong mây mù và sương giá.
Một vùng chè cổ thụ vô cùng quý hiếm mọc hoang dại chưa hề bị tác động bởi con người đã bị lãng quên từ nhiều năm mới được phát lộ, nghe như những câu chuyện cổ tích giữa thời buổi kinh tế thị trường đầy năng động hiện nay. Hy vọng cây chè Sùng Đô sẽ được các cơ quan chức năng quan tâm để bảo tồn và đầu tư khai thác các tiềm năng như: du lịch, chế biến chè… để không thua kém cây chè cổ thụ nổi tiếng Suối Giàng.
Theo Đức Tưởng (TTXVN)
Loại trà đặc biệt Trung Quốc bán gần 40 tỷ đồng/kg, Việt Nam còn cả rừng
Với những cây chè cổ thụ có tuổi đời từ vài trăm năm đến cả nghìn năm thì lá và đặc biệt là búp chè được người Trung Quốc chế biến, bán ra thị trường với giá lên tới vài tỷ đồng/kg. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại chè này còn có cả rừng.
Đại Hồng Bào là thứ trà hảo hạng của Trung Quốc, được coi là loại chè đắt nhất thế giới. Với giá lên tới xấp xỉ 11 triệu Nhân dân tệ/kg, tương đương khoang 37 tỷ đồng.
Đây là loại trà được hái và chiết xuất từ cây chè cổ thụ có tuổi đời vài trăm đến cả nghìn năm tuổi. Chúng mọc trên núi cao quanh năm sương mù, mây phủ.
Ở Việt Nam, cũng trên địa hình tương tự, dọc trên day Hoàng Liên Sơn, rừng chè cổ thụ có hàng vài trăm năm đến cả nghìn năm tuổi nhưng chưa được khám phá.
Tại các vùng rừng, núi cao thuộc các tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, loài chè cổ thụ này còn rất ít, cũng chính bởi thế nên để có 1kg búp chè sao và chiết xuất thành trà khô sẽ tốn rất nhiều công sức, giá thành đắt hơn vàng ròng là điều đương nhiên.
Tại nước ta, rừng chè cổ thụ này mới được số ít người bản địa và một số nhà thám hiểm phát hiện trong vài năm trở lại đây
Để phát hiện ra loài chè này không khó, bởi người đi rừng ngoài nhận biết về lá chè màu xanh, quanh thân lá có hình răng cưa thì điều dễ nhận biết nhất là vào mùa chè đơm bông, hoa chè trước khi kết trái sẽ rụng đầy gốc.
Tại Trung Quốc, chè cổ thụ cực kỳ khan hiếm nên mỗi năm chỉ cho thu hoạch được vài gram và chỉ được phục vụ cho nhà nước trong những sự kiện trọng đại.
Những cây chè cổ trên đỉnh Hoàng Liên Sơn của Việt Nam
Chưa có bất cứ một nghiên cứu nào chi ra sư giông nhau giữa chè cổ thụ ở Việt Nam và chè cổ thụ để sản xuất ra loại trà Đại Hồng Bào của Trung Quốc. Tuy nhiên, vê thổ nhưỡng cũng như địa lý thì cả hai loai nay đều sinh trưởng trong rừng rậm, núi cao với nền nhiệt độ tương tự.
Một gốc chè cổ thụ ôm cả vòng tay không hết
Đây là cánh rừng nguyên sinh, ít bước chân người lui tới nên cac cây chè vẫn còn nguyên vẹn
Một cây chè cổ thụ với nhiều cành, mỗi cành cả vòng tay người trưởng thành ôm không hết
Một gốc chè khác trên đỉnh Hoàng Liên Sơn
Xung quanh những gốc chè cổ thụ là hàng chục gốc chè nhỏ, tuy nhiên tuổi đời cũng đã hàng trăm năm.
Ước tính gốc chè cổ thụ này có tuổi đời vài trăm năm đến cả nghìn năm tuổi
Trong rừng chè trên đỉnh Hoàng Liên Sơn, nhiều thân cây bị sâu đục, há toác... nhưng vẫn trường tồn cùng núi rừng
Trên thế giới, những người đam mê trà muốn có 1gram tra cô thu để thưởng thức, ngoài khoản tiền lớn bỏ ra thì còn phải có mối quan hệ cực ky tôt. Tuy nhiên, trong khu rừng Hoàng Liên Sơn của Việt Nam, loại chè nay chỉ là một trong vô số loài cây cổ thụ trong rừng.
Theo Giang Vương
Dân Việt
Yên Bái tiêu hủy hơn 200 con lợn nhiễm bệnh tả lợn châu Phi Cơ quan chức năng huyện Văn Chấn và Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái tổ chức tiêu hủy hơn 200 con lợn được xác định nhiễm dịch tả lợn châu Phi; đây là ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên trên địa bàn. Các lực lượng chức năng dùng vôi tiêu hủy lợn nhiễm bệnh. (Ảnh: Ngọc Anh/TTXVN) Ngày...