Phát huy vai trò cộng đồng làng trong giữ rừng
Những năm trở lại đây, công tác quản lý và bảo vệ rừng ở Kon Tum đã dựa vào sức mạnh của cộng đồng làng.
Người dân hưởng lợi từ rừng
Huyện Kon Plông là địa phương còn nhiều rừng nhất của tỉnh Kon Tum. Nhiều năm qua, diện tích rừng tự nhiên nơi đây vẫn được giữ vững trước sự “càn quét ác liệt của lâm tặc”, của nạn phá rừng làm nương rẫy.
Là đơn vị quản lí rừng với diện tích lớn, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Kon Plông trực tiếp quản lý, bảo vệ hơn 56.000 ha. Với diện tích rừng lớn nhưng số cán bộ làm quản lý bảo vệ rừng chỉ có vỏn vẹn 45 người nên công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên 5 năm qua, từ nguồn quỹ DVMTR, đơn vị đã có kinh phí tiến hành giao khoán rừng cho các hộ dân, cộng đồng thôn, làng trên địa bàn các xã Đăk Long, Măng Cành, Đăk Tăng, Măng Bút với diện tích gần 21.000 ha. Nhờ sự bảo vệ tích cực của hơn 660 hộ gia đình, cá nhân; 7 cộng đồng dân cư thôn, nhóm hộ (269 hộ) nên những cánh rừng ở đây luôn được bảo vệ nghiêm ngặt.
Hiện trường của các vụ phá rừng tại tiểu khu 474 xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Những cây gỗ lớn đã bị lâm tặc đốn hạ. Ảnh: Cao Nguyên-TTXVN
Ông Vũ Văn Bắc, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Kon Plông cho biết: “Đơn vị được giao quản lý diện tích rừng rất lớn trong khi cán bộ làm công tác quản lý rừng mỏng, nếu không có sự đóng góp của các cộng đồng thôn, làng trong việc giữ rừng thì rất khó để quản lý và bảo vệ. Từ khi giao rừng cho cộng đồng thôn, làng quản lý thì tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản giảm rõ rệt. Người trong làng đều ý thức được việc giữ rừng để tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Có thể khẳng định những diện tích rừng được giao khoán bảo vệ đều được bảo vệ rất tốt, còn những diện tích nào chưa giao khoán thì đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ”.
Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất, giao rừng để quản lý và bảo vệ năm sau cao hơn năm trước. Diện tích ừng do Nhà nước giao khoán cho Kon Tum đến năm 2015 là 45.204,43 ha với hơn 3.642 hộ, 22 cộng đồng, dân cư thôn. Nhờ nhận khoán và bảo vệ rừng mà nhiều gia đình đã có mức thu nhập trên 4 triệu đồng/hộ/năm, 18 triệu đồng/cộng đồng/năm. Đây được xem là nguồn thu tương đối lớn so với thu nhập của các hộ gia đình sống trong rừng và gần rừng.
Số hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán quản lý và bảo vệ rừng từ các chủ rừng là tổ chức cũng tăng cao theo từng năm. Từ năm 2011 – 2015, đã có gần 157.400 ha rừng được giao cho hơn 5.000, 73 cộng đồng, dân cư thôn và 30 nhóm hộ nhận khoán. Từ nguồn quỹ chi trả DVMTR, nhiều gia đình đã có mức thu nhập bình quân khoảng 6,5 triệu đồng/hộ/năm; cộng đồng dân cư thôn khoảng 143 triệu đồng/cộng đồng/năm; nhóm hộ khoảng 21 triệu đồng/nhóm hộ/năm.
Video đang HOT
Tích cực giữ rừng
Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà đang quản lý và bảo vệ hơn 21.000 ha rừng, nhưng có tới hơn một nửa diện tích này được giao khoán cho 449 hộ gia đình. Vì khi xảy ra cháy rừng, hay truy quét “lâm tặc” việc huy động lực lượng tham gia giữ rừng lại rất khó khăn nên từ năm 2016, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà chuyển sang giao khoán cho cộng đồng.
