Phạt ít nhất 75 triệu đồng, bỏ tù nếu sử dụng rượu bia khi lái xe ở Anh
Luật pháp Anh quy định, người sử dụng rượu bia khi lái xe sẽ bị phạt rất nặng, từ phạt hành chính, cấm lái xe đến hình phạt nặng nhất là ngồi tù.
Luật pháp Anh phạt rất nặng người sử dụng rượu bia khi lái xe.
Sử dụng rượu bia khi lái xe là mối nguy hại thường trực với người tham gia giao thông tại Anh. Nhận thức được tác hại khôn lường của việc này, nhà chức trách Anh đưa ra mức phạt rất nặng với các lái xe tham gia giao thông mà có nồng độ cồn trong người.
Song, điều thú vị là, thẩm phán sẽ là người quyết định mức phạt dành cho mỗi lái xe, dựa vào kết quả kiểm tra nồng độ cồn và việc người vi phạm đã có tiền sử lái xe sử dụng rượu bia trước đó hay chưa.
Tại Anh, lái xe bị bắt với nồng độ cồn vượt quá mức quy định có thể bị phạt tù ít nhất 3 tháng, nộp phạt số tiền tối thiểu 2.500 bảng (75 triệu đồng). Nếu bị kết án 2 lần trong một năm, người vi phạm sẽ bị phạt tù 6 tháng, cấm lái xe trong ít nhất một năm.
Video đang HOT
Ở Anh, người say xỉn có ý định lái xe cũng bị phạt.
Không những thế, những người đang quá say xỉn, cố lái xe nhưng không thành công, có chìa khóa xe, có ý định điều khiển phương tiện, đứng ở gần xe cũng sẽ bị phạt.
Nếu c ảnh sát phát hiện người sử dụng rượu bia đang lái xe thì mức phạt sẽ trở nên nặng hơn, tối đa là 700% thu nhập hàng tuần.
Với hành vi cố tình từ chối yêu cầu xét nghiệm máu, nước tiểu và đo nồng độ cồn trong hơi thở, có thể bị phạt 6 tháng tù, phạt tiền không giới hạn và cấm lái xe trong ít nhất 1 năm.
Giới hạn nồng độ cồn khi lái xe tại mỗi khu vực ở Vương quốc Anh cũng khác nhau, hình phạt phụ thuộc vào người vi phạm sống tại Anh, xứ Wales, Bắc Ireland hay Scotland.
Nồng độ cồn giới hạn khi điều khiển phương tiện giao thông ở Anh, xứ Wales và Bắc Ireland là 80 miligram/100 ml máu, 35 microgram/100 ml khí thở hoặc 107 miligram/100 ml nước tiểu.
Trong trường hợp uống rượu bia gây tai nạn chết người, người lái có thể phải lĩnh án 14 năm tù, ít nhất 2 năm cấm lái xe sau khi ra tù và buộc phải thi lại bằng lái sau khi án phạt hết thời hạn.
Theo thoidai.com.vn
Người hiến tinh trùng sinh 110 đứa bé buộc phải lộ danh
ANH - Andy Waters 35 năm qua hiến tinh trùng ẩn danh tạo ra 110 đứa trẻ, đột nhiên có 2 người đến gặp anh để nhận cha.
Họ tìm Andy bằng cách sử dụng bộ xét nghiệm DNA tại nhà, sau đó đối chiếu DNA qua trang web có đóng phí.
Andy 54 tuổi, bắt đầu hiến tinh trùng từ năm 19 tuổi khi chứng kiến nỗi đau của gia đình người bạn bị vô sinh.
Năm 2005, luật pháp Anh cho phép những đứa trẻ được thụ thai nhờ tinh trùng/ trứng hiến tặng có thể nhận thông tin về cha/mẹ mình khi được 18 tuổi. Thế nhưng kể cả trước khi luật cho phép, danh tính của người hiến tặng có thể dễ dàng được tìm thấy thông qua các trang web, theo Cơ quan Phôi học và Sinh sản người (HFEA).
Sau khi gặp 2 người con sinh ra từ tinh trùng của mình, Andy quyết định điền thông tin chi tiết của mình vào đơn đăng ký hiến tinh trùng để những người con sau có thể tìm thấy anh.
"Đã đến lúc để cho những đứa trẻ của chúng ta biết chúng đến từ đâu, trước khi chúng phải tự đi tìm và ghét chúng ta vì điều đó", Andy nói.
Andy Waters có 110 đứa con, kể từ lần đầu tiên hiến tinh trùng khi còn là một sinh viên 19 tuổi. Ảnh: BBC.
HFEA cho biết, từ năm 2010 đến nay, số người yêu cầu được biết danh tính cha mẹ ruột tăng 200%. Chủ tịch của HFEA, bà Sally Cheshire nói: "Chúng tôi đang làm việc với trang web này, muốn họ nêu rõ trên website những rủi ro có thể gặp khi sử dụng dịch vụ đối chiếu DNA, đồng thời đưa ra những chỉ dẫn để hỗ trợ người dùng của họ".
Năm 2016 có 3 triệu người sử dụng bộ xét nghiệm DNA tại nhà, hiện tại lên đến 30 triệu, dự tính đến năm 2021 sẽ có 100 triệu người dùng. Bà Sarah Norcross, Giám đốc tổ chức từ thiện Progress Educational Trust, nói: "Đây là lời cảnh tỉnh cho những người liên quan đến việc hiến tặng trứng/tinh trùng. Người hiến tặng không thể ẩn danh nữa. Điều quan trọng bây giờ là hỗ trợ một cách phù hợp và đầy đủ cho những người bị ảnh hưởng".
Hoài Thu
Theo BBC/VNE
Cạm bẫy chực chờ người nhập cư lậu Từ nhiều năm nay, các nhà chức trách Anh đã cảnh báo về tình trạng "nô lệ thời hiện đại" đối với người nhập cư lậu, trong đó có người Việt, vốn là nạn nhân của những kẻ buôn người. Một người Việt được giải cứu khỏi một trại trồng cần sa trái phép tại Anh . Ảnh Chụp màn hình The Guardian...