Phát huy trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự ATGT
Ngày 28-1-2021 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND về quy định trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Hiện nay các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện và bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ.
Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa đã tạo chuyển biến trong công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn
Xác định gắn trách nhiệm của người đứng đầu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, UBND Thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa) đã ban hành kế hoạch số 15, ngày 2-2-2021 về giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép lòng đường, hè phố, hành lang ATGT đường bộ trên địa bàn. Trong đó đáng chú ý, Chủ tịch UBND Thị trấn đã giao trách nhiệm cụ thể cho lực lượng công an, tổ bảo vệ dân phố nếu để tái lấn chiếm sẽ có hình thức kỷ luật người đứng đầu.
Chủ tịch UBND thị trấn Bút Sơn Lê Hồng Sơn cho biết: UBND thị trấn Bút Sơn đã thành lập Tổ Quản lý trật tự đô thị do Phó Chủ tịch UBND thị trấn làm tổ trưởng, các thành viên gồm có công an, quân sự, tư pháp. Trưởng các khu phố trên địa bàn tham gia phối hợp để ra quân xử lý vi phạm với phương châm giải tỏa đến đâu quản lý chặt chẽ đến đó, không để tái phạm, lấn chiếm hành lang đã được giải tỏa, huy động, tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT, trật tự xây dựng trên địa bàn, phổ biến, quán triệt đến từng người dân, cán bộ, công chức, người lao động. Đặc biệt sẽ gắn trách nhiệm cá nhân và người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT.
Trưởng phố Đạo Sơn, Thị trấn Bút Sơn Lê Văn Bảy, cho biết: Với cương vị là trưởng phố, tôi ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ vững ANTT, ATGT trong khu phố. Phố Đạo Sơn đã thành lập 4 tổ an ninh – trật tự thường xuyên tuần tra, canh gác, đồng thời vận động Nhân dân trong phố tự giác tháo dỡ, di dời công trình, vật kiến trúc vi phạm ra khỏi lòng đường, hè phố, hành lang giao thông…
Video đang HOT
Ông Lê Văn Bảy, Trưởng phố Đạo Sơn, Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa vận động, tuyên truyền người dân không vi phạm quy định về trật tự ATGT
Tại các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, người đứng đầu chính quyền các cấp cũng đã ban hành văn bản yêu cầu trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu UBND, lực lượng công an, kiểm tra quy tắc trong triển khai các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT. Đồng thời nêu rõ hình thức xử lý trách nhiệm, đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo.
Việc quy định rõ người, rõ việc đã làm thay đổi cách xử lý các vấn đề liên quan đến công tác xử lý, giải tỏa vi phạm hành lang ATGT của người đứng đầu các lực lượng chức năng ở địa phương.
Là địa bàn giáp ranh với 2 phường thuộc TP Thanh Hóa và 5 xã thuộc huyện Quảng Xương, Thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) có Quốc lộ 1A chạy qua, vì vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông… Lãnh đạo thị trấn đã chỉ đạo tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát các tuyến đường, địa bàn, nhất là những địa điểm thường xảy ra tai nạn giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chủ tịch UBND Thị trấn Tân Phong Nguyễn Trọng Trung chia sẻ: Cấp ủy, chính quyền địa phương xác định công tác bảo đảm trật tự, ATGT là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, cần phải huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân tham gia.
Thời gian qua công tác bảo đảm trật tự ATGT và khắc phục ùn tắc giao thông đã đạt được nhiều kết quả tích cực, ý thức tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự ATGT của người tham gia giao thông có chuyển biến hơn. Đảng ủy, UBND thị trấn đã kiện toàn Đội quản lý trật tự xây dựng hành lang ATGT, tập trung giải tỏa các điểm chợ cóc, chợ tạm; tham mưu với UBND huyện các giải pháp để mở rộng hành lang giao thông; triển khai khảo sát lắp hệ thống camera an ninh tại 96 ngã ba, ngã tư, nút giao cắt vào đầu tháng 4-2021…
Những giải pháp này hi vọng sẽ góp phần xây dựng thị trấn sớm trở thành đô thị văn minh, xứng tầm huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế – xã hội của huyện.
Trên thực tế, việc triển khai, thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT có đem lại kết quả khả quan hay không phụ thuộc nhiều vào tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu. Nhiệm vụ này đòi hỏi người đứng đầu phải nâng cao trách nhiệm, quyết liệt chỉ đạo, thường xuyên duy trì các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT; đồng thời tăng cường xử lý vi phạm, tạo tính răn đe nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác đảm bảo trật tự ATGT.
Ngành Công Thương Bắc Ninh nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam
Ngày 15/3/2021, triển khai chương trình công tác do Bộ Công Thương phát động, Sở Công Thương Bắc Ninh đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm với chủ đề "Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới"...
Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2011), sau hơn 10 năm thực thi, Luật cơ bản đã đi vào cuộc sống, góp phần tạo dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh cho cả người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam - 15/3 được tổ chức hàng năm đem lại hiệu quả thiết thực đặc biệt là trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng ; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương, năm 2021, Sở Công Thương Bắc Ninh đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2021 với chủ đề "Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới" do Bộ Công Thương phát động, thông qua các hình thức như: sản xuất phóng sự, treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến với nội dung liên quan đến Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Với các thông điệp: "Ngày 15 tháng 3 - Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam", "Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội", "Hãy tiêu dùng hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng", "Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bền vững", "18006836- Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng miễn phí trên toàn quốc"...)...
Bên cạnh đó một số siêu thị, cơ sở kinh doanh thương mại đã tổ chức các hoạt động tri ân người tiêu dùng thông qua các hình thức khuyến mãi, giảm giá hàng hoá, dịch vụ...
Các hoạt động này sẽ góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng quyền của người tiêu dùng của các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại; đồng thời, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh, ý thức chủ động bảo vệ bản thân của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch, mua bán hàng hóa và nâng cao trách nhiệm, khuyến khích sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số hình ảnh tuyên truyền hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2021 tại Bắc Ninh.
Một số hình ảnh tuyên truyền hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2021 tại Bắc Ninh
Một số hình ảnh tuyên truyền hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2021 tại Bắc Ninh
Một số hình ảnh tuyên truyền hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2021 tại Bắc Ninh
Hà Nội: Sẵn sàng phát triển chính quyền số và DN công nghệ số mang tầm quốc tế Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hà Nội vừa trình UBND thành phố Hà Nội Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có...