Phát huy vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế
Ngày 3/9 tới đây sẽ diễn ra Cuộc vận động “Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế”.
Với mục đích khơi dậy sức sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với đất nước, góp phần triển khai thực hiện thành công các chủ trương của Đảng, nhất là các nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế; cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức Cuộc vận động “Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế”.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm với quốc gia, dân tộc nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tham gia Cuộc vận động “ Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế“
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động cho biết: Cách đây 74 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện ý chí đấu tranh kiên cường và khát vọng mãnh liệt về độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đưa đất nước ta phát triển giàu mạnh. Kể cả trước lúc ra đi, ngày 2/9/1969, khi đất nước còn chưa thống nhất nhưng Người tin tưởng mạnh mẽ rằng, đất nước ta sẽ nhất định thống nhất và đã căn dặn trong di chúc của Người rằng “ Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân“. Về doanh nghiệp, doanh nhân, ngày từ những ngày đầu giành được độc lập, Bác đã đề cao vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong phát triển kinh tế. Gần 74 năm đã trôi qua nhưng tư tưởng của Người về doanh nghiệp, doanh nhân nêu trong bức thư ngày ấy vẫn còn nguyên giá trị và ngày nay, Đảng, Nhà nước, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân ta vẫn đang nỗ lực thực hiện lời căn dặn này.
Ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, trong cuộc vận động này, mọi góp ý, đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, quy mô lớn hay nhỏ, ở trong hay ngoài nước, của Nhà nước hay tư nhân đều được Ban Tổ chức Cuộc vận động trân trọng tiếp nhận, tổng hợp, xem xét, chuyển tới các cơ quan của Đảng và Nhà nước liên quan để nghiên cứu, phục vụ cho việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế và góp phần xây dựng văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII. Để có thành công lớn và tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế nhanh, bền vững, không chỉ cần có sự quyết tâm, đồng tâm, đồng lòng của toàn Đàng, toàn dân, toàn quân mà cần phải có tư duy mới, suy nghĩ và tầm nhìn lớn, hành động đổi mới sáng tạo.
Thể hiện mục tiêu trên, ông Nguyễn Văn Bình đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân hãy phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm với quốc gia, dân tộc nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tham gia Cuộc vận động “ Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế“. Tham gia Cuộc vận động này còn là hành động thiết thực của doanh nghiệp, doanh nhân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Lan Anh
Theo Congthuong
Đà Nẵng: Sẵn sàng tâm thế mới để phát triển
Ngày 24/1/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW (Nghị quyết 43) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á.
"Đường băng" mới
Năm 2003, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết này đã từng bước giúp Đà Nẵng thực hiện con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa...
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 33-NQ/TW
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW cho thấy, Đà Nẵng là thành phố đi đầu phát triển nhanh và ấn tượng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng bộc lộ các tồn tại, hạn chế. Tốc độ phát triển của Đà Nẵng bắt đầu chậm lại, thậm chí còn bị bỏ lại ở một số chỉ tiêu quan trọng về kinh tế - xã hội. Theo nhiều chuyên gia, điều này xảy ra với Đà Nẵng tương đối sớm.
Trước thực tế đó, những mục tiêu cho giai đoạn 2021 - 2030 của Đà Nẵng được Nghị quyết 43 xác định rất rõ: Tốc độ tăng bình quân GRDP trên 12%/năm; dịch vụ 12,5 - 13,5%/năm; công nghiệp 11,5 - 12,5%/năm; nông nghiệp 4 - 5%/năm. Các lĩnh vực công nghệ cao đóng góp hơn 10% tổng sản phẩm trên địa bàn của thành phố; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2% của cả nước; thu ngân sách tăng trên 15%/năm; tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên bình quân tăng trên 10%/năm; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số cải cách hành chính xếp hạng trong top 3 cả nước.
Nghị quyết 43 nhấn mạnh đến chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng gồm: Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết, với Nghị quyết 43, Bộ Chính trị thống nhất cao, đồng ý chủ trương cần có cơ chế, chính sách đặc thù để "cởi trói", xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Cơ chế, chính sách đặc thù tập trung vào ba lĩnh vực chính. Một là, Đà Nẵng được thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm địa phương, người đứng đầu trên một số lĩnh vực quản lý...; nghiên cứu cơ chế điều tiết hợp lý giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; có cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Hai là, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương thực hiện thí điểm xây dựng mô hình cơ quan quản lý cảng thống nhất tại Đà Nẵng theo hướng tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế. Ba là, Đà Nẵng được xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố và quy định của pháp luật.
