Phát huy vai trò thanh niên trong kết nối Cộng đồng ASEAN
Trong khuôn khổ năm ASEAN 2020, hôm qua (24/11), Bộ Nội vụ đã tổ chức Diễn đàn trực tuyến Đối thoại thanh niên và Cộng đồng ASEAN 2020 với chủ đề Chính sách phát triển thanh niên – Xu hướng và các vấn đề đặt ra đối với các quốc gia ASEAN.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu khai mạc Diễn đàn.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nêu rõ: Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đều đánh giá cao vai trò của thanh niên trong xây dựng, hội nhập và kết nối Cộng đồng ASEAN. Đây là nguồn nhân lực trẻ quan trọng của các quốc gia, sự kết nối giữa hiện tại và tương lai, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam đối với thanh niên, Bộ Nội vụ chủ trì tổ chức Diễn đàn Đối thoại Thanh niên và Cộng đồng ASEAN năm 2020 nhằm tiếp tục phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo của thanh niên trong việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của quốc gia, khu vực và đề xuất ý tưởng về các chính sách liên quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh niên, người dân thuộc Cộng đồng ASEAN, góp phần thực hiện thành công mục tiêu, tầm nhìn của Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN vào năm 2025.
Diễn đàn cũng tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa thanh niên các nước ASEAN cũng như trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chính sách phát triển thanh niên; từng bước hoàn thiện cơ chế hợp tác, giao lưu thanh niên nhằm thúc đẩy việc thực hiện chính sách phát triển thanh niên giữa các cơ quan liên quan của các quốc gia ASEAN.
Bà Rodora T.Babaran, Giám đốc phụ trách Phát triển nhân lực, Vụ Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN thuộc Ban Thư ký ASEAN cho biết Ban Thư ký ASEAN đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam tổ chức Diễn đàn Đối thoại Thanh niên ASEAN trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19.
Theo bà Babaran, ASEAN là một cộng đồng trẻ, trong đó thanh niên là một nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý quan trọng trong tương lai, quyết định sự thịnh vượng của khối. Do đó, cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên trong các ngành nghề khác nhau.
Việt Nam đồng hành cùng APEC biến tầm nhìn và ước vọng thành 'trái ngọt'
Hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 27 vừa khai mạc trọng thể lúc 19h (giờ Việt Nam) ngày 20/11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Malaysia Muhyddin Yassin.
Video đang HOT
Tham dự có các nhà lãnh đạo và đại diện 21 nền kinh tế thành viên APEC, Tổng Giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lãnh đạo Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF) và Ban Thư ký ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại điểm cầu Hà Nội.
Trước những tác động và thiệt hại nặng nề của đại dịch Covid-19 đối với thế giới và khu vực, các nhà lãnh đạo APEC bày tỏ chia sẻ sâu sắc với những mất mát của người dân và tri ân những lực lượng đã và đang ở tuyến đầu chống dịch.
Hội nghị nhấn mạnh quá trình phục hồi còn nhiều rủi ro và không đồng đều, đặc biệt khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Theo đó, các nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục thúc đẩy các gói kích thích kinh tế, chú trọng tài khóa minh bạch và bền vững, tạo thuận lợi cho di chuyển thiết yếu của người dân, nhất là các doanh nhân và tạo thêm nhiều việc làm mới.
Các nhà lãnh đạo APEC khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc tăng cường lòng tin, phối hợp hành động và thúc đẩy hợp tác đa phương, nắm bắt các cơ hội mới trên nền tảng công nghệ số, kết nối số để đưa châu Á - Thái Bình Dương sớm phục hồi và tiếp tục giữ vai trò động lực của tăng trưởng toàn cầu.
Hội nghị đề cao vai trò của khoa học công nghệ trong kiểm soát và ứng phó dịch bệnh, bảo đảm khả năng tiếp cận bình đẳng của tất cả người dân đối với vắc xin và các sản phẩm y tế thiết yếu an toàn, chất lượng, hiệu quả và chi phí hợp lý.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo cũng chia sẻ đánh giá về những chuyển biến sâu sắc và xu thế lớn của thế giới và khu vực, vai trò của hợp tác APEC trong cục diện đang định hình.