Ông Nguyễn Xuân Linh, Trưởng ban Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà cho biết: “Giao rừng cho cộng đồng quản lý có lợi thế là khi huy động lực lượng tham gia quản lý, bảo vệ rừng sẽ dễ dàng, mạnh hơn. Cụ thể, trong một khu rừng, sẽ có nhiều thôn, làng cùng sinh sống, khi xảy ra cháy rừng hay truy bắt các đối tượng phá rừng có thể huy động được nhiều thôn, làng cùng tham gia, dù các thôn, làng đó không được giao khoán. Vì tính cộng đồng trong đời sống người đồng bào rất khăng khít, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau rất cao. Khi giao rừng cho cộng đồng, trách nhiệm giữ rừng là của toàn dân”, ông Linh cho biết thêm.
Có thể thấy, sau 5 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Kon Tum, từ nguồn quỹ này đã có hàng ngàn người dân, cộng đồng làng, các công ty lâm nghiệp, tổ chức được hưởng lợi. Việc hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR đã tác động tích cực đến ý thức, vai trò trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Các chủ rừng được giao quản lý bảo vệ rừng tăng cường tuần tra, giám sát bảo vệ và phát triển rừng, số vụ vi phạm lâm luật đã giảm rõ rệt. Số vụ phá rừng trái phép từ 528 vụ (năm 2014) giảm còn 33 vụ (năm 2015); diện tích rừng bị phá từ 84,30 ha (năm 2014) giảm còn 8,8 ha (năm 2015, giảm 75,50 ha); số vụ khai thác rừng trái phép giảm từ 153 vụ còn 46 vụ (giảm 107 vụ so với năm 2014).
Theo VnExpress
Vén màn "thế lực ngầm" sau nhưng pha chém người ghê sợ ở bến xe (2)
Những góc khuất đằng sau những mánh khóe, thủ đoạn tranh giành khách trắng trợn của các nhà xe ở bến xe Móng Cái đã khiến PV chúng tôi không khỏi tò mò.
Cái nắng tháng 5 như đổ lửa, nhưng không khí trong bến xe Móng Cái vẫn tấp nập, nhộn nhịp, người ra, kẻ vào.
Nằm ở đường Hùng Vương, phường Ka Long, thị xã Móng Cái, Quảng Ninh, bến xe Móng Cái là điểm quy tụ của rất nhiều tuyến xe chạy ở khắp các tỉnh thành miền Bắc, miền Trung. Chính vì thế, sự quản lý của các cơ quan chức năng tại đây cũng còn nhiều khó khăn bởi sự phức tạp của nó.
Bến xe khách Cửa Ông.
Sau sự việc chém người giữa ban ngày ở bến xe Cửa Ông liên quan đến việc tranh giành lốt xe, chèn ép khách hàng của các xe khách chạy tuyến Hải Hậu - Móng Cái, nhiều thông tin cho rằng có sự tham gia của giới bảo kê xe khách ở bến xe Móng Cái. Mất rất nhiều công sức, PV mới có thể bắt chuyện và làm quen được với những người lái xe ôm kì cựu lâu năm ở bến xe Móng Cái để tìm hiểu thông tin.
Theo nguồn thông tin xác thực mà PV báo Người Đưa Tin có được, hầu hết việc thuê những tay côn đồ cộm cán làm bảo kê cho các xe khách chỉ diễn ra ở một vài nhà xe Nam Định - Quảng Ninh mà cụ thể là nhà xe T.Đ. Đây là nhà xe đã dùng 4 kẻ côn đồ, dùng mã tấu và dao quắm chém trọng thương một chủ xe khách khác chạy cùng tuyến.
Người lái xe ôm vừa đi vừa chia sẻ với PV về bảo kê ở bến xe khách Móng Cái.
Để có được thông tin này, PV đã mật phục túc trực tại bến xe khách Móng Cái, dò hỏi những cánh xe ôm và những người bán trà đá, đây được coi là "chim ruồi" cho bảo kê tại bến xe khách. Hỏi về giới bảo kê ở bến xe Móng Cái, hầu hết những người này đều tỏ ra hết sức cảnh giác.