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ - nhìn nhận, với Nghị quyết 43, Bộ Chính trị đã xác định đúng cái tầm gắn với thời đại cho Đà Nẵng; xác định đúng vị thế của Đà Nẵng trong phát triển miền Trung và Tây Nguyên cũng như của cả nước. Xác định đúng thế của Đà Nẵng là bay lên như thế nào, hướng nào, tọa độ nào Đà Nẵng có thể trở thành nổi bật. Đây chính là "đường băng" để Đà Nẵng cất cánh.
Thay đổi mô hình phát triển
Với việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 43 -NQ/TW cho phát triển thành phố Đà Nẵng trong 10 năm tới và các năm tiếp theo, TS. Trần Du Lịch - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ - cho rằng, tới đây, Đảng bộ, chính quyền Đà Nẵng có trách nhiệm triển khai có hiệu quả, cả hệ thống chính trị tạo sự đồng thuận của người dân để làm sao triển khai có hiệu quả Nghị quyết 43.
Từ những thành công của giai đoạn 15 năm phát triển (2003-2018) với những thương hiệu "thành phố đáng sống", "thành phố của APEC", cùng những bài học thành công và cả vấp váp, câu chuyện đặt ra cho Đà Nẵng trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị chính là làm sao để từ Đảng bộ, chính quyền thành phố đến từng người dân giữ được "lửa" trong lộ trình phát triển tới đây.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình An - nguyên Chủ tịch MTTQ thành phố Đà Nẵng - nhìn nhận, Đà Nẵng từ khi được trực thuộc Trung ương vào năm 1997 đã có sự phát triển, đặc biệt sau Nghị quyết số 33 năm 2003 đã có sự thay đổi không thể nói hết được, lớn, rất kỳ diệu.
Cũng theo ông An, để thực hiện được các yêu cầu của Nghị quyết 43, Đảng bộ thành phố phải đổi mới sáng tạo nhiều trong công tác vận động quần chúng cũng như thực hiện quy hoạch.
Một điểm mới quan trọng của Nghị quyết 43 là phải thay đổi mô hình phát triển và phát triển khi công nghệ cao của thành phố trở thành khu đô thị sáng tạo khoa học - công nghệ đạt đẳng cấp quốc tế, có chính sách cạnh tranh cao; xây dựng trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng với vai trò hạt nhân của khu vực.
Ông Võ Duy Khương - Chủ tịch Hội đồng Điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng, Chủ tịch Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng - cho rằng, quan niệm khởi nghiệp là sân chơi, phong trào thì hoàn toàn không chính xác. Nếu quan niệm như vậy, khởi nghiệp không bao giờ phát triển lên được.
Được biết, Thành ủy Đà Nẵng đã giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố và các cơ quan chức năng khẩn trương tham mưu Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy xây dựng Đề án về một số cơ chế, chính sách đặc thù trên lĩnh vực quản lý về quy hoạch, đất đai, đô thị, đầu tư, tài chính - ngân sách, tổ chức, nhân sự và tiền lương...; tham mưu dự thảo chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 43.
Với vai trò là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì phối hợp với các ban, bộ, ngành, Thành ủy Đà Nẵng, các chuyên gia kinh tế... đã nghiên cứu, tổ chức nhiều tọa đàm, hội nghị để lắng nghe các ý kiến đóng góp nhằm xây dựng đề án trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW. Đây là một Nghị quyết hết sức quan trọng với những điểm mới nổi bật ngay từ quan điểm xây dựng Nghị quyết đến mục tiêu, tầm nhìn và các giải pháp, nhằm vạch ra chủ trương, đường lối cho phát triển thành phố Đà Nẵng trong 10 năm tới và các năm tiếp theo. Nghị quyết ra đời được nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước hết sức đồng tình, ủng hộ tạo ra khí thế mới cho phát triển thành phố trong thời gian tới đây.
Quang Lộc
Theo CLO
Tân Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương vừa được bổ nhiệm là ai? Chiều 11.1, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ, trao quyết định của Ban Bí thư về việc bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ông Nguyễn Văn Bình (trái) trao quyết định cho ông Nguyễn Hữu Nghĩa (ảnh xaydungdang). Theo Quyết định...