Bên cạnh tiếp tục khẳng định duy trì môi trường thương mại và đầu tư mở và tự do, hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ và hoạt động hiệu quả, các nhà lãnh đạo cam kết tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa liên kết kinh tế, kết nối toàn diện, kết nối số tại châu Á - Thái Bình Dương.
Đáng chú ý, hội nghị có nhiều ý kiến lạc quan về triển vọng xây dựng Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương, hoan nghênh Hiệp định Đối tác toàn diện chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang được triển khai và Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP) vừa được ký kết ngày 15/11 tại Hà Nội.
Ảnh: Quang Hiếu
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tầm nhìn mới của hợp tác khu vực. Tầm nhìn đến năm 2040 là xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai.
Tầm nhìn APEC 2040 sẽ được hiện thực hóa thông qua đẩy mạnh các trụ cột hợp tác nền tảng của APEC về thương mại và đầu tư mở và tự do, liên kết kinh tế khu vực, kết nối toàn diện, hợp tác kinh tế kỹ thuật,... cùng với các động lực mới về đổi mới, sáng tạo, quá trình số hóa và chuyển đổi số, tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm.
Phát triển nguồn nhân lực số, đẩy mạnh kết nối, thu hẹp khoảng cách
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ nhiều nhận định về cục diện thế giới và khu vực cũng như định hướng thúc đẩy phục hồi kinh tế và ứng phó dịch bệnh thời gian tới.
Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết đề cao tinh thần hợp tác, trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và trên hết là tăng cường hợp tác đa phương, cũng như cân bằng giữa hành động ngắn hạn và xử lý các thách thức trung và dài hạn trong ứng phó "đa khủng hoảng" hiện nay.
Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ kinh nghiệm và thành tựu của Việt Nam nói riêng và của Cộng đồng ASEAN nói chung trong chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, kịp thời, kiểm soát đại dịch, xử lý các hệ lụy kinh tế, xã hội và từng bước phục hồi kinh tế.
Về định hướng hợp tác APEC, Thủ tướng bày tỏ ấn tượng trước những kỳ tích về phát triển kinh tế, xã hội của châu Á - Thái Bình Dương sau hơn 25 năm theo đuổi thực hiện các Mục tiêu Bogor; đồng thời khẳng định trọng trách kế thừa các thành tựu, cùng nhau xây dựng tương lai để APEC tiếp tục phát huy vai trò không thể thiếu và khả năng thích ứng trong một thế giới thay đổi và cấu trúc khu vực đang định hình.
Thủ tướng đã đưa ra một số đề xuất có ý nghĩa chiến lược thúc đẩy hợp tác APEC thời gian tới. Thủ tướng đề nghị APEC phối hợp hành động kiểm soát dịch Covid-19, thúc đẩy liên kết kinh tế, bảo đảm các chuỗi cung ứng để châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tầu trong tiến trình phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nền kinh tế thành viên thông qua "Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040".
Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh động lực mới đối với APEC chính là thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực để nâng cao các giá trị cốt lõi của APEC trong CMCN 4.0. APEC cần đi đầu đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực số, đẩy mạnh kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, khoảng cách số...
Bên cạnh đó, phát triển bền vững, bao trùm, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là dịch bệnh, thiên tai, nguồn nước, biến đổi khí hậu... cần trở thành trụ cột mới của hợp tác APEC. Trong đó, người dân và doanh nghiệp cần được đặt vào trung tâm của phát triển và liên kết kinh tế. APEC cần hỗ trợ các thành viên phát triển theo hướng thông minh hơn, xanh hơn và bao trùm hơn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thành viên APEC để biến tầm nhìn và ước vọng được thông qua ngày hôm nay thành trái ngọt của hoà bình, ổn định và hạnh phúc của mọi người dân trong khu vực.
Pháp, Đức kêu gọi chính quyền Biden hợp tác đối phó với Trung Quốc Các lãnh đạo EU hy vọng Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ hợp tác với châu Âu để cùng đối phó với Trung Quốc. Trong một bài viết đăng tải trên Washington Post, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và người đồng cấp Đức Heiko Maas nhắn nhủ tới Tổng thống đắc cử Joe Biden về một "sự thống nhất xuyên Đại...