Sau hồi ngần ngại, một người lái xe ôm tên Lương Văn Đ. thành thật chia sẻ: "Không có chuyện bảo kê ở bến xe Móng Cái, các xe đều hoạt động một cách độc lập. Nếu có thì chỉ là sự tranh giành khách hàng ở các xe chạy tuyến đường dài, như tuyến Nam Định - Quảng Ninh và một vài tuyến khác mà thôi. Đây là những tuyến xe chạy đường dài, việc tranh giành khách là hiển nhiên. Thế nhưng nhiều xe không tranh giành một cách công bằng mà lại sử dụng những thế lực ngầm để đe dọa...".
Một nguồn tin khác mà PV có được từ anh Trần Văn Q. (SN 1983) - người lái xe lâu năm của nhà xe Đ.L, chạy tuyến Nam Định - Quảng Ninh, thì việc sử dụng côn đồ để bảo kê, chèn ép và bắt chặn khách ở tuyến này là hoàn toàn có thật.
Anh Q. cho biết thêm: "Xe Đ.L có thời gian chạy đã lâu với thời gian từ 19h tối xuất phát tại thị trấn Cồn - Nam Định và đến Móng Cái - Quảng Ninh lúc 4h sáng. Thế nhưng có một chiếc xe giường nằm cùng tuyến mới mở được khoảng một năm nay muốn giành giờ chạy của xe Đ.L nên thuê côn đồ can thiệp, chèn ép, giành khách.
Sự việc xảy ra gần một năm nay, đã có rất nhiều lần xảy ra xô xát nhưng lần chém người này là ghê sợ nhất. Sự việc xảy ra, chủ xe Đ.L bị nhiều vết chém dài khoảng 20 cm và tổn hại 32% sức khỏe".
Rất nhiều xe khách là nạn nhân của việc bảo kê xe khách ở bến xe Móng Cái.
Trong một nguồn tin mà cánh PV thu thập được, gần một năm trở lại đây, trước khi bị Công an tóm gọn vì những hành vi trái pháp luật, rất nhiều lần nhà xe Đ.L bị những thanh niên côn đồ, xăm trổ dùng vũ khí tự chế để đe dọa, làm ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của chủ xe.
Anh Q. cho hay, những kẻ côn đồ này rất táo tợn, chèn ép giờ chạy, tranh giành lốt xe, thậm chí còn đuổi khách mỗi khi có ai muốn lên xe Đ.L. Tình trạng đó diễn ra trong một năm, các cơ quan chức năng cũng chỉ có thể nhắc nhở, không làm gì được. Thế nhưng sự việc chém người ở bến xe Cửa Ông của nhóm người này với chủ xe Đ.L như giọt nước tràn ly.
4 người trong nhóm này bao gồm Nguyễn Xuân Nam (SN 1995), Nguyễn Xuân Linh (1988) và Nguyễn Mạnh Hưng (SN 1995) và Bùi Văn Thuân (SN 1991) đã bị tóm gọn ngay sau đó.
Cũng theo một nguồn tin mà PV tiếp cận được, mỗi tháng các xe phải đóng 150 - 200 nghìn đồng cho những người quản lý bến xe ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, để bảo vệ danh tính cho người cung cấp thông tin này, PV không tiện nêu tên. Người này cho rằng, dùng côn đồ để bảo kê thì không nhiều, hầu hết chỉ là các xe chạy cùng tuyến với nhau mà thôi. Còn việc đóng tiền cho những người quản lý, người này cho rằng đó không phải là bảo kê mà là đóng tiền lệ phí không tên...
(Còn nữa)
Hồng Nhung
Theo_Người Đưa Tin
Nhóm côn đồ chém gục tài xế trong bến xe bị bắt Nhóm côn đồ mang theo dao dài, gậy tuýp sắt lao về phía chủ xe đồng thời chửi bới, đe dọa rồi đâm, chém. Theo nạn nhân, nguyên nhân đám côn đồ này nhiều lần dằn mặt có thể do anh không mua dầu của chúng. Công an TP.Cẩm Phả (Quảng Ninh) ngày 25.5 cho biết đã bắt khẩn cấp ba nghi phạm...