Phạt lãi trên lãi: ngân hàng chưa hiểu đúng?
Trong hầu hết các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng, phía ngân hàng đều yêu cầu lãi phạt chậm trả nhưng không nhiều trường hợp được chấp nhận.
Mới đây, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Làm ăn thua lỗ, công ty không thanh toán được khoản vay nợ, do đó, ngân hàng đã khởi kiện đề nghị Tòa án buộc doanh nghiệp phải thanh toán nợ gốc 12,6 tỷ đồng, lãi trong hạn hơn 400 triệu đồng, lãi quá hạn là hơn 11 tỷ đồng và lãi phạt chậm trả là 405 triệu đồng.
Tòa cấp sơ thẩm tuyên đồng ý phần lãi trong hạn, quá hạn và bác bỏ khoản lãi phạt chậm trả. Ngân hàng tiếp tục kháng cáo lên tòa phúc thẩm yêu cầu Tòa án tuyên buộc doanh nghiệp phải trả khoản phạt chậm trả. Theo ngân hàng, đây là thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên.
Một trường hợp khác, ngân hàng cho cá nhân vay tiền và hợp đồng tín dụng có quy định khoản lãi phạt chậm trả. Tòa sơ thẩm đã đồng ý song cấp phúc thẩm nhận định khoản phạt này là không phù hợp.
“Phạt chậm trả được coi là lãi trên lãi và pháp luật không cho phép điều này. Ngân hàng cần áp dụng luật cho đúng”.
Trong các vụ tranh chấp tương tự, ngân hàng viện dẫn quy định tại Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN cho rằng pháp luật cho phép áp dụng đồng thời lãi trong hạn, lãi quá hạn và lãi phạt chậm thanh toán. Theo đó, Khoản 4, Điều 1, Quyết định 127 quy định: “Đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn… việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, quan điểm này của ngân hàng không phải lúc nào cũng được chấp nhận. Trong một phiên tòa, thẩm phán chủ tọa từng nhận xét rằng, phía ngân hàng không nhìn nhận vấn đề tổng thể dẫn đến thỏa thuận không chuẩn xác. Bộ luật Dân sự chỉ quy định lãi trong hạn và lãi quá hạn được tính bằng 150% lãi trong hạn. Và lãi này được coi là phạt.
Video đang HOT
“Phạt chậm trả được coi là lãi trên lãi và pháp luật không cho phép điều này. Ngân hàng cần áp dụng luật cho đúng”, vị thẩm phán này nói.
Theo luật sư Nguyễn Văn Thái (Công ty Luật Bross và Cộng sự), trong tranh chấp tín dụng, thường có 3 khái niệm được đề cập gồm phạt vi phạm hợp đồng, lãi quá hạn và lãi phạt chậm trả.
Về lãi quá hạn, Điều 11 Quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng thỏa thuận hoặc ấn định với khách hàng, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn. Thông thường, khi khoản vay quá hạn, ngân hàng đều áp dụng mức cao nhất, theo đó, lãi quá hạn bằng 150% lãi trong hạn.
Bên cạnh đó, khi khoản nợ quá hạn, khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo cam kết trong hợp đồng, ngân hàng có quyền phạt vi phạm hợp đồng. Luật sư Nguyễn Văn Thái cho rằng phạt vi phạm hợp đồng không phải là tiền lãi mà là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận và không quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm (theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại).
Tuy nhiên, các hợp đồng tín dụng thường không có quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Nếu trong hợp đồng tín dụng có quy định: “Trường hợp, khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán, ngoài việc phải trả nợ gốc, lãi phát sinh thì còn phải chịu phạt vi phạm hợp đồng”, thì đương nhiên ngân hàng được quyền đưa ra yêu cầu.
Về lãi phạt chậm trả, luật sư Nguyễn Văn Thái cho rằng, ngân hàng đang nhầm lẫn khái niệm. Theo Quy chế 1627 về cho vay của các tổ chức tín dụng thì đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật (Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 127). Như vậy, pháp luật không có quy định cho áp dụng lãi phạt chậm trả độc lập với lãi quá hạn, mà quy định cho phép áp dụng phạt chậm trả tương ứng với quy định về phạt vi phạm hợp đồng.
Khi cho vay, ngân hàng được quyền áp dụng lãi trong hạn (chỉ áp dụng trong thời hạn vay) và lãi quá hạn (khi đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hạn quy định) và không cho phép áp dụng thêm một loại lãi nào khác trùng với thời gian đã áp dụng 1 trong 2 loại lãi nói trên. Còn phạt vi phạm là một hình thức chế tài áp dụng đối với một trong các bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Nhiều trường hợp, các ngân hàng hiểu nhầm phạt vi phạm với lãi phạt chậm thanh toán là không chính xác và tòa án bác yêu cầu do lãi chồng lãi là có cơ sở.
Bùi Trang – Đỗ Mến
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bảo hiểm xã hội: Không phân biệt doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước
Từ 1/1/2016, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, việc đóng BHXH cho người lao động trong khối doanh nghiệp nhà nước sẽ dựa trên tiền lương và phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động.
Bắt đầu từ năm 2016 sẽ không khác nhau về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội giữa người lao động trong và ngoài doanh nghiệp nhà nước.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị cung cấp thông tin để triển khai luật bảo hiểm xã hội sửa đổi diễn ra chiều 28/12, do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức.
Theo đó, các khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động cùng với lương sẽ là căn cứ thu bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát, xây dựng và sửa đổi, bổ sung thang bảng lương, định mức lao động theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương. Thang bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng sẽ làm căn cứ thỏa thuận hợp đồng lao động, trả lương cho người lao động.
"Sẽ có 1.171 lao động được hưởng lợi khi nghỉ hưu với mức lương đúng thực chất hơn khi đóng bảo hiểm theo cơ chế này"
Trước lo ngại mức đóng của khối doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng lên so với mức đóng theo hệ số lương trước kia, ông Trần Huy Liệu, Trưởng ban thu BHXH cho biết doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã xây dựng tiền lương và các khoản khác từ năm 1995 đến nay. Chỉ có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh chưa thay đổi.
"Không thể nói doanh nghiệp khối nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh không kịp chuyển đổi bởi mặc dù Nghi định 49 ra đời từ năm 2013, nhưng khối doanh nghiệp này có thời gian giãn thực hiện luật đến hết năm 2015. Như vậy, từ 2016, doanh nghiệp khối này mới phải tự có thang bảng lương. Khoảng 7.200 doanh nghiệp phải chuyển đổi theo thang bảng lương này.
2 năm qua, chúng tôi đã tuyên truyền cùng BHXH các địa phương làm việc với doanh nghiệp. Từ 2016, doanh nghiệp không chỉ xây dựng thang bảng lương mà phải tự cơ cấu vào thang bảng lương các khoản liên quan tới khoản nào là thỏa thuận với người lao động và những khoản khác . Thang bảng lương này sẽ phải gửi tới cơ quan quản lý lao động địa phương. BHXH dựa trên thang bảng này của doanh nghiệp để làm căn cứ thu BHXH..." Ông Liệu nói.
Nhiều ý kiến cũng đặt lo ngại mức nợ đọng BHXH sẽ tăng lên khi mức đóng mặc dù thấp như hiện nay nhưng tính đến thời điểm hiện tại mức nợ đọng năm 2015 là 9.300 tỷ.
Ông Liệu khẳng định, nếu doanh nghiệp trốn đóng, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động, không chỉ cạnh tranh không lành mạnh mà câu chuyện ngoài thanh tra các đơn vị doanh nghiệp không đóng đầy đủ thì BHXH cũng sẽ thanh tra những doanh nghiệp đóng BHXH để rà soát so sánh với cơ quan thuế liên quan đến quyết toán thuế của doanh nghiệp và tình hình đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Từ 1/7/2016, bộ luật hình sự cũng có hiệu lực. Luật này quy định việc trốn đóng, chậm đóng, giả mạo đóng BHXH và BHYT sẽ bị xử phạt hình sự.
Với sự thay đổi này, dự kiến sẽ có 1.171 lao động được hưởng lợi khi nghỉ hưu với mức lương đúng thực chất hơn khi đóng bảo hiểm theo cơ chế này.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
FPT Telecom bị tố vi phạm hợp đồng nhưng không trả lại tiền: 'Chúng tôi rất bất ngờ!' Phản ánh tới Chất lượng Việt Nam, chị Nguyễn Phương Thảo (Hà Nội), cho rằng Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) vi phạm hợp đồng ký kết lắp đặt mạng cho gia đình nhưng không hoàn trả phí chuyển đổi dịch vụ cho khách hàng. Bức xúc với FPT Telecom Chị Thảo cho biết, sau khi chuyển về tòa nhà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa

5 trụ bê tông 'mọc' trước chung cư ở Hà Nội, chính quyền phải chỉ đạo khẩn

Nghe đọc lệnh khởi tố qua mạng, cụ bà 77 tuổi suýt mất gần 200 triệu đồng

Vụ bà trùm Q7 PR dầu gội 'dỏm': Cục Quản lý Dược chưa kịp 'trở tay' ở kênh này?

Thương tâm con gái đi cùng bố bị xe đầu kéo cán tử vong trên quốc lộ 5

Hai cha con tử vong bất thường trong căn nhà khóa trái ở Lâm Đồng

Hồ sơ công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội đầu bị thu hồi

Lòng Se Điếu 'hót hòn họt' gặp biến, loạt cơ sở bị điều tra, tạm ngừng đón khách

Đi chợ từ 4h sáng khắp Hà Nội, TPHCM vẫn... không mua được bộ lòng xe điếu

Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa

Xử phạt người đánh nhân viên y tế ở Phú Thọ, đã công khai xin lỗi

5 trụ bê tông bất ngờ "mọc lù lù" trước khu chung cư ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp
Sao châu á
23:56:24 08/05/2025
Lý Hải - Minh Hà bị hàng nghìn người bao vây, náo loạn cả một khu phố
Hậu trường phim
23:51:17 08/05/2025
Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"
Sao việt
23:42:52 08/05/2025
Khởi tố vụ người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit
Pháp luật
23:42:39 08/05/2025
'Út Lan: Oán linh giữ của' mang chuyện dân gian 'rợn tóc gáy' lên màn ảnh rộng
Phim việt
23:38:47 08/05/2025
Khói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàng
Thế giới
23:38:12 08/05/2025
Phần cuối 'Squid Game' ấn định ngày lên sóng: Lee Jung Jae sẽ ra sao?
Phim châu á
23:34:06 08/05/2025
3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang
Thời trang
23:18:16 08/05/2025
Kevin De Bruyne gia nhập Liverpool?
Sao thể thao
23:00:39 08/05/2025
Bố ba con chinh phục được mẹ đơn thân kém 8 tuổi trên show hẹn hò
Tv show
22:39:32 08/05/